[Sinh] Câu hỏi trắc nghiệm

C

chauta123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho hỏi câu này nha mấy bạn:
Bản chất sâu xa của sự di truyền độc lập theo quan điểm của Menden là...
A. Sự phân ly và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền
B. Nội dung cơ bản của thuyết giao tử thuần khiết
C. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các tính trạng
D. Sự vận động của vật chất di truyền trong giảm phân và thụ tinh

Mình nghĩ là câu B. Ko bít đúng ko nữa. hix.
 
T

trihoa2112_yds

Đáp án đúng là câu A đó các bạn. Bản chất của quy luật phân li độc lập là sự phân li và tổ hơp tự do của các NST ( mà Menden gọi là nhân tố di truyền) trong quá trình phát sinh giao tử. Câu này mình thuộc nằm lòng và hình như nó ghi rõ ràng trong SGK vậy mà, lâu không cầm cũng không nhớ nó ở chổ nào nữa.
 
T

thuhien248

ưk.theo mìh cũg là A nhưng theo mìh nhân tố di truyền ở đây là gen chứ k phải NST đâu bạn...????....
hjhjjjj....
:Mhi: K CÓ GÌ LÀ KHÓ TƯỞNG TƯỢNG :Mhi::Mhi:
 
M

marucohamhoc

theo mình câu A đúng, vì hình như mấy khái niệm tính trạng, giao tư, rồi giảm phân, thụ tinh, vv ...là các khái niệm mới có của sinh học hiện đại thôi bạn ạ, còn thời của Menđen thì chưa có khái niệm ấy, và lúc mới phat hiện ra thì ông đặt tên cho cái mà ta biết là gen bây giờ( nằm trên NST) là nhân tố di truyền
qua thực nghiệm nhiều lần trên cây đậu Hà Lan và quan sát sự di truyền các đặc điểm của cây thì Menđen đã lập bảng thống kê, tính toán và rút ra kết luận là các định luật phân li, và phân li độc lập
 
T

thanhdat93

Đáp án đúng là câu A đó các bạn. Bản chất của quy luật phân li độc lập là sự phân li và tổ hơp tự do của các NST ( mà Menden gọi là nhân tố di truyền) trong quá trình phát sinh giao tử. Câu này mình thuộc nằm lòng và hình như nó ghi rõ ràng trong SGK vậy mà, lâu không cầm cũng không nhớ nó ở chổ nào nữa.
Bạn tự tin quá nhỉ! Theo mình câu này đáp án đúng phải là đáp án B. Ông menđen giải thích cho các định luật của ông ấy bằng giả thiết giao tử thuần khiết.
 
B

benhoxinhyeu

mấy bn! theo tớ nghĩ đáp án cuối cùng là A đó! vì C là sai hoàn toàn ùi còn j! vì papa mama chỉ truyền cho con cái những alen quy định tính trạng chứ ko phải là di truyền tinh trạng! D thỳ cũng ko đúng ùi! còn B thỳ ko byt giải thích sao! nhưng theo tớ nghĩ A là đúng nhất! còn mọi người nghĩ sao??
 
T

thanhdat93

Cho hỏi câu này nha mấy bạn:
Bản chất sâu xa của sự di truyền độc lập theo quan điểm của Menden là...
A. Sự phân ly và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền
B. Nội dung cơ bản của thuyết giao tử thuần khiết
C. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các tính trạng
D. Sự vận động của vật chất di truyền trong giảm phân và thụ tinh

