[sinh]bài tập về quá trình giảm phân tạo giao tử

N

nguyencatanhhung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Một TB có KG [TEX]\frac{AB}{ab}Dd[/TEX]khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
2) Một cơ thể có KG [TEX]\frac{AB}{ab}Dd[/TEX]khi giảm phân có trao đổi chéo xảy ra có thể cho tối đa mấy loại trứng?
Thanks
 
Last edited by a moderator:
U

uoc_mo_tot_bac

Câu này trong sách hướng dẫn ôn tốt nghiệp mà:
1. Có 2 tinh trùng. GP bình thường nghĩa là ko có hoán vị, do đó 1 tb có 1 cặp gen dị hợp trở lên thì đều cho kết quả là 2
2. Có 8 trứng. Một cơ thể có nhiều tb nên mỗi tb sẽ xảy ra 1 trường hợp và tối đa cho ra 8 trứng( vì có hoán vị gen), cũng giống như 3 cặp dị hợp: 2^3 =8.
 
C

cukhoaithui

Câu này trong sách hướng dẫn ôn tốt nghiệp mà:
1. Có 2 tinh trùng. GP bình thường nghĩa là ko có hoán vị, do đó 1 tb có 1 cặp gen dị hợp trở lên thì đều cho kết quả là 2
---> "Gp bình thường nghĩa là không có hoán vị" ---> ý này của bạn xin hỏi là ý kiến cá nhân bạn rút ra từ quá trình học hay là SGK nói ?? Vì theo ý riêng tui thì điều đó hơi bị "thiếu thuyết phục" :| nếu nói quá trình GP bình thường là ko có HV (xét với TH các gen trên cùng 1 NST) thì nghĩa là xem hiện tượng HVG là dạng GP ko bình thường ---> Vậy là xếp hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatic trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu 1 GP là không bình thường ?? Vì nó chính là cơ sở của HVG mà . Xin bạn giải thích dùm thắc mắc này của tui he :)
----> Theo tui thì hiện tượng HVG trong các gen DT liên kết là hiện tượng GP hoàn toàn bình thường,vì cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG (tiếp hợp và trao đổi chéo 2 cromatic...) là 1 hiện tượng bình thường luôn có trong quá trình GP tạo giao tử ---> Chỉ khác là với những gen nào liên kết yếu (cách xa nhau) thì khả năng xảy ra HVG là cao hơn khả năng LK gen ---> nhưng cuối cùng thì HVG hay LK gen đều là 1 phần trong quá trình GP bình thường để tạo các giao tử bình thường (có KG đơn bội bình thường,có sức sống bình thường)
----> GP bình thường phân biệt với GP không bình thường (bị ĐB) ở đây theo tui là sự khác nhau về KG(khác về cấu trúc và số lượng trong bộ NST của giao tử) và sức sống của các loại giao tử đc tạo ra.
----> Lưu ý là HVG là hiện tượng góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp(tức là sự tổ hợp lại vật chất DT của bố mẹ theo 1 cách khác)---> góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của sinh vật
---> Trong trường hợp bài trên thì phải dựa thêm vào đáp án để có thể chọn đc đáp án đúng nhất.Ví dụ nếu trong các đáp án có đáp án là 2 hoặc 4 loại ,thì đó chính là đáp án đúng nhất (vì 2 loại ứng với TH LK gen hoàn toàn và 4 loại ứng với TH HVG) Nếu trong các đáp án không có đáp án nào như vậy mà chỉ có đáp án 2 loại,đáp án 4 loại...v.v... thì...hên xui b-( (nhưng có lẽ trong TH "éo le" đó thì tui sẽ đồng ý chọn theo ý kiến của bạn uoc_mo ---> liều ăn nhiều ...hoặc là...tiêu :D )
---> Đây là ý kiến cá nhân,mong nhận đc những ý kiến khác của các bạn ^^

