[Sinh 9] ôn thi học kì

G

girlbuon10594

Câu 1: So sánh ADN và ARN
Giống nhau:
- Về cấu trúc:
+) Đều là các ax nu thuộc loại đại phân tử được cấu tạo từ các NTHH: [TEX]C,H,N,O,P[/TEX]
+) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân,có 4 loại đơn phân,mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần cơ bản trong đó quan trọng nhất là bazơ nitric
+) Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại tạo thành mạch
+) Cấu tạo xoắn đặc trưng bởi số lượng,thành phần,trình tự sắp xếp các đơn phân
- Về chức năng: đều mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp protêin
Khác nhau:
-Về cấu trúc:
+) ADN: Đại phân tử có kích thước,khối lượng lớn còn ARN: Đại phân tử có kích thước khối lượng nhỏ
+) ADN: Có 2 mạch (cấu trúc xoắn kép) còn ARN: có cấu trúc mạch đơn
+) ADN: Số lượng đơn phân lớn hơn gồm 4 loại nu A,T,G,X còn ARN: Số lượng nu ít hơn gồm 4 loại nu A,U,G,X
+) ADN: Trong mỗi nu có đờng đêôxiribozơ [TEX]C_5H_{10}O_4[/TEX] còn ARN: Trọng mỗi nu có đờng ribozơ [TEX]C_5H_{10}O_5[/TEX]
+) ADN: Trên mạch đơn cảu phân tử,các nu liên kết vs nhau bằng liên kết hóa trị là liên kết được hình thành giữa đường đêôxỉibozơ [TEX]C_5H_{10}O_5[/TEX] vs phân tử axit [TEX]H_3PO_4[/TEX] của nu kế tiếp tạo thành chuỗi pôlinu còn ARN: Trên mạch mARN có các rnu liên kết vs nhau bằng liên kết hóa trị là liên kết được hình thành giữa đường ribozơ [TEX]C_5H_{10}O_5[/TEX] vs phân tử axit [TEX]H_3PO_4[/TEX] của rnu kế tiếp tạo thành chuỗi ribônu
-Về chức năng: ADN: Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền qui định câu trúc của prôtêin còn ARN: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm trực tiếp tổng hợp protêin
 
G

girltoanpro1995

Đề cương ôn sinh học 9 ( Chương III: ADN-GEN)

1. Vì sao ADN là cơ sở vật chất di truyền ở sinh vật?
Vì ADN là thành phần quan trọng cấu tạo nên NST, mỗi đơn vị hoạt động của ADN là gen. Mỗi ADN có nhiều gen. Gen hình thành nên tính trạng cho sinh vật, quy định tính di truyền của sinh vật nên ADN được xem là cơ sở vật chất của di truềyn và biến dị ở sinh vật.
2. Nêu các tính chất của ADN.
- ADN rất đa dạng: 4 loại Nuclêôtit sắp xếp ngẫu nhiên trong mạch đơn khác nhau và 2 mạch đơn liên kết nhau tạo thành mạch xoắn kép, nên có nhiều phân tử ADN khác nhau.
- ADN có tính đặc trưng: mỗi loài có sự khác biệt về thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các Nuclêôtit.
3. Tại sao nói: “Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật?
- Tính đa dạng và đặc trưng của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc trưng của các loài sinh vật, vì ADN là thành phần quan trọng cấu tạo nên NST, mỗi đơn vị hoạt động của ADN là gen. Mỗi ADN có nhiều gen.
- Mỗi gen là một đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein nhất định và biểu hiện thành tính trạng, kiểu hình của sinh vật. Nên tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật.
4. Trình bày hoạt động của ADN trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Trong quá trình nguyên phân, ADN tự nhân đôi là cơ sở giúp NST tự nhân đôi. Khi NST được phân chia đồng đều về 2 tế bào con thì ADN mang thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào trong cùng một cơ thể.
- Quá trình giảm phân và thụ tinh giúp cho thông tin di truyền trên ADN có trong NST đựơc truyền đạt qua các thế hệ sinh vật và mọi tế bào trong cơ thể con đều có bộ NST lưỡng bội mang các yếu tố di truyền của cả cha và mẹ.
- Quá trình sao mã và giải mã trong tế bào đảm bảo thông tin di truyền được truyền đạt từ ADN trong nhân đến prôtêin trong tế bào chất và biểu hiện thành tính trạng ở cơ thể sinh vật.
5. So sánh quá trình tự sao ADN và quá trình tổng hợp ARN:
a. Giống nhau:
- Xảy ra ở kì trung gian của quá trình phân bào.
- Do phân tử ADN làm khuôn mẫu.
- Lắp ghép các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung.
- Có sự tham gia của các enzim và tiêu thụ năng lượng.
b. Khác nhau:
Tự sao ADN:
Enzim: ADN polimelaza
Nguyên liệu: A, T, G, X
Cơ chế:
- ADN tháo xoắn toàn bộ.
- Nhân đôi theo cơ chế bán bảo toàn.
- Cả 2 mạch ADN đều sử dụng làm khuôn mẫu
Kết quả sau k lần: [TEX]2^k[/TEX] ADN mới giống nhau
Ý nghĩa: Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và sinh vật nhờ các cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Tổng hợp ARN:
Enzim: ARN polimelaza
Nguyên liệu: A, U, G, X
Cơ chế:
-ADN tháo xoắn từng đoạn.