Mình nghĩ là câu B. Ko bít đúng ko nữa. hix.
Theo quan niệm của Menđen thì:
- Chỉ có các nhân tố di truyền chứ không có các tính trạng (tính trạng là theo quan niệm hiện đại) \Rightarrow Đáp án C loại
- Đáp án D chưa đầy đủ vì chưa chỉ được rõ bản chất của quy luật phân li độc lập. Nói đến sự vận động của vật chất di truyền trong giảm phân và thụ tinh, Menđen còn có quy luật phân li nữa ... \Rightarrow Đáp án D loại
- Quy luật phân li độc lập được phát biểu như sau: Trong quá trình phát sinh giao tử, các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li và tổ hợp tự do(theo trí nhớ của mình, có chỗ nào thiếu sót thì bổ xung nha). Đây chính là nội dung của đáp án A. Đáp án A là định nghĩa của quy luật phân li độc lập chứ k phải là bản chất sâu xa ... \Rightarrow Đáp án A chưa chính xác
- Giả thiết giao tử thuần khiết của Menđen có thể tạm hiểu theo cách nói hiện đại như sau: Các alen của bố mẹ tồn tại trong cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hòa trộn vào với nhau. (Chú ý: Menđen dùng giả thiết giao tử thuần khiết để giải thích các định luật của mình) \RightarrowĐáp án B là đáp án chính xác nhất


sorry, mình xoá 1 phần bài viết của abnj vì nó mang nội dung quảng cáo! chú ý lần sau nhé :D
 
Last edited by a moderator:
T

trihoa2112_yds

Định luật đồng tính F1
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính
Định luật phân tính F2
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Mendel giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền gen quy định cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Từ đó ông phát hiện ra quy luật phân li với nội dung: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Một trường hợp khác thí nghiệm Mendel là cơ thể lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. Còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.
Định luật phân li độc lập
Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích thế hệ lai, Mendel đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng.
Khi lai hai bố một khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện những kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp
Mendel đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập. Nội dung là: "Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử".
Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

(từ điển sinh học)
 
B

benhoxinhyeu

hỳ! tek cuối cùng là ý A đúng ùi! cac đáp án kia sai toét đúng ko nhỉ?^^ hix! cái này tranh cãi nhìu làm mod bên moon phải lặn lội sang tận đây khổ ghê để có đáp án ý B! hix! tek chốt hạ! benho vẫn thây A là đúng nhứt! mấy mod ui! lananh ui! băng ui và cac mod ui! ghé lại pic này xem đi! đáp án nào đung nhỉ? chăc quyển từ điển sinh học là ko sai ùi^^
 
T

thanhdat93

Định luật đồng tính F1
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính
Định luật phân tính F2
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Mendel giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền gen quy định cặp tính trạng tương phản thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Từ đó ông phát hiện ra quy luật phân li với nội dung: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
Một trường hợp khác thí nghiệm Mendel là cơ thể lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ. Còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.
Định luật phân li độc lập
Bằng thí nghiệm lai hai cặp tính trạng theo phương pháp phân tích thế hệ lai, Mendel đã phát hiện ra sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng.
Khi lai hai bố một khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của P, làm xuất hiện những kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp
Mendel đã giải thích sự phân li độc lập của các cặp tính trạng bằng quy luật phân li độc lập. Nội dung là: "Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử".
Sự phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp tự do của chúng trong quá trình thụ tinh là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.

(từ điển sinh học)
Khoái lắm :)), lâu lắm mới có dịp cãi nhau to như thế này :)). Ừ, được rồi, sẽ làm ra ngọn ra ngành. Bạn nào bảo vệ đáp án A thì hãy lên tiếng bảo vệ đi chứ, lấy dẫn chứng ra rồi ... Đọc kĩ nha, bản chất sâu xa. :D
 
J

junior1102

^^ đại bác ^^

có thể dựa theo phương pháp loại trừ để trả lời câu này .

Loại ngay phương án C vì theo mình biết khi xét về di truyền ,người ta chỉ xét về kiểu gen ,vì kiểu gen quy định kiểu hình .Do đó câu trả lời "Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các tính trạng " này là sai ngay về mặt bản chất di truyền .

Câu D quá mập mờ và tổng quát .

chỉ còn lại câu A và câu B ,tại sao A đúng B sai ?
Thuyết giao tử thuần khiết chỉ là điều kiện cần cho việc nghiên cứu về thuyết phân ly độc lập của menden ,và thực tế thì thuyết giao tử thuần khiết cũng là 1 phần của sự phân ly và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền .
 
