Sinh [Sinh 9] Tại sao lại có mụn?

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
21
Đắk Lắk

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Cơ bản có 4 nguyên nhân sau, ngoài ra còn do hoạt động kém hiệu quả của gan trong bài tiết chất thải (thức khuya -> nhiều mụn)

Em tham khảo thêm các nguồn tin khác nữa nhé :D
1. Sự tăng tiết bã nhờn

Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Về mặt sinh lý, tuyến bã nhờn tiết ra một chất dầu gọi là bã nhờn nhằm bôi trơn tóc và da.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như hormone, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền.Quá trình tiết bã nhờn bị xáo trộn có thể gây nên chứng viêm da tiết bã, một loại viêm phổ biến khiến da bị bong tróc, đóng vảy trắng hoặc vàng ở các khu vực da nhờn như ở đầu hoặc bên trong tai.

2. Sự tăng sừng

Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của biểu bì) phía ngoài da dày lên. Những lớp tế bào chết bị sừng hóa bất thường khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn (sự tăng tiết bã nhờn) kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắc lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắc ở gần bề mặt da.

3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn thông thường sống trên da một cách vô hại (propionibacteria) có thể phát triển mạnh và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang
4. Sự viêm nhiễm

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Trong một vài trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, axit béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
 

duthichuc04@gmail.com

Học sinh
Thành viên
20 Tháng chín 2017
150
52
41
20
Hà Nội
trường trung cơ sở chu văn an
- sự tăng bã nhờn, sự viêm nhiễm, quá trình xâm nhập của các vi sinh vật, sự tăng sừng




hãy like khi thấy bài viết hay và ý nghĩa
 

H.Bừn

Cựu Mod phụ trách Sinh học
Thành viên
18 Tháng ba 2017
1,218
2,568
419
Gia Lai
Chưa làm sạch da đúng cách và căng thẳng kéo dài là một trong những lý do phổ biến gây mụn trứng cá trên da dù bạn đã bước vào tuổi trưởng thành.
Ở tuổi dậy thì, sự thay đổi lượng hoocmon tiết ra làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến da dễ bị mụn thì bước vào tuổi trưởng thành, danh sách nguyên nhân gây mụn nhiều hơn.
Có thể do bạn vệ sinh da mặt không đúng cách, chà xát, nặn bóp, lạm dụng mỹ phẩm làm tổn thương da. Hoặc do yếu tố stress, căng thẳng, thức đêm, áp lực từ công việc và gia đình\
Thay đổi nội tiết trước kỳ kinh, thai kỳ, thuốc ngừa thai, mãn kinh hay sử dụng một số thuốc như corticoid, lithium, thuốc chống động kinh... cũng tăng nguy cơ mọc mụn trứng cá.
Đó là những thông tin mình cung cấp thêm
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt

Linh and Duong

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
454
649
129
20
Vĩnh Phúc
THCS Liên Châu
Vậy thì, nguyên nhân nào thật sự gây mụn?
Mụn là dạng rối loạn tuyến bã nhờn, xuất phát từ lớp biểu bì da. Chất bẩn và dư lượng dầu khiến nang lông bị bít, hình thành lên một lớp màng chắn. Nhiều khi, màng chắn này thậm chí không nhìn thấy trên bề mặt da. Nhưng đây là nguyên nhân gốc rễ của mọi loại mụn. Từ đây, màng chắn này có thể phát triển thành bất kỳ hình thức nào trong số 6 loại mụn khác nhau.
Quá trình phát triển thành mụn này diễn ra thế nào?
Màng chắn này phát triển thành mụn khi vi khuẩn có phản ứng với nó. Không phải vi khuẩn nào cũng có hại. Thật vậy, cơ thể con người sống chung hòa bình với hàng tỷ các vi sinh vật và đơn bào. Khi các lớp bảo vệ da chúng ta khỏe thì các vi sinh vật hay vi khuẩn này không gây vấn đề gì.
Nhưng khi lớp bảo vệ da này bị suy yếu, cơ thể dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Vi khuẩn ở trên da, p.mụn, phản ứng với bã nhờn dư thừa do tuyến bã nhờn sản sinh. Hợp chất này trở thành mảnh đất màu mỡ cho mụn nẩy nở.
Khi lỗ chân lông bị bít rồi bị nhiễm trùng, nó viêm tấy lên và hình thành mụn.Tình trạng sưng viêm này là do dịch lỏng ứ lại sâu bên trong da, đồng thời mụn trồi lên và phình ra thành u có chóp trắng, đỏ hoặc vàng trên bề mặt da.
Nguyên nhân nào tạo ra vi khuẩn, p.mụn?
Đâu là thủ phạm chính? Đích thị là hoóc-môn. Khi bị stress, trong giai đoạn dậy thì hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chúng ta sản sinh nhiều hoóc-môn hơn, tạo điều kiện cho p.mụn phát triển. Nhưng gen di truyền cũng góp phần quyết định da bạn có dễ nổi mụn hay không. Nếu cha mẹ bạn bị mụn thì nhiều khả năng là bạn cũng bị.
Có phải p.mụn sinh sôi là do không rửa mặt sạch?
Không hẳn thế! Mụn không chỉ là hậu quả của việc không rửa mặt. Trong đa số trường hợp, những người bị mụn thường rất mạnh tay trong chế độ chăm sóc da, rốt cuộc lại làm hại da nhiều hơn. Đành rằng rửa sạch bụi bẩn và chất nhờn dư thừa đóng trong lỗ chân lông có thể giúp ngừa mụn, nhưng kỳ cọ quá mức cũng có thể gây mụn.
Vậy là rửa sạch giúp giảm mụn nhưng rửa quá đà lại gây mụn?
Đúng thế. Sử dụng sản phẩm rửa mặt phù hợp có thể giúp ngừa mụn, nhưng rửa quá đà lại có thể gây mụn. Đó là vì khi rửa sạch quá mức cần thiết, bạn tước đi lượng dầu tự nhiên, khiến các tuyến bã nhờn bị kích thích thái quá và càng sản sinh thêm chất dầu. Khi cảm thấy da mặt nhờn, bạn càng muốn rửa nữa, thế là thành cái vòng luẩn quẩn tai hại.
Sau khi trao đổi cùng các chuyên gia về da, Pond's tin rằng để có làn da sạch mụn, vấn đề là phải đạt được sự cân bằng hợp lý - chẳng hạn như chọn sữa rửa mặt phù hợp cho loại da của bạn. Bạn cần sữa rửa mặt có công thức tác động sâu, đồng thời duy trì độ cân bằng và độ ẩm của da, nhưng đó không phải là cách duy nhất để xóa sổ mụn.
Nguồn : Google
 
Top Bottom