Câu 1. Bào quan nào sau đây có cấu trúc màng kép ?
A. Hệ thống Gôn gi . B. Lục lạp.
C. lưới nội chất. D. Lizôxom.
Câu 2. Cấu trúc nào sau đây chung cho cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ?
A. Ribôxôm, màng sinh chất B. Nhân. màng sinh chất
C. Tế bào chất, màng sinh chất .. D. Ribôxôm, nhân.
Câu 3. Khi nói về cấu trúc ADN, đặc điểm nào cho dưới đây chỉ có ở ADN của tế bào nhân thực ?
A . Đơn phân là nucleotit . B. Có cấu trúc xoắn.
C. Có cấu trúc mạch vòng . D. Có cấu trúc mạch thẳng, khối lượng lớn
Câu 4. ADN trong tế bào chất của tế bào nhân thực tồn tại ở
A. ribôxôm, bào tương. B. ribôxôm, lưới nội chất.
C. ti thể, lục lạp. D. Gôn gi, lizoxom.
Câu 5. Điều nào sau đây không phải là chức năng chủ yếu của ATP ?
A. Tổng hợp các chất. B. Phân giải các chất đơn giản.
C. Sinh công cơ học. D. vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Câu 6. Các chất hoạt hóa và các chất ức chế điều khiển hoạt tính của enzim có tác dụng chủ yếu
A. tăng cường quá trình tổng hợp các chất.
B. kích thích quá trình giải phóng năng lượng.
C. kìm hãm quá trình giải phóng năng lượng.
D. điều hòa chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Câu 7. Một chất tan trong nước được vận chuyển thụ động bằng khuếch tán phụ thuộc chủ yếu vào
A. nồng độ chất tan và cấu trúc của prôtêin thụ thể trên màng
B. nồng độ chất tan và trạng thái năng lượng của tế bào.
C. nồng độ và bản chất hóa học của chất tan.
D. nồng độ chất tan và cấu trúc của prôtêin xuyên màng.
Câu 8. Cấu trúc nào sau đây chỉ có trong tế bào vi khuẩn mà không có trong tế bào động vật.
A. Thành tế bào màng sinh chất. B. Màng sinh chất, ribôxôm .
C. Ribôxôm.thành tế bào. D. Thành tế bào, ADN vòng.
Câu 9. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về hô hấp tế bào ?
A. Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống, Trong đó các chất hữu cơ mà chủ yếu là carbon hidrrat bị phân giải thành CO2 , H2O và ATP.
B. Quá trình đường phân xảy ra trong bào tương.
C. Quá trình đường phân giải phóng 6 ATP từ 1 glucôzơ.
D. Chu trình Crep xảy ra trong chất nền của ti thể .
---------------------------------------------------------------
1. Đơn vị cơ bản của thế giới sống là
A. tế bào. B. quần thể. C. cơ thể. D. loài.
2. Thế giới sống được tổ chức theo các cấp độ từ thấp đến cao là
A. tế bào [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] cơ thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] loài [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần xã [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] hệ sinh thái - sinh quyển.
B. tế bào [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] cơ thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] loài [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần xã [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] hệ sinh thái - sinh quyển.
C. tế bào [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] cơ thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần xã [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] loài [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần thể[FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] hệ sinh thái - sinh quyển.
D. tế bào [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] cơ thể [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] loài [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] quần xã [FONT="][FONT="]"[/FONT][/FONT] hệ sinh thái - sinh quyển.
3. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của sự sống vì
A. mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. B. có các đặc điểm đặc trưng của sự sống.
C. tế bào có nhiều bào quan với những chức năng quan trọng. D. tất cả các tế bào đều có cấu tạo cơ bản giống nhau.
4. Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng có chung đặc điểm là
A. đều được cấu tạo từ tế bào. B. đều có khả năng sinh sản.
C. đều có khả năng trao đổi chất. D. đều có khả năng hô hấp.
5. Cấp tổ chức cao nhất của thế giới sống là
A. sinh quyển. B. quần thể. C. quần xã. D. tế bào.
6. Giới sinh vật là
A. đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
B. đơn vị phân loại nhỏ nhất. C. hệ thống phân loại 5 giới. D. Hệ thống phân loại của thế giới sống.
7. Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là
A. tế bào nhân sơ. B. tế bào nhân thực. C. cơ thể đa bào D. sống hoại sinh.
8. Các sinh vật có đặc điểm như: tế bào nhân thực; cơ thể đa bào, dinh dưỡng tự dưỡng, sống cố định thuộc giới nào?
A. Giới thực vật. B. Giới khởi sinh. C. Giới nguyên sinh. D. Giới động vật.
9. Nấm men, nấm sợi thuộc giới nào?
A. Giới nấm. B. Giới khởi sinh. C. Giới thực vật. D. Giới nguyên sinh.
10. Nấm nhầy thuộc giới gì?
A. Giới nguyên sinh. B. Giới nấm C. Giới khởi sinh. D. Giới thực vật.
11. Những giới sinh vật nào thuộc sinh vật nhân thực?
A. Giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
C. Giới thực vật, giới động vật, giới khởi sinh.
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm.
12. Đặc điểm nào dưới đây không phải là của giới thực vật?
A. Có lối sống dị dưỡng
B. Tự dưỡng theo lối quang tổng hợp
C. Sống cố định
D. Cảm ứng chậm trước tác dụng môi trường
13. Nguồn gốc phát sinh các ngành thực vật là
A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ B. nấm đa bào
C. động vật nguyên sinh D.vi sinh vật cổ
14. Một đặc điểm chung của giới nấm là
A. thành tế bào có kitin.
B. thành tế bào có glucôzơ - prôtêin.
C. thành tế bào có cutin
D. thành tế bào có xenlulôzơ
15. Sự khác biệt cơ bản giữa giới nấm và giới thực vật là
A. giới nấm sống dị dưỡng, giới thực vật sống tự dưỡng.
B. giới nấm thành tế bào không có kitin, giới thực vật thành tế bào có xenlulozơ
C. giới nấm sống tự dưỡng, giới thực vật sống dị dưỡng.
D. giới nấm gồm những sinh vật nhân sơ, giới thực vật gồm những sinh vật nhân thực.
16. Địa y là tổ chức cộng sinh giữa nấm với sinh vật nào sau đây?
A. Tảo hoặc vi khuẩn lam B. Động vật nguyên sinh C. Nấm nhày
D.Vi khuẩn lam hoặc động vật nguyên sinh
17. Nguồn gốc phát sinh các ngành thực vật là
A. tảo lục đơn bào nguyên thuỷ B. nấm đa bào C. động vật nguyên sinh D.vi sinh vật cổ
18. Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào khôngđược xếp cùng giới với các sinh vật còn lại?
A. Nấm nhầy B. Nấm ăn C. Nấm mốc D. Nấm men