T

trihoa2112_yds

Bản chất sâu xa ở đây chính là cơ sở tế bào dùng để giải thích. Chứ hiểu sao nữa mà bảo nhấn mạnh. Câu hỏi này từng nằm trong một đề ĐH rồi. Năm bao nhiêu thì mình không nhớ. Ngoài ra, trươc khi đi thi DH làm một lốc đề mấy câu dạng thế này xếp dài. Chưa bao giờ thấy đêm thuyết giao tử thuần khiết ra giải thích bao giờ. Muốn giải thích thì phải có cơ sở. Cơ sở tế bào học.

Mình đưa lên đây một ít kiến thức:
- Nội dung của quy luật (theo thuật ngữ DTH hiện đại):
Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
- CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUY LUẬT PHÂN LI:
* Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng.
* Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử, dẫn đến sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh, dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các alen tương ứng.
 
Last edited by a moderator:
T

thanhdat93

Bản chất sâu xa ở đây chính là cơ sở tế bào dùng để giải thích. Chứ hiểu sao nữa mà bảo nhấn mạnh. Câu hỏi này từng nằm trong một đề ĐH rồi. Năm bao nhiêu thì mình không nhớ. Ngoài ra, trươc khi đi thi DH làm một lốc đề mấy câu dạng thế này xếp dài. Chưa bao giờ thấy đêm thuyết giao tử thuần khiết ra giải thích bao giờ. Muốn giải thích thì phải có cơ sở. Cơ sở tế bào học.

Mình đưa lên đây một ít kiến thức:
- Nội dung của quy luật (theo thuật ngữ DTH hiện đại):
Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.
- CƠ SỞ TẾ BÀO HỌC CỦA QUY LUẬT PHÂN LI:
* Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng.
* Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử, dẫn đến sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh, dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các alen tương ứng.
Tớ công nhận là câu A k sai. Nhưng tớ vẫn tin vào câu B hơn. Bạn còn nhớ đáp án câu này chứ? (trong đề thi đh, xem qua chắc là nhớ đáp án). Còn cái định luật phân li độc lập kia tớ học thuộc lòng từ lớp 9 rồi :D. Tớ sang bên moon hỏi lại cho chắc ăn, ở bên đó, ai cũng trả lời là đáp án B. Tớ tin tớ k sai ;)). Mà tớ thấy bạn cũng "khủng" phết đó, muốn chơi với bạn vài ván :D.
 
T

trihoa2112_yds

Mình ôn thi đại học tranh cãi với cô dạy suốt, nhưng lần nào cũng bị cô hạ đo ván, đây là một bài như thế.
Đáp án thì là thế, sai hay không thì quan trọng ta hiểu câu bản chất là thế nào thôi, nếu thực sự cần thì mình sẽ hỏi thêm các giáo viên. Còn không thì tìm thêm tài liệu học.
Khái niệm giao tử thuần khiết menden không hề dùng giải thích mà ông đưa ra nó là một thuyết sơ khai và hiện đại cũng cố lại thôi, còn giờ họ có đem ra giải thích thay cho cơ sở tế bào học hay không thì mình xin xem lại.
 
T

thanhdat93

Mình ôn thi đại học tranh cãi với cô dạy suốt, nhưng lần nào cũng bị cô hạ đo ván, đây là một bài như thế.
Đáp án thì là thế, sai hay không thì quan trọng ta hiểu câu bản chất là thế nào thôi, nếu thực sự cần thì mình sẽ hỏi thêm các giáo viên. Còn không thì tìm thêm tài liệu học.
Khái niệm giao tử thuần khiết menden không hề dùng giải thích mà ông đưa ra nó là một thuyết sơ khai và hiện đại cũng cố lại thôi, còn giờ họ có đem ra giải thích thay cho cơ sở tế bào học hay không thì mình xin xem lại.
Rất hay! Càng ngày càng thích cậu rồi đó :)). Chả mấy khi gặp được cao thủ như thế này. Nói thật, thấy bạn trên này tớ thấy rất khó chịu. Vì tớ vẫn thấy mình kém cỏi hơn bạn :)). Cao thủ! Khâm phục! Từ giờ có mục tiêu để thi đua rồi. Hehe
 
T

trihoa2112_yds

Kiến thức đừng nhìn mặt bạn à! Giỏi cách mấy cũng có thể sai bình thường thôi mà. Huống chi mình chỉ là một thằng vô danh tiểu tốt, sai là chuyện bình thương. Tuy nhiên với câu trên thì mình vẫn bảo vệ, mình chưa thấy được cái sai, nếu sai thì mình xin gỡ mũ chào xin hàng thôi.

