Sinh [Sinh 9]Sinh học

Nguyenmysdk

Học sinh
Thành viên
31 Tháng mười hai 2017
7
3
29
21
Hòa Bình
Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một loài thực vật có 100% kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua 2 thế hệ, xác định tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F2? Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu gen biến đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 2:
- Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử?
- Những sự kiện nào xảy ra trong phân bào giảm phân đảm bảo cho số lượng NST ở các tế bào giảm đi một nửa?
- Kết thúc quá trình giảm phân, số lượng NST ở các tế bào con giảm đi một nửa có ý nghĩa gì về mặt di truyền?
Câu 4:
- Xét về mặt cấu trúc phân tử, gen này khác gen kia ở những đặc điểm gì? Tại sao?
- Trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra hiện tượng bắt cặp nhầm, ví dụ như A liên kết với G thì xảy ra hậu quả gì?
- Giải thích tại sao một gen đột biến ở thế hệ này là có hại nhưng ở thế hệ sau lại có thể trở thành có lợi?
Mong mọi người giúp em với ạ.
 

Hạ Mộcc

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
333
737
109
Vĩnh Phúc
Câu 2:
sinh.PNG

sinh 2.PNG
c,
Ý nghĩa của quá trình giảm phân: Sự phân li độc lập và tổ hợp
tự do của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau các loài sinh vật sinh sản hữu tính (chủ yếu là do các biến dị tổ hợp) là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên giúp :ác loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới.
Các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.


 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Câu 1: Một loài thực vật có 100% kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua 2 thế hệ, xác định tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F2? Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu gen biến đổi như thế nào? Giải thích.
P: Aa x Aa --> [tex]\frac{1}{4}[/tex] AA : [tex]\frac{2}{4}[/tex] Aa : [tex]\frac{1}{4}[/tex] aa
F1: [tex]\frac{1}{4}[/tex] (AA x AA) --> [tex]\frac{1}{4}[/tex]AA
[tex]\frac{2}{4} (Aa \times Aa) \rightarrow \frac{1}{8}AA : \frac{2}{8}Aa : \frac{1}{8}aa[/tex]
[tex]\frac{1}{4}(aa \times aa) \rightarrow \frac{1}{4}aa[/tex]
--> F2 = [tex]\frac{3}{8}AA : \frac{2}{8}Aa : \frac{3}{8}aa[/tex]
Tương tự với Bb. F2 = [tex]\frac{3}{8}BB : \frac{2}{8}Bb : \frac{3}{8}bb[/tex]
Bạn nhân tích 2 tỉ lệ trên lại là cho ra tỉ lệ kiểu gen ở F2 nhé ^^
Qua các thế hệ tự thụ phấn, ta thấy tỉ lệ kiểu gen dị hợp sẽ giảm một nửa qua mỗi thế hệ, kiểu gen đồng hợp sẽ tăng dần qua mỗi thế hệ --> là hiện tượng thoái hóa giống.
Câu 4:
- Xét về mặt cấu trúc phân tử, gen này khác gen kia ở những đặc điểm gì? Tại sao?
- Trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra hiện tượng bắt cặp nhầm, ví dụ như A liên kết với G thì xảy ra hậu quả gì?
- Giải thích tại sao một gen đột biến ở thế hệ này là có hại nhưng ở thế hệ sau lại có thể trở thành có lợi?
Xét về mặc cấu trúc, 2 gen khác nhau ở số lượng các đơn phân nucleotide và trình tự các base nitrogen trên mỗi gen.
Nếu xảy ra bắt cặp nhầm sẽ gây ra đột biến thay thế một cặp nu, như nếu A liên kết với G thì cặp base A-T sẽ bị biến thành G-C sau 2 thế hệ phân bào.
Một gen đột biến ở thế hệ này là có hại ở thế hệ này do gen đó tạo ra kiểu hình mới nhưng kiểu hình đó không có khả năng thích ứng tốt với môi trường. Nhưng ở các thế hệ sau nếu môi trường thay đổi, gen đó có thể trở thành gen có lợi và có ưu thế tiến hóa cao hơn dòng gen ở thế hệ cũ.
 
  • Like
Reactions: Nguyenmysdk
Top Bottom