P/S : xin nói thêm là mặc dù các dạng ĐB cấu trúc NST như lặp đoạn và mất đoạn có nguyên nhân từ sự tiếo hợp và trao đổi chéo của các cromatic trong kỳ đầu 1,nhưng đó là những trường hợp ĐB với xác suất thấp(nghĩa là không xảy ra thường trong các lần tiếp hợp và trao đổi chéo),ý tui muốn đề cập đến những trường hợp tiếp hợp và trao đổi chéo vẫn gây ra hiện tượng HVG nhưng không tạo ra các ĐB lặp đoạn hay mất đoạn ----> các giao tử tạo ra vẫn có KG bình thường(không mất hay thêm VCDT) và có khả năng thụ tinh bình thường
 
Last edited by a moderator:
C

ccmt19

Cái này phải nói về về cơ chế GP
Khẳng định đáp án chính xác là 2.
Vẽ ra sẽ đơn giản hơn, nhưng ai quan tâm thì chịu khó nhìn vậy:
- trc hết * 2 tạo NST kép trong cặp tg đồng: cặp tg đồng: AABB - aabb, cặp tg đồng DD - dd.
- GP I phá hủy dạng cặp tg đồng:
TH 1: AABB và DD đi về 1 phía
TH 2: AABB và dd đi về 1 phía
- GP 2 phá hủy dạng kép ( tg tự cơ chế NP):
TH 1: tạo 2 loại GT ABD và abd
TH 2: tạo 2 loại GT ABd và abD
vậy thực tế chỉ là 2.
không hơn không kém
còn như bạn cukhoaithui nói tức là có TĐC mình nghĩ nếu vẽ ra cũng sẽ... T_T
đề đáng ra không nên dùng câu này, nhưng nếu không nói thế thì làm sao để các bạn hiểu là chỉ tính LK mà vẫn còn hốt đc 1 đám cá vô lưới...
Khẳng định đáp án chuẩn. Nếu ts Hv ko đc nhấn mạnh, mà đặc biệt đề đã cho là bình thg` thì càng không nên tính HV.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyencatanhhung

AB và ab nằm trên cùng 1 NST, khi Gp bình thường cho 2 lọai giao tử
D và d thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau, khi giảm phân cho 2 lọai giao tử
vậy KG nói trên khi GP phải cho 4 lọai giao tử: ABD, ABd, abD, abd chứ sao lại chỉ có 2 giao tử???
 
M

maili

AB và ab nằm trên cùng 1 NST, khi Gp bình thường cho 2 lọai giao tử
D và d thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau, khi giảm phân cho 2 lọai giao tử
vậy KG nói trên khi GP phải cho 4 lọai giao tử: ABD, ABd, abD, abd chứ sao lại chỉ có 2 giao tử???
ý của bạn cũng giống như cukhoaithui, mình cũng nghĩ vậy, HVG vẫn được coi là giảm phân bình thường=> đáp án chính xác và duy nhất là 4 loại tinh trùng.
 
C

ccmt19

SAI!
4 là max không phải là min. 1 Tb cho ra 4 tinh trùng ( cơ chế GP ) nên dù cho 4 tt có KG khác nhau thì tối đa là 4 ( lúc này đề phải có thêm chữ tối đa mới giải thế)
Nói như các bạn thì bạn không phân biệt đc 1 TB & 1 cơ thể. Cơ chế của 1 TB khác 1 cơ thể. Như 1 bạn nào đó đã nói: Giả sử ra 4 vì lúc ấy có nhiều TB ( sinh tinh) cùng hoạt động.
Nói đơn giản là trong 1 TB thì cặp Dd chỉ có 1 cặp nên chỉ có 1 cách phân li, không thể cùng đi về bên này, lại đi về bên kia đc. Chính điều này mới phát sinh CT số cách sắp xếp trên mp xđ...
Các bạn đọc kĩ lại cách giải của mình rồi vẽ ra giấy sẽ hiểu.
cukhoaithui nói hoàn toàn theo hg khác, bạn ấy cho rằng có TĐC điều này trái với ý tưởng của đề.
Đs này hoàn toàn chuẩn với nhiều câu trên hocmai & đáp án của bộ, cũng đã đc CM thành chuẩn mực.
 