Giờ mình quay lại vấn đề. Quy luật di truyền độc lập menden có bản chất là thuyết giao tử thuần khiết. Vậy chúng ta đặt suy nghĩ thuyết giao tử thuần khiết có trong quy luật di truyền liên kết của moocgan không. Một vấn đề chung một thuyết nền móng cho kiến thức di truyền, thử hỏi nó có thể là bản chất của một vấn đề riêng được không. Nếu bản chất của phân li độc lập là một vấn đề chung và là kiến thức tổng quát như vậy thì không có cơ hội cho moocgan tìm ra quy luật mới trên con ruồi giấm.
Các bạn thử suy nghĩ rồi cho ý kiến xem sao ?????????????
 
A

anhvodoi94

Hỡi các cao thủ hãy bình tĩnh ! Theo kiến thức em đã được học thì em vồ luôn đáp án :
A. Sự phân ly và tổ hợp tự do của các nhân tố di truyền
Có thể nói đây là 1 đáp án đầy đủ và chính xác nhất trong các đáp án ! còn đáp án B không sai nhưng vẫn chưa thể hiện rõ được '' bản chất '' của sự di truyền độc lập .
Còn nếu về kiến thức chắc em không bằng các anh chị nhưng em tin rằng mình sẽ tiến bộ nhiều trong tương lai !!!
Try best !
 
M

marucohamhoc

hihi, " vồ luôn" à, nghe như săn thú ấy nhỉ
tớ cũng đồng ý đáp án A, vì mấy cái B, C, D kia nó nói theo sinh học hiện đại mừ, thời ấy làm gì co mấy cáiá mấy khái niệm đó đâu
nói chung là maru vẫn giữ ý kiến ban đầu là A đúng
bạn thanhdat chỉ giúp nó sai ở đâu được ko ?
hì, thanks bạn trước nhá
 
T

thanhdat93

hihi, " vồ luôn" à, nghe như săn thú ấy nhỉ
tớ cũng đồng ý đáp án A, vì mấy cái B, C, D kia nó nói theo sinh học hiện đại mừ, thời ấy làm gì co mấy cáiá mấy khái niệm đó đâu
nói chung là maru vẫn giữ ý kiến ban đầu là A đúng
bạn thanhdat chỉ giúp nó sai ở đâu được ko ?
hì, thanks bạn trước nhá
Bạn ơi, câu B là theo cổ điển cua Menđen mà, giả thiết giao tử thuần khiết là do ông Menđen đưa ra từ rất lâu rồi, chứ k phải là do sinh học hiện đại "phát biểu" như vậy đâu
 
T

trihoa2112_yds

Bạn ơi, câu B là theo cổ điển cua Menđen mà, giả thiết giao tử thuần khiết là do ông Menđen đưa ra từ rất lâu rồi, chứ k phải là do sinh học hiện đại "phát biểu" như vậy đâu
Đúng là menden đã phát biểu lên thuyết đó nhưng cái chúng ta học là do thuyết hiện đại phát triển lên, chứ ngày trước ông phát biểu là các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, độc lập và không có hiện tượng lai lẫn nhau.

Mình cũng nhớ ra một điều, menden đã dùng:

6. Quy luật thứ nhất (quy luật giao tử thuần khiết):
- Trong cơ thể các gen tồn tại theo từng đôi, khi tạo thành giao tử từng đôi gen phân li nhau và mỗi gen đi vào một giao tử. Sau khi 2 giao tử phối hợp nhau các gen tương ứng lại hợp thành từng đôi trong hợp tử.
Quy luật này áp dụng cho các sinh vật lưỡng bội (2n NST). Đối với các sinh vật đơn bội thì tỷ lệ phân li giống như lai phân tích.

Để giải thích cho quy luật thứ nhất của mình mang tên quy luật phân li.
Phiền bạn nên xem lại giúp.
 
Top Bottom