- Cả 2 mạch ADN đều sử dụng làm khuôn mẫu
Kết quả sau k lần: k phân tử ARN
Ý nghĩa:Truyền đạt thông tin di từ nhân ra chất tế bào nhờ cơ chế sao mã và giải mã
6. Mã bộ ba là gì? Có bao nhiêu loại? Kể tên.
- Mã bộ ba là mã di truyền. Mỗi bộ ba gồm 3 nuclêôtit liên tiếp nhau trong mạch đơn của axitnuclêic, mã hóa cho một axitamin trong phân tử protein.
- Có 43 =64 bộ ba mật mã, trong đó gồm 3 mã kết thúc (UAA,UAG,UGA) và 61bộ ba mã hóa cho 20 loại axit amin
7. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin? Tương quan về số lượng giữa axitamin và Nuclêôtit của mARN khi ở ribôxôm.
• Mối quan hệ giữa ARN và protein: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp axit amin, xác định trình tự sắp xếp của các axit amin.
• Tương quan về số lượng giữa axitamin và Nuclêôtit của mARN khi ở ribôxôm: Trình tự các Nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trên protein (3 nuclêôtit  một axit amin)
8. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Trình tự các Nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự sắp xếp của các Nuclêotit trên mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự sắp xếp của các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
9. So sánh đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN, ARN và protein?
• Giống nhau:
-Đều có kích thước khối lượng lớn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân.
-ADN, ARN, protein bậc 1, 2, 3 đều có cấu trúc mạch đơn.
-Có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các đơn phân.
- Đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền.
* Khác nhau
ADN:
Cấu tạo:Luôn có cấu tạo gồm 2 mạch song song, xoắn lại
-Đơn phân là các Nuclêôtit
-Có kích thước và khối lượng lớn ARN
-Thành phần hoá học cấu tạo là C, H, O, N, P
Chức năng:Chứa gen quy định cấu trúc của prôtêin
ARN:
Cấu tạo:Luôn có cấu tạo gồm 1 mạch đơn
-Đơn phân là các Nuclêôtit
-Có kích thước và khối lượng lớn prôtêin
-Thành phần hoá học cấu tạo là C, H, O, N, P
Chức năng:Trực tiếp tổng hợp prôtêin
Prôtêin
Cấu tạo:Có cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi axit amin
-Đơn phân là các axitamin
-Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN, ARN
-Thành phần hoá học cấu tạo là C, H, O, N
Chức năng:prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
MỘT SỐ CÔNG THỨC ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TẬP
1. Tính chiều dài, số vòng xoắn, khối lượng của ADN
[tex]l_{ADN}=\frac{N.3,4A^o}{2} \Leftrightarrow N= \frac{2.l}{3,4.A^o}[/tex]
[tex]C= \frac{N}{20}= \frac{1}{34A^o}[/tex]
[tex]N=20.C[/tex]
[tex]l = 34A^o. C[/tex]
[tex]M= N.300.d.v.C \Leftrightarrow N= \frac{M}{300.d.v. C}[/tex]
2. Số lượng Nuclêôtit do MT nội bào cung cấp khi có a gen nhân đôi x lần phân bào:
([tex]2^x-1[/tex]).a, N= Tổng số Nuclêôtiti môi trường nội bào cung cấp.
Số Nuclêtôtit có trong gen con là:[tex] 2^x. N[/tex]
3. Số liên kết Hiđrô của ADN: H= 2A+ 3G