C

camdorac_likom

Cái này phải nói về về cơ chế GP
Khẳng định đáp án chính xác là 2.
Vẽ ra sẽ đơn giản hơn, nhưng ai quan tâm thì chịu khó nhìn vậy:
- trc hết * 2 tạo NST kép trong cặp tg đồng: cặp tg đồng: AABB - aabb, cặp tg đồng DD - dd.
- GP I phá hủy dạng cặp tg đồng:
TH 1: AABB và DD đi về 1 phía
TH 2: AABB và dd đi về 1 phía
- GP 2 phá hủy dạng kép ( tg tự cơ chế NP):
TH 1: tạo 2 loại GT ABD và abd
TH 2: tạo 2 loại GT ABd và abD
vậy thực tế chỉ là 2.
không hơn không kém
còn như bạn cukhoaithui nói tức là có TĐC mình nghĩ nếu vẽ ra cũng sẽ... T_T
đề đáng ra không nên dùng câu này, nhưng nếu không nói thế thì làm sao để các bạn hiểu là chỉ tính LK mà vẫn còn hốt đc 1 đám cá vô lưới...
Khẳng định đáp án chuẩn. Nếu ts Hv ko đc nhấn mạnh, mà đặc biệt đề đã cho là bình thg` thì càng không nên tính HV.

mọi người phải nhìn đúng cấp độ nhé. Ở đây là cấp độ 1 tế bào nên dù có xảy ra hoán vị gen cũng chỉ có 2 loại tinh trùng thôi. Trong bài toán lai thì do xét với số lượng cá thể lớn nên nếu không có hoán vị thì ta sẽ phải viết là có 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1 :1 :1 .
Nhưng mà theo tớ, Giảm phân bình thường là có hoán vị gen . Một quy trình trong giảmphân 1 kỳ đầu là " tiếp hợp và trao đổi chéo mà" , các cặp NST tương đôg ko tiếp hợp thì làm sao giảm phân được
 
C

ccmt19

thanks camdorac_likom, cuối cùng hiểu luôn TH có TĐC, thì ra chỉ có 1 cặp nên dù bị biến đổi thì cũng chỉ có cặp ấy còn lại & tiếp tục pb. Nên cặp ấy chỉ có 1 cách phân li . Tại tớ ngại nên đã dùng từ "bình thg`" để loại béng TH. Làm thế quả đã sai , thử làm ra mới thấy đơn giản.
 
M

maili

SAI!
4 là max không phải là min. 1 Tb cho ra 4 tinh trùng ( cơ chế GP ) nên dù cho 4 tt có KG khác nhau thì tối đa là 4 ( lúc này đề phải có thêm chữ tối đa mới giải thế)
Nói như các bạn thì bạn không phân biệt đc 1 TB & 1 cơ thể. Cơ chế của 1 TB khác 1 cơ thể. Như 1 bạn nào đó đã nói: Giả sử ra 4 vì lúc ấy có nhiều TB ( sinh tinh) cùng hoạt động.

Vì chỉ xét 1 TB nên mới có 4 loại, nếu là 1 cơ thể thì là 8 loại rồi.

Đs này hoàn toàn chuẩn với nhiều câu trên hocmai & đáp án của bộ, cũng đã đc CM thành chuẩn mực.

Bạn có thể gửi link cho mình ko, mình muốn xem thử. Thanks
 
C

ccmt19

cố chấp wá. Nếu cậu không nắm đc cơ chế thì tớ cũng chịu.
Câu này đã đc đưa ra nhiều & rất nhiều lần trên rum này rùi.
Cậu tự search nhá.
Cậu cũng có thể mua cuốn hg dẫn ôn thi TN của bộ, trong này có câu đó.
 
