Đáp án Câu 7 ( ý 2 )
Ý nghĩa cách mạng tháng 8 :
-Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỉ tại Việt Nam
-Chấm dứt sự tồn tại chế độ quân chuyên chế hơn 1000 năm
-Khẳng định vị thế lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc
Bao gồm những ý của các bạn nữa
Có vẻ như mình đã có danh sách những bạn nhanh và đúng nhất rồi đây
À cả 5 bạn tích cực nhất nữa chứ ( đến tận giờ vẫn onl để trả lời câu hỏi của mình luôn , cảm ơn các bạn nhiều !)
Rồi đây sẽ là câu cuối cùng và và cũng là câu nhiều điểm nhất hôm nay !
Câu 8 Nêu những hiểu biết của bạn về cách mạng tháng 8 .
Thời gian từ bây giờ đến 8h30 ngày mai nên các bạn cứ thong thả nhé , để lấy sức viết tiếp nào
Chắc hẳn các bạn thắc mắc 1 số câu vẫn chưa có đáp án đúng không nào
Ngày mai mình sẽ tổng kết lại một lượt nha
Cảm ơn các bạn đã đọc , chúc ngủ ngon nha , hẹn gặp lại mọi người vào ngày mai !!!!
Từ 1930, khi được thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định vai trò của văn hóa như là một bộ phận của cuộc cách mạng xã hội mà người đảng viên phải hoạt động. Trong điều kiện lịch sử ấy, lại là một nội dung trong một tài liệu mang tính cương lĩnh, văn bản này chưa có điều kiện để nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, các phương thức của hoạt động văn hóa và điểm mấu chốt trong quan niệm của Đảng lúc này là vẫn nhìn nhận, đánh giá sự đóng góp của văn hóa đối với quá trình phát triển xã hội từ góc nhìn ý thức hệ. Điều này được thể hiện rất rõ trong khi chỉ đạo các phong trào cách mạng sau đó. Từ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931 cho đến thời kỳ Mặt trận Bình Dân 1936-1939, về phương diện văn hóa, quan điểm của Đảng Cộng sản lộ rõ xu hướng đánh giá cao những giá trị thực tiễn, trước mắt của các giá trị văn hóa, phong trào văn hóa, tổ chức văn hóa, các nhà hoạt động văn hóa, nếu như các hoạt động ấy đều tập trung cho sự nghiệp đấu tranh với đế quốc phong kiến, khơi dậy thái độ phản kháng của quần chúng nhân dân, tập trung cho cuộc cách mạng xã hội nhằm đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc. Đến những năm tiền khởi nghĩa, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn, thiết thực hơn. Nói cho công bằng thì từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, thiết lập chế độ cai trị của Nhật trên toàn cõi Đông Dương thì lý thuyết Đại Đông Á không phải không có những ảnh hưởng đến tâm thế xã hội, đến những xu hướng văn hóa-xã hội khác nhau của các phong trào văn hóa. Trong thực tiễn, bên cạnh những nhận thức đúng và đủ về chính sách văn hóa chính thống, không ít nhà tư tưởng, nhà hoạt động văn hóa vẫn còn có những mơ hồ, lệch lạc trước những chính sách văn hóa và triển vọng của văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy
Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 do đồng chí Trường Chinh với tư cách là Tổng Bí thư của Đảng khởi thảo, đã thể hiện khá đầy đủ quan niệm của Đảng về vai trò của văn hóa đối với cuộc cách mạng giải phóng. Mục tiêu cứu quốc được đặt ra đầu tiên và gần như xuyên suốt bản