BÀI TẬP ÁP DỤNG:
1. Một gen có chiều dài 3060 A0, xác định:
a. Số lượng Nuclêôtit và số vòng xoắn của gen.
b. Số lượng Nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen đó nhân đôi 4 lần.
c. Số lượng Nuclêôtit trong các gen con được tạo thành sau nhân đôi
2. Có 5 gen có cấu trúc giống nhau đều nhân đôi với số lần bằng nhau, các gen con tạo ra chứa tất cả 60000 Nuclêôtit, biết chiều dài mỗi gen là 5100A0, hãy xác định:
a. Số lần nhân đôi của mỗi gen.
b. Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen nhân đôi
3. Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số Nuclêôtit của gen I bằng 2 /5 số nuclêôtiti của gen II. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của MT nội bào 8400 Nuclêôtit, xác định:
a. Chiều dài mỗi gen và số lần nhân đôi mỗi gen.
b. Số lượng Nuclêôtit MT cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen và số lượng Nuclêôtit có trong tất cả các gen con được tạo ra.

p/s: Ngậm 1 khối căm hờn trong phòng kín, ta nằm dài đợi giờ phút dần trôi. Trách thầy cô sao bạc bẽo, lạnh nhạt, vô tâm. Để em buồn ngồi cắn bút bấy lâu nay. Em đc 6 môn sih rùi pà con ạ :((. Tại sa cơ lỡ phận, xuống bút nhầm lẫn. Oan uổng wa' :((. Ghét sinh =((


 
Last edited by a moderator:
A

anhvodoi94


BÀI TẬP ÁP DỤNG:
1. Một gen có chiều dài 3060 A0, xác định:
a. Số lượng Nuclêôtit và số vòng xoắn của gen.
b. Số lượng Nuclêôtit môi trường cung cấp khi gen đó nhân đôi 4 lần.
c. Số lượng Nuclêôtit trong các gen con được tạo thành sau nhân đôi
2. Có 5 gen có cấu trúc giống nhau đều nhân đôi với số lần bằng nhau, các gen con tạo ra chứa tất cả 60000 Nuclêôtit, biết chiều dài mỗi gen là 5100A0, hãy xác định:
a. Số lần nhân đôi của mỗi gen.
b. Số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho các gen nhân đôi
3. Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn, số Nuclêôtit của gen I bằng 2 /5 số nuclêôtiti của gen II. Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần, riêng gen I đã nhận của MT nội bào 8400 Nuclêôtit, xác định:
a. Chiều dài mỗi gen và số lần nhân đôi mỗi gen.
b. Số lượng Nuclêôtit MT cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen và số lượng Nuclêôtit có trong tất cả các gen con được tạo ra.

BL:
1.
a) Gen có chiều dài 3060 A ( Ăngsterong nhá ) => Tổng số nu của gen là :
3060 * 2 / 3,4 =1800 (nu)
Số vòng xoắn của gen là : 1800 / 2/ 10 = 90 (vòng)
b) Số lượng nu môi trường cung cấp khi gen đó nhân đôi 4 lần là :
1800 * (2^4 - 1) = 27000 (nu)
c) Số lượng nu trong các gen con được tạo thành sau nhân đôi chính bằng số nu của gen mẹ ban đầu = 1800 ( nu)

2.
5 gen có cấu trúc giống nhau => cùng số nu
a) gen nhân đôi => gen có => chiều dài bằng nhau
=> Số nu của 1 gen là : 5100 *2 / 3,4 = 3000(nu)
=> Mỗi gen nhân đôi : 5*3000*2^k = 60000 => k = 2 (lần)
b) Số nu mtcc cho các gen nhân đôi là : 5 * 3000 * (2^2 -1) = 45000 (nu)

3.
Gọi số nu của gen I là x => số nu của gen II là : 2/5 *x ( với x là số tự nhiên , x > 0)
Theo giả thiết ta có : (x / 20 ) + ( 2/5 *x / 20) = 210
=> x = 3000(nu)
a) Chiều dài của gen I là : 3000 *3,4 /2 = 5100 (Ăngsterong)
=> Chiều dài của gen II là : 2/5 * 3000 *3,4 /2 = 2040 (Ăngsterong)
Mtcc cho gen I là 8400 nu => Gen I nhân đôi : 3000 * ( 2^k -1) = 8400
=> k= 2,8 ( loại ) chắc chắn bạn chép nhầm đề bài , cụ thể : mtcc cho gen II là 8400 (nu) nghe còn hợp lí ! bạn xem lại nha mình thấy sai thì phần b chắc ra đáp án không đúng mình hổng làm nữa !!! đợi bạn sửa lại đề !!!

:p:p:p:p:p:p:p:p:eek::eek::eek::eek::eek:
 
Top Bottom