M

maili

1) Một TB có KG
latex.php
khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng?
Sau khi xem xét lại và cân nhắc, mình có những kết luận sau:
Nguyên văn bởi nguyencatanhhung
AB và ab nằm trên cùng 1 NST, khi Gp bình thường cho 2 lọai giao tử
D và d thuộc 2 cặp NST tương đồng khác nhau, khi giảm phân cho 2 lọai giao tử
vậy KG nói trên khi GP phải cho 4 lọai giao tử: ABD, ABd, abD, abd chứ sao lại chỉ có 2 giao tử???
ý của bạn cũng giống như cukhoaithui, mình cũng nghĩ vậy, HVG vẫn được coi là giảm phân bình thường=> đáp án chính xác và duy nhất là 4 loại tinh trùng.
Đọc kĩ lại mới thấy cách hiểu của bạn nguyencatanhhung là sai, ý của mình khác.
Theo tui thì hiện tượng HVG trong các gen DT liên kết là hiện tượng GP hoàn toàn bình thường,vì cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG (tiếp hợp và trao đổi chéo 2 cromatic...) là 1 hiện tượng bình thường luôn có trong quá trình GP tạo giao tử ---> Chỉ khác là với những gen nào liên kết yếu (cách xa nhau) thì khả năng xảy ra HVG là cao hơn khả năng LK gen ---> nhưng cuối cùng thì HVG hay LK gen đều là 1 phần trong quá trình GP bình thường để tạo các giao tử bình thường (có KG đơn bội bình thường,có sức sống bình thường)
Nhưng mà theo tớ, Giảm phân bình thường là có hoán vị gen . Một quy trình trong giảmphân 1 kỳ đầu là " tiếp hợp và trao đổi chéo mà" , các cặp NST tương đôg ko tiếp hợp thì làm sao giảm phân được
Mình cũng đồng ý: "giảm phân bình thường" ở đây là có thể xảy ra HVG hoặc ko xảy ra HVG.
Ở đây là cấp độ 1 tế bào nên dù có xảy ra hoán vị gen cũng chỉ có 2 loại tinh trùng thôi
Điều này là sai. Nếu có xảy ra HVG thì 1 TB có kiểu gen như thế khi giảm phân sẽ tạo ra 4 loại giao tử. Các bạn có thể thử vẽ ra.
Trong trường hợp bài trên thì phải dựa thêm vào đáp án để có thể chọn đc đáp án đúng nhất.Ví dụ nếu trong các đáp án có đáp án là 2 hoặc 4 loại ,thì đó chính là đáp án đúng nhất (vì 2 loại ứng với TH LK gen hoàn toàn và 4 loại ứng với TH HVG) Nếu trong các đáp án không có đáp án nào như vậy mà chỉ có đáp án 2 loại,đáp án 4 loại...v.v... thì...hên xui b-( (nhưng có lẽ trong TH "éo le" đó thì tui sẽ đồng ý chọn theo ý kiến của bạn uoc_mo ---> liều ăn nhiều ...hoặc là...tiêu :D )
---> Đây là ý kiến cá nhân,mong nhận đc những ý kiến khác của các bạn ^^
Vậy cuối cùng thì ý kiến của cukhoaithui vẫn đúng nhất.

-Nếu TB đó giảm phân ko có HVG (LKG hoàn toàn): 2 loại tinh trùng
-Nếu TB đó giảm phân có HVG: 4 loại tinh trùng

Giả sử có đáp án:
A:2
B:4
C:8
D:A hoặc B
=> thì chọn D


 
U

uoc_mo_tot_bac

---> "Gp bình thường nghĩa là không có hoán vị" ---> ý này của bạn xin hỏi là ý kiến cá nhân bạn rút ra từ quá trình học hay là SGK nói ?? Vì theo ý riêng tui thì điều đó hơi bị "thiếu thuyết phục" :| nếu nói quá trình GP bình thường là ko có HV (xét với TH các gen trên cùng 1 NST) thì nghĩa là xem hiện tượng HVG là dạng GP ko bình thường ---> Vậy là xếp hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatic trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu 1 GP là không bình thường ?? Vì nó chính là cơ sở của HVG mà . Xin bạn giải thích dùm thắc mắc này của tui he :)
----> Theo tui thì hiện tượng HVG trong các gen DT liên kết là hiện tượng GP hoàn toàn bình thường,vì cơ sở tế bào học của hiện tượng HVG (tiếp hợp và trao đổi chéo 2 cromatic...) là 1 hiện tượng bình thường luôn có trong quá trình GP tạo giao tử ---> Chỉ khác là với những gen nào liên kết yếu (cách xa nhau) thì khả năng xảy ra HVG là cao hơn khả năng LK gen ---> nhưng cuối cùng thì HVG hay LK gen đều là 1 phần trong quá trình GP bình thường để tạo các giao tử bình thường (có KG đơn bội bình thường,có sức sống bình thường)
----> GP bình thường phân biệt với GP không bình thường (bị ĐB) ở đây theo tui là sự khác nhau về KG(khác về cấu trúc và số lượng trong bộ NST của giao tử) và sức sống của các loại giao tử đc tạo ra.
----> Lưu ý là HVG là hiện tượng góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp(tức là sự tổ hợp lại vật chất DT của bố mẹ theo 1 cách khác)---> góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của sinh vật
---> Trong trường hợp bài trên thì phải dựa thêm vào đáp án để có thể chọn đc đáp án đúng nhất.Ví dụ nếu trong các đáp án có đáp án là 2 hoặc 4 loại ,thì đó chính là đáp án đúng nhất (vì 2 loại ứng với TH LK gen hoàn toàn và 4 loại ứng với TH HVG) Nếu trong các đáp án không có đáp án nào như vậy mà chỉ có đáp án 2 loại,đáp án 4 loại...v.v... thì...hên xui b-( (nhưng có lẽ trong TH "éo le" đó thì tui sẽ đồng ý chọn theo ý kiến của bạn uoc_mo ---> liều ăn nhiều ...hoặc là...tiêu :D )
---> Đây là ý kiến cá nhân,mong nhận đc những ý kiến khác của các bạn ^^