Đề cương văn hóa 1943, tư tưởng cứu quốc, cương lĩnh của một nền văn hóa cứu quốc được xác định, lý giải, yêu cầu gắn liền với cuộc cách mạng xã hội. Tình hình chính trị, xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trên lĩnh vực văn hóa, nhiều xu hướng khác nhau đang chi phối đời sống tinh thần của dân tộc. Nhiều người phân vân trước học thuyết Đại Đông Á của Nhật, không ít người đã lầm tưởng rằng, đây chính là một cơ hội để văn hóa Việt Nam phục hưng, do được hưởng lợi từ quan niệm “đồng chủng đồng văn” của người Nhật, được “trở về” với nguồn gốc Á đông sau một thời gian dài bị nô dịch bởi người Pháp. Những tư tưởng triết học của phương tây được giới thiệu ở Việt Nam lúc này như triết học Đêcác, Berson, Căng, Nitsơ cũng đang có nguy cơ gây lạc đường cho nhiều trí thức trẻ chán ghét những tư tưởng cũ nhưng chưa tìm ra được hướng đi mới cho đời mình. Xu hướng nệ cổ, xu hướng cực đoan trong học thuật, những bế tắc của văn chương…(chủ nghĩa lãng mạn đã đi vào bế tắc, chủ nghĩa hiện thực đã đi đến giai đoạn cuối của nó và dần lộ ra những dấu hiệu không còn tính chiến đấu mạnh mẽ như giai đoạn đầu và những năm 36-39) tạo ra một không khí ngột ngạt, bế tắc trong đời sống tinh thần. Trong “đêm trước của cuộc cách mạng”, bản
Đề cương văn hóa Việt Nam mà chúng ta hay gọi là
Đề cương văn hóa 1943 ra đời đã đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. Với
Đề cương văn hóa Việt Nam, lần đầu tiên Đảng Cộng sản đưa ra một cương lĩnh văn hóa, mà ở đó nội dung, tính chất, tổ chức, định hướng phát triển của một cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lai của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành công.
Đề cương văn hóa Việt Nam, vì vậy, có tác dụng định hướng cả về hướng đi, cách thức xây dựng và hoạt động nên nó có tác dụng lâu dài với cách mạng Việt Nam.Vì trong điều kiện hoạt động bí mật, bản
Đề cương dù sao cũng mới chỉ dừng lại ở những định hướng lớn, những nguyên tắc mang tính chất nền tảng, nhiều vấn đề cũng mới chỉ được nêu ra ở những định hướng lớn mà chưa có điều kiện đi sâu vào những nội dung cụ thể, những quan hệ phức tạp trong nội hàm khái niệm. Sau khi cách mạng thành công, đồng chí Trường Chinh đã viết một bài tiểu luận dài có nhan đề
Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc này và báo cáo
Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam nhằm giải thích rõ hơn nhiều vấn đề trước đó
Đề cương chưa có điều kiện làm rõ. Sở dĩ phải nói thêm như vậy, vì thứ nhất, do tính chất ngắn gọn của
Đề cương, nhiều vấn đề chưa được cụ thể, nhiều định hướng chưa có dịp trình bày chi tiết và cũng có cả những vấn đề chưa được nói tới. Ở những văn bản sau này, tác giả của
Đề cương đã trình bày kỹ hơn, giải thích rõ thêm nhiều nội dung của
Đề cương, nhưng ở trong bài viết này, chúng tôi vì tôn trọng tính lịch sử của văn bản, sẽ không mở rộng, bàn thêm, bàn ra ngoài những điều đã được nói tới, cho dù những điều đó hoàn toàn có logic về mặt nội dung khoa học, về sự liền mạch của tư tưởng và trên thực tế, những gợi mở, đề xuất đầu tiên này đã được triển khai, vận dụng trong suốt chiều dài vận động của văn hóa Việt Nam từ bấy đến nay. Thêm nữa, sau khi chính quyền đã thuộc về nhân dân, Đảng Cộng sản đã thực hiện quyền lãnh đạo của mình nên đã phát triển thêm nhiều nội dung mà
Đề cương chỉ mới đề cập đến mà chưa có sự luận giải hoặc luận giải chưa thuyết phục. Sự nhất quán của quan điểm chỉ đạo ở trong mấy văn bản này là điều dễ nhận thấy và những nguyên tắc về một nền văn hóa thuộc về tương lai, tầm nhìn và sự minh triết của nó đã đặt nền tảng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam từ bấy đến nay là sự thực lịch sử không thể không thừa nhận.
Nguồn Google