P/S : xin nói thêm là mặc dù các dạng ĐB cấu trúc NST như lặp đoạn và mất đoạn có nguyên nhân từ sự tiếo hợp và trao đổi chéo của các cromatic trong kỳ đầu 1,nhưng đó là những trường hợp ĐB với xác suất thấp(nghĩa là không xảy ra thường trong các lần tiếp hợp và trao đổi chéo),ý tui muốn đề cập đến những trường hợp tiếp hợp và trao đổi chéo vẫn gây ra hiện tượng HVG nhưng không tạo ra các ĐB lặp đoạn hay mất đoạn ----> các giao tử tạo ra vẫn có KG bình thường(không mất hay thêm VCDT) và có khả năng thụ tinh bình thường

Viết lại câu của ông khoai nài " Vậy là xếp hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatic trong cặp NST kép tương đồng ở kì đầu 1 GP ko bình thường?? ". Nói như vậy là ông đã thừa nhận HVG là bình thường rồi lại còn cơ sở gì nữa " Vì nó chính là cơ sở của HVG mà". Trao đổi chéo ông nói trên ko phải là HVG à?
Toàn là tự đọc, tự hiểu thôi!
Cái này có trong SGK này, thừa hơi chép ra đây cho vui:
--Một trong những chức năng của NST là lưu giữ:
+ NST là cấu trúc mang gen: Các gen trên một NST được sắp xếp theo một trình tự xác định và được di truyền cùng nhau.
+ Các gen trên NST được bảo quản bằng cách liên kết với prôtêin histon nhờ các trình tự nu đặc hiệu và các mức xoắn khác nhau.
+ Từng gen trên NST ko thể nhân đôi riêng rẽ mà chúng được nhân đôi theo đơn vị nhân đôi gồm một số gen.
...
Từng ấy đã đủ nói lên điều gì ko nhỉ. Chúng gắn bó với nhau thân mật như vậy mà lại nỡ chia rẽ chúng "bởi trao chéo" --> tôi nghĩ HVG là ko bình thường.
Ko ai nói HVG là đột biến nhưng tôi nghĩ nó cũng có 1 số tác hại giống như đột biến, vì " vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong các kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua quá trình tiến hoá lâu dài".

Ý kiến của tôi là như vậy, đúng sai thế nào ông tự giải quyết, tôi ko tranh luận nữa đâu, càng nghĩ xâu càng loạn óc!@!.
 
C

camdorac_likom

Các bạn có thể thử vẽ ra.
Các cậu vẽ sơ đồ ra đi rồi nói nhé.
tớ đã vẽ từ lâu lắm rồi. Ngày trước khi tớ vẽ ra và thắc mắc tại sao AaBb rõ ràng chỉ cho 2 loại giao tử giao các đáp án bài tập thì lại là 4. Mấu chốt là ở cấp độ nào, cơ thể hay tế bào. đáp án chỉ là 2 thôi
 
M

maili

Các cậu vẽ sơ đồ ra đi rồi nói nhé.
tớ đã vẽ từ lâu lắm rồi. Ngày trước khi tớ vẽ ra và thắc mắc tại sao AaBb rõ ràng chỉ cho 2 loại giao tử giao các đáp án bài tập thì lại là 4. Mấu chốt là ở cấp độ nào, cơ thể hay tế bào. đáp án chỉ là 2 thôi
ac ac, vậy bạn vẽ AaBb, bạn có vẽ khi hai gen đó cùng thuộc 1 NST chưa. Mình cũng đâu cố chấp đến nỗi chưa vẽ mà lại đi phản bác người khác. Mình đã đọc và suy nghĩ những ý kiến của các bạn, nhưng các bạn có đọc và suy nghĩ lại những ý kiến của mình và cukhoaithui chưa.
Ko ai nói HVG là đột biến nhưng tôi nghĩ nó cũng có 1 số tác hại giống như đột biến, vì " vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong các kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua quá trình tiến hoá lâu dài".
Phá vỡ mối quan hệ hài hoà là do đột biến làm mất hoặc thêm 1 hay nhiều gen, hoặc biến gen này thành gen khác=>cơ thể sẽ thừa hoặc thiếu 1 hoặc 1 số sản phẩm (protein,ARN) cần cho quá trình sống.
Còn hoán vị gen lại thay alen của gen này thành alen khác cũng của gen đó, protein tạo ra có khác nhưng các quá trình sống vẫn diễn ra bình thường, ko hề bị gián đoạn.
=> Không thể coi HVG như đột biến gen được.
 
C

cukhoaithui

heheh ^^ tranh luận thú vị và hào hứng thiệt he các đồng chí ^^ hôm bữa nhớ nhớ là có post bài trong 1 topic nào đó,nói 1 vấn đề khá hấp dẫn,nhưng lại quên mất topic,tui lại làm biếng có tiếng nên giờ mới "vô tình" nhảy zô đây ^^ nói chung ý kiến của bạn uoc_mo tui đã hiểu và...không có ý kiến gì nữa ---> mỗi người cứ giữ 1 ý kiến của riêng mình thôi ^^ bởi vì bạn vẫn chưa trả lời thắc mắc của tui đã post ở bài trước ---> đồng thời cách lí giải "Ko ai nói HVG là đột biến nhưng tôi nghĩ nó cũng có 1 số tác hại giống như đột biến, vì " vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong các kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua quá trình tiến hoá lâu dài". " của bạn thật sự tui nghĩ ko cần nói gì thêm nữa @@ bạn đem trích dẫn 1 đoạn trong SGK nói về tác hại của ĐB gen để dẫn chứng cho TH HVG @@ có vẻ hơi bị khập khiểng he ^^ hơn nữa tui chưa nghe nói HVG có tác hại gì ,chỉ đc học là HVG làm tăng BDTH --> góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú...v.v... (chương trình phổ thông)
---> To camdorac_likom : chào bạn ^^ lâu rồi ko đc cùng thảo luận với bạn ^^ vấn đề mà bạn đang hiểu,tức là "1 TB sinh tinh khi GP dù KG có HVG hay ko HVG thì GP đều cho thực tế chỉ 2 loại tinh trùng" ---> xin nói với bạn 1 lời cuối về vấn đề này ---> bạn nên xem lại,gợi ý với bạn là xem lại hình vẽ minh họa HVG ở trang 55 SGK nc ---> vấn đề này đã có 1 bạn nêu ra và tui rất may mắn đc tham gia thảo luận trong topic đó,nhờ đó mới hiểu thêm 1 TH thú vị như vầy ^^ ---> gợi ý cuối cùng cho bạn(ngoài hình vẽ) là sự khác nhau giữa KG của mỗi TB con đc tạo ra sau lần GP 1 ---> ở TH HVG mỗi TB con đó có KG gồm n NST kép,nhưng trong số n NST kép đó có 1 NST kép (chứa gen đang xét) gồm 2 cromatic không cùng nguồn(do HVG),do đó khi kết thúc GP 2 thì mỗi TB con đó tạo 2 TB con mang KG khác nhau,và như vậy có 4 loại tinh trùng khác nhau ^^ ; TH LKG hoàn toàn thì mỗi TB con,trong 2 TB con khi kết thúc GP 1,sẽ mang n NST kép,trong mỗi NST kép gồm 2 cro cùng nguồn(giống nhau) ,do đó mới kết thúc GP 2 tạo 4 tinh trùng nhưng chỉ gồm 2 loại ^^
----> XIn hết ý kiến ở đây,vấn đề này đã qua rõ ràng rồi,bạn nào muốn hiểu thế nào thì là quyền cá nhân,chúng ta luôn tôn trọng,nhưng điều đúng vẫn luôn đúng ^^
P/S : cám ơn bạn maili đã "ủng hộ" ^^ cách giải thích của bạn rất đúng ý tui ^^
To uoc_mo : cách lí giải của bạn cho TH bài trên là đúng nhất,nhưng nếu đề cho đáp án kiểu như tui đã từng post thì ...chưa chắc vì tui vẫn ko đồng ý với cách lí giải của bạn về ý kiến "GP bình thường là ko có HVG" ^^ ---> bạn có thể thuyết phục đc tui nếu bạn đưa ra dẫn chứng và li lẽ chính xác hơn (vì tui ko phải người cố chấp,nhất là trong việc học ^^)
 
Last edited by a moderator:
C

ccmt19

Mình thật chẳng hiểu nổi ý bạn mali & cukhoaithui.
Chẳng lẽ mình phải vẽ cả sơ đồ ra nhỉ:
Cho TH có hoán vị xảy ra:
- Cặp[TEX]\frac{AB}{ab}[/TEX] thụộc 2 chiếc NST (chứ không phải cùng!!, AB trên 1 chiếc & ab trên 1 chiếc), với KG này mọi TĐC chỉ xảy ra ở cặp này
- Kì TG *2 tạo NST trong cặp tg đồng:
AABB tg đồng với aabb
DD tg đồng với dd
- Kì đầu GP I: Cặp[TEX]\frac{AABB}{aabb}[/TEX] thụộc 2 chiếc NST kép trong cặp tg đồng bắt chéo nhau trao đổi đoạn, sau đó tách rời nhau ra. \Rightarrow [TEX]\frac{AAbb}{aaBB}[/TEX].
- Kì sau GP I: mỗi NST kép trong cặp tg đồng phân chia về 1 cực của TB (phá hủy dạng cặp tg đồng) \Rightarrow tạo 4 chiếc AAbb aaBB DD dd
Do GP bình thg`, nên mỗi cực sẽ đc chia 2 chiếc, mỗi chiếc thuộc 1 cặp tg đồng lúc đầu:
TH1: 1 cực có AAbb DD, cực kia có aaBB dd
TH2: 1 cực có AAbb dd, cực kia có aaBB DD
- Kết thúc phân bào 1, trong mỗi TH ta có đc 2 TB với 2 KG tg ứng.
- Kì sau GPII: NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 1 cực của TB.
\Rightarrow có 2 TH:
TH 1: TB có AAbb DD tạo GT Ab D, TB có aaBB dd tạo GT aB d
TH2: TB có AAbb dd tạo GT Ab d, TB có aaBB DD tạo GT aB D
Vậy mỗi TH có loại 2 GT đã đc tạo thành.
Mình thật không bao giờ muốn phải post 1 bài dài thế này:|, đây chẳng phải phong cách của mình. Nhưng đúng sai thì phải rạch ròi.
Mình thừa nhận việc mình & bạn uoc_mo đã dùng "bình thg`" để lọai HV là không chính xác, nhưng HV cũng chỉ cho 2 LOẠI GT.
Còn 4 lọai mà mình khẳng định có thì hoặc do ĐB ở PB 2 diễn ra trên chỉ 1 TB hay khiến NST không phân ly ở PB I hoặc II hoặc ở KG khác.

Mình xin lỗi phải nói điều này, cậu cukhoaithui trình bày rất cụ thể cơ chế, điều này rất tốt. Đối với tớ, không phải là tớ không rành cơ chế, chỉ là chúng ta đang bàn biến đổi về mặt kết quả, số lg. Nên cậu nên tránh việc trình bày toàn bộ ra. Như thế không chỉ ng` khác khó theo dõi, mà bản thân cậu cũng khó nhìn nhận cách làm của mình.
Nói tới đây chắc những bạn có đủ tư duy & suy xét đều hiểu bài này rồi vậy tớ nghĩ nên chấm dứt những cãi cọ không nên, như cukhoaithui đã nói đúng không nào "trừ khi bạn nào đó có ý kiến mới hoặc 1 dẫn chứng cụ thể thuyết phục nào đó", chứ đừng dẫn lời ng` khác 1 cách máy móc mà thiếu suy luận
 
Last edited by a moderator:
C

ccmt19

ai muốn jả lời thì mình van đừng Quocte nguyên bài nhá T_T(dài lém, hic).
Trích thui, làm ơn.
 
C

camdorac_likom

---> to camdorac_likom : Chào bạn ^^ lâu rồi ko đc cùng thảo luận với bạn ^^ vấn đề mà bạn đang hiểu,tức là "1 tb sinh tinh khi gp dù kg có hvg hay ko hvg thì gp đều cho thực tế chỉ 2 loại tinh trùng" ---> xin nói với bạn 1 lời cuối về vấn đề này ---> bạn nên xem lại,gợi ý với bạn là xem lại hình vẽ minh họa hvg ở trang 55 sgk nc ---> vấn đề này đã có 1 bạn nêu ra và tui rất may mắn đc tham gia thảo luận trong topic đó,nhờ đó mới hiểu thêm 1 th thú vị như vầy ^^ ---> gợi ý cuối cùng cho bạn(ngoài hình vẽ) là sự khác nhau giữa kg của mỗi tb con đc tạo ra sau lần gp 1


ở th hvg mỗi tb con đó có kg gồm n nst kép,nhưng trong số n nst kép đó có 1 nst kép (chứa gen đang xét) gồm 2 cromatic không cùng nguồn(do hvg),do đó khi kết thúc gp 2 thì mỗi tb con đó tạo 2 tb con mang kg khác nhau,và như vậy có 4 loại tinh trùng khác nhau ^^ ; th lkg hoàn toàn thì mỗi tb con,trong 2 tb con khi kết thúc gp 1,sẽ mang n nst kép,trong mỗi nst kép gồm 2 cro cùng nguồn(giống nhau) ,do đó mới kết thúc gp 2 tạo 4 tinh trùng nhưng chỉ gồm 2 loại ^^
chỗ này cậu đúng rồi , nếu xảy ra hoán vị gen sẽ là 4 loại giao tử. chỗ chữ mầu đỏ ý , bạn cukhoai đúng rồi

tớ nói rõ hơn nè
cặp NST tương đồng là AABB và aabb sau khi hoán vị sẽ là AABb và aaBb
trong đó 2 chromatide của cặp một là AB và Ab, 2 chromatide của cặp 2 là aB và ab do đó khi giảm phân 2 sẽ cho ra 4 loại giao tử

Câu này tớ nhầm với cái trường hợp 1 tế bào AaBbDd mỗi gen 1 NST giảm phân cho mấy loại giao tử thì trường hợp này chỉ có 2 thôi! Bây giờ mới biết 2 trường hợp làkhác nhau
 
Last edited by a moderator:
C

camdorac_likom

\Rightarrow [TEX]\frac{A.B}{A.b}[/TEX] và [TEX]\frac{a.B}{a.b}[/TEX]

cậu phải sửa lại thế này vì sự trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa 1 trong 2 chromatide của NST trong cặp NST tương đồng chứ không xảy ra giữa 2 cặp chromatid. Tức là NST 1 có Chromatide 1 và 1', NST số 2 có Chromatide 2 và 2', trao đổi đoạn chỉ xảy ra giữa 1 với 2' , 1 với 2, 1'với 2 hoặc 1' với 2' thôi chứ không phải cùng một lúc giữa 1 , 1' với 2, 2' để mà ra như thế này được
- Kì đầu GP I: Cặp[TEX]\frac{AABB}{aabb}[/TEX] thụộc 2 chiếc NST kép trong cặp tg đồng bắt chéo nhau trao đổi đoạn, sau đó tách rời nhau ra. \Rightarrow[TEX] \frac{AAbb}{aaBB}[/TEX]

dấu chấm chỉ tâm động nhé
giờ thì chuẩn không cần chỉnh :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom