[sinh 9][ÔN THI] 20 câu hỏi ôn thi

D

donquanhao_ub

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đêy là bộ 20 câu hỏi ôn thy học kì I này, chúc các bạn đạt đc kết quả cao nhất
Câu 1: NST là gi? G/thích cấu tạo và chức năng của NST
2. Trình bày biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân
3.Thế nào là NST kém và NST tương đồng.Phân biệt sự khác nhau giữa 2 NST này
4. Khái niệm về thụ tinh? G/thích ý nghĩa của gia,r phân và thụ tinh
5. G/thích cơ chế sinh con trai-con gái ở người.Vẽ sơ đồ minh họa.Vì sao ở người tỉ lệ nam – nữ trong c/trúc dân số luôn xấp xỉ 1:1
6.Hãy giải thích cở sở khoa học của việc điều chỉnh đức cái ở vật nuôi? Ý nghĩa thực tiễn
7. Di truyền l/kết là j? Lập sơ đồ minh họa về phép lai 2 cặp tính trạng của ruồi
8. Chức năng của ADN? Khái niệm gen? Nêu điểm giống và # nhau giữa gen và ADN. Mối quan hệ giữa h/động của gen và ADN.
9.Giải thích quá trình tổng hợp ARN trong tế bào
10. So sánh quá trình tổng hợp ARN và q/trình nhân đôi của ADN
11. Lạp bảng phân biệt các đặc điểm c/tạo, chức năng của ADN và protein
12. Vì sao ADN đa dạng và đặc thù? Hệ quả NTBS
13. Các loại ARN và chức năng của từng loại
14. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng => Bản chất của mối quan hệ đó
15. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen ? Tại sao đột biến gen thg` có hại cho bản thân sinh vật
16. Em hãy mô tả các dạng đột biến c/trúc NST.Những ng/nhân gây ra biến đổi c/trúc NST ? Tại sao đột biến c/trúc NST thg` gây hại cho ng` và sinh vật
17. Nêu cơ chế hình thành thể dị bội
18.Thế nào là thể đa bội ? Cho VD. Có thẻ nhận biết thể đa bội bg` mắt thg` qua những dấu hiệu nào ? Có thẻ ứng dụng đặc điểm của chúng trong chọn giống cay trồng ntn ?
19. Phân biệt giữa đột biến và thg` biến ?
20.Mức phản ứng là gì ? Cho VD về mức phản ứng ở cây trồng ? Mức phản ứng có di truyền đc k ? Vì sao ?

Ai thấy có ích cho mình thì thanks cái cho vui :p

 
  • Like
Reactions: Lâm Thanh
T

tinaphan

Câu 1

Nhiễm sắc thể là một cấu trúc có tổ chức của ADN và protein nằm trong các tế bào. Đó là một phần đơn lẻ của chuỗi ADN, có chứa nhiều gen, cấu trúc quy định và các trình tự nucleotit khác.

-Cấu tạo của NST :

+ Cấu tạo hiển vi :
- Mỗi nhiễm sắc thể thường gồm có 2 cánh nằm ở hai bên. Giữa hai cánh có một eo thắt lại gọi là eo sơ cấp. Tại eo sơ cấp có tâm động. Tâm động là trung tâm vận động, là điểm trượt của nhiễm sắc thể trên dây thoi vô sắc giúp nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
- Ở một số nhiễm sắc thể, trên một cánh còn có eo thứ hai, gọi là eo thứ cấp. Có người cho rằng, eo thứ cấp là nơi tổng hợp rARN, trước khi đi ra tế bào chất để góp phần tạo ra ribôxôm, chúng tạm thời tích tụ ở eo này và tạo thành nhân con.

+ Cấu tạo siêu hiển vi :
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc với chủ yếu gồm 2 thành phần là axit đêôxiribônuclêic và một loại prôtêin có tên là hixtôn.
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nhiễm sắc thể là chuỗi nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm là một khối dạng cầu, bên trong chứa 8 phần tử hixtôn, bên ngoài được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit. Giữa 2 nuclêôxôm kế tiếp là một đoạn ADN nối dài 15 đến 100 cặp nuclêôtit và một phân tử hixtôn.
- Tổ hợp ADN với hixtôn trong chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính khoảng 100 A0. Sợi cơ bản xoắn lại một lần nữa tạo nên sợi nhiễm sắc có đường kính 25 A0, sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn hình thành cấu trúc crômatit có đường kính khoảng 7000 A0.

-Chức năng của NST:
+ Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
+ Điều hòa hoạt động của các gen thông qua mức độ cuộn xoắn của NST.
+ Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào tế bào con ở pha phân bào.

 
Last edited by a moderator:
T

tinaphan

Câu 3

+NST kép:
-Bao gồm 2 crômatit đính nhau ở tâm động, có một nguồn gốc, từ bố hoặc mẹ.
-Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp
-Tồn tại vào cuối kì trung gian kì đầu kì giữa của quá trình phân bào
-Chức năng: phân li ở kì giữa nhằm phân chia đồng đều NST cho 2 tế bào con.

+NST tương đồng:
-Bao gồm 2 chiếc NST, giống nhau về hình dạng kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc.
-các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp.
-Tồn tại ở đầu kì trung gian, tế bào sinh dưỡng, kì cuối của quá trình phân bào.

Câu 5

Do sự phân độc lập của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh.
- Trong giảm phân:
+ Bố: cho 2 loại G là tinh trùng X, Y
+ Mẹ: cho 1 loại G là trứng mang X
- Trong thụ tinh:
+ Tinh trùng X kết hợp với trứng X tao ra tổ hợp XX ( con gái)
+ Tinh trùng Y kết hợp với trứng X tạo ra tổ hợp XY ( con trai)

Ở người tỉ lệ nam – nữ trong cấu trúc dân số luôn xấp xỉ 1:1 do:
+ 2 loại tinh trùng X và Y tạo ra với tỉ lệ ngang nhau
+ Các tinh trùng tham gia thụ tinh với xác xuất như nhau nên hợp tử XX và YY được tạo thành bằng nhau.

Câu 7

Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Lâm Thanh
T

tinaphan

Câu 8

*ADN có 2 chức năng : vừa lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền vừa truyền thông tin di truyền qua các thế hệ.

+ ADN lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền :
- Thông tin di truyền tức thông tin về cấu trúc của các phân tử prôtêin được mã hóa trong ADN dưới dạng trình tự các bộ ba nulêôtit kế tiếp nhau, trình tự này qui định trình tự sắp xếp của các axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp.
- Mỗi đoạn của phân tử ADN mang thông tin qui định cấu trúc của một loại prôtêin được gọi là gen cấu trúc. Bình thường, một gen cấu trúc chứa khoảng từ 600 đến 1500 cặp nuclêôtit.

+ ADN truyền thông tin di truyền qua các thế hệ :
- ADN có khả năng tự nhân đôi và phân li. Sự nhân đôi và phân li của ADN kết hợp với nhân đôi và phân li của nhiễm sắc thể trong phân bào là cơ chế giúp sự truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác.
- ADN còn có khả năng sao mã tổng hợp ARN và qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp tương tác với môi trường thể hiện tính trạng của cơ thể.

*Gen là một đơn vị di truyền, chứa đựng thông (một đoạn nucleotit) mã hóa một polipeptit hay một phân tử ARN.

Người ta dựa vào vai trò của các sản phẩm gen để phân biệt các gen điều hòa và các gen cấu trúc. Vì vậy, các gen thường được phân chia thành hai loại chính là gen cấu trúc và gen điều hòa.

-Gen cấu trúc:Gen này mã hóa các polipeptit hay ARN cần cho các hoạt động trao đổi chất thông thường của tế bào như là: các enzim, các prôtêin cấu trúc .... Do vậy, một gen cấu trúc là một đoạn ADN hay ARN (trong một số virut) chứa đựng thông tin di truyền mã hóa cho một tARN; một rARN hay một pôlipeptit hoàn chỉnh.

-Gen điều hòa:là những gen mã hóa các chuỗi polipeptit, các chuỗi này tạo thành các phân tử prôtêin với các chức năng điều khiển sự biểu hiện của các gen cấu trúc. Xét về mặt cấu tạo, các gen này cũng tương tự các gen cấu trúc.
 
Last edited by a moderator:
T

tinaphan

Câu 9

- Xảy ra dựa trên khuôn mẫu của ADN trên nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, ngoại trừ đối với các ADN dạng vòng thì xảy ra trong 1 số bào quan của tế bào chất.

- Tổng hợp ARN tiến hành vào lúc ADN duỗi ra nhằm chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin trong tế bào.

- Diễn biến quá trình xảy ra như sau :

+ Enzim ARN – pôlimeraza tác dụng lên một hay một số đoạn của ADN tương ứng với một hay một số gen và tách các liên kết hyđrô giữa 2 mạch pôlinuclêôtit của gen.

+ Cùng lúc đó, các ribônuclêôtit tự do của môi trường nội bào lần lượt vào tiếp xúc với các nuclêôtit nằm trên 1 mạch pôlinuclêôtit của gen (gọi là mạch gốc) theo đúng nguyên tắc bổ sung :

~ A mạch gốc với U của môi trường.

~ T mạch gốc với A của môi trường.

~ G mạch gốc với X của môi trường.

~ X mạch gốc với G của môi trường.

+Diễn biến xảy ra trên suốt chiều dài mạch pôlinuclêôtit của gen dẫn đến kết quả các ribônuclêôtit sau khi tiếp xúc với mạch gốc, tự liên kết lại với nhau bằng các liên kết hóa trị, trở thành phân tử ARN và rời ADN, di chuyển ra ngoài, 2 mạch của gen xoắn lại như lúc đầu.
 
T

tinaphan

Câu 12

ADN có cấu tạo đặc thù là bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nucleotit, do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo nên tính đa dạng

Câu 13

+ ARN thông tin (mARN): truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein
+ ARN Ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên Ribôxôm
+ ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển axitamin tới nơi tổng hợp protein

Câu 14

Mối liên hệ: ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu dể tổng hợp chuỗi aa ( cấu trúc bậc 1 của prôtêin)
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của TB ~> biểu hiện thành tính trạng.

~~> Bản chất mối quan hệ gen - tính trạng: Trình tự các Nu trong ADN qui định trình tự các Nu trong ARN, qua đó qui định trình tự các aa của prôtêin tham gia vào các hoạt động của TB ~> biểu hiện thành tính trạng.

Câu 15

- Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến một cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hay một số cặp nuclêôtit.

- Có 3 dạng:
+ Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
+ Đột biến thêm một cặp nuclêôtit.
+ Đột biến mất một cặp nuclêôtit.

- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy truyền lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein
 
T

trangvip75

Câu 2:Nguyên phân và Giảm phân:

*Nguyên phân

Ở kì đầu khi bước vào nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn, đóng xoắn, có hình thái rõ rệt và đính vào các sợi của thoi phân bào ở tâm động.

Đến kì giữa sau đó chúng tiếp tục co ngắn cho tới khi đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Ở kì sau tiếp theo, từng nhiễm sắc thể kép tách ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực nhờ sự co rút của sợi của thoi phân bào.

Tiếp đến kì cuối khi di chuyển tới 2 cực, sau khi hình thành 2 nhân con, các nhiễm sắc thể dãn xoắn dài ra ở dạng mảnh dần thành sợi nhiễm sắc thể ở kì trung gian.


*Giảm phân

1. Giảm phân I

Lần phân bào I của giảm phân có những diễn biến cơ bản sau đây:

Ở kì đầu, các nhiễm sắc thể kép xoắn, co ngắn, đính vào màng nhân sắp xếp định hướng. Sau đó diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các nhiễm sắc thể kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể diễn ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không phải là chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đã đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó đã tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Tiếp theo là sự tách rời các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng và nhiễm sắc thể tách khỏi màng nhân.

Đến kì giữa, từng cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tập trung và xếp song song ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Ở kì sau, các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập về hai cực tế bào.

Tiếp đến kì cuối, hai nhân mới được tạo thành đều chứa bộ đơn bội kép (n nhiễm sắc thể kép), nghĩa là có số lượng bằng một nửa của tế bào mẹ. Sự phân chia tế bào chất diễn ra hình thành hai tế bào con tuy đều chứa bộ n nhiễm sắc thể kép, nhưng lại khác nhau về nguồn gốc thậm chí cả cấu trúc (nếu sự trao đổi chéo xảy ra).
Sau kì cuối giảm phân I là kì trung gian diễn ra rất nhanh, trong thời điểm này không xảy ra sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể.

2. Giảm phân II

Tiếp ngay sau kì trung gian là giảm phân II diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với lần I và cũng trải qua 4 kì. Ở kì đầu thấy rõ số lượng nhiễm sắc thể kép đơn bội. Đến kì giữa, nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Mỗi nhiễm sắc thể kép gắn với một sợi tách biệt của thoi phân bào. Thông thường, các nhiễm sắc tử chị em hay sợi crômatit đã tách nhau một phần. Tiếp đến kì sau, sự phân chia ở tâm động đã tách hoàn toàn hai nhiễm sắc tử chị em và mỗi chiếc đi về một cực của tế bào. Kết thúc là kì cuối, các nhân mới được tạo thành đều chứa bộ n nhiễm sắc thể đơn và sự phân chia tế bào chất được hoàn thành, tạo ra các tế bào con.
 
T

trangvip75

Câu 6:-Ở động vật ,giói tính không chỉ đc quy định bằng phương pháp di truyền mà nó còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ở bên ngoài môi trường và bên trong cơ thể .
Ví dụ :NHiệt độ ,hoocmoon ,ánh sáng ,môi trường sống...............có thể làm thay đổi giới tính các loài sinh vật.
Ví dụ : trong 1 bể cá vàng ,ngăn bể làm 2 :1 nửa để cá cái ,1 nửa để cá đực .Che 2 nửa để chúng không nhìn thấy nhau .1 thời gian sau ,ben bể toàn cá cái xuất hiện vài con cá đực và bên bể cá đực xuất hiện vài con cá cái @.@
Vì vậy ,con người đã tìm hiểu về các yếu tố đó để có thể chủ động quy định giới tính của các loài sinh vật
-Ý nghĩa:
+điều chỉnh để phù hợp với mục đích sản xuất
 
T

trangvip75

Câu 10:quá trình tổng hợp arn
ARN đc tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc:
- NT khuôn mẫu: ARN đc tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen
- NTBS: A – U, T – A, G – X, X – G.
--> Trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các Nu trên mạch ARN

quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
- Kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
 
T

trangvip75

Câu 4;
Khái niệm;Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực vs 1 giao tử cái tạo thành hợp tử
Ý nghĩa giảm phân:góp phần duy trì ổn định ộ NSt qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Ý nghĩa Thụ tinh: góp phần duy trì ổn định bộ nst qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
 
T

trangvip75

Câu 11:I.Khác nhau về cấu tạo:
ADN:
_Luôn có cấu tạo 2 mạnh song song và xoắn lại
_Đơn phân là các nucleotit
_Các nguyên tố cấu tạo: C,H,O,N,P
_Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN và protein

Protein
_Cos cấu tạo một hay nhiều chuỗi axit amin
_Don phân là các axit amin
_Các nguyên tố cấu tạo chủ yếu là:C,H,N,O
_Có kích thước nhỏ nhất(so với ADN và protein)
II.Chức năng
_ADN: Chứa gen mang thông tin quy định cấu tạo protein
_Protein:protein được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
 
T

trangvip75

16. Em hãy mô tả các dạng đột biến c/trúc NST.Những ng/nhân gây ra biến đổi c/trúc NST ? Tại sao đột biến c/trúc NST thg` gây hại cho ng` và sinh vật
Câu 16: -Các dạng đột bién NST
+ mất đoạn nst
+ lặp đoạn nst
+đảo đoạn nst
-Những ng/nhân gây ra biến đổi c/trúc NST
+do tác động vật lý:tia phóng xá sốc nhệt....
+tác nhân hóa học:tốc trừ sâu....
+tác nhân sinh học:virut.
.
-đột biến c/trúc NST thg` gây hại cho ng` và sinh vật vì:
trải qua quá trình tến hóa lâu dài ,các gen đã đc sắp xếp hài òa trên nst. biến đổi ấu trúc nst làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp gen trên đó nên gai hại cho người và sinh ật
 
T

trangvip75

Câu 18:
-thể đa bội là cơ thể mà trong ế bào sinh dỡng có số nst à bội số của n
VD;cà độc dợc tam bội 3n=36.....................
-Có thẻ nhận biết thể đa bội bg` mắt thg` qua những dấu hiệu:
+tăng kích thước các cơ quan của cây như thân cành lá
-Có thẻ ứng dụng đặc điểm của chúng trong chọn giống cay trồng:
+ăng kích thước thân cây trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng ,tăng kích thước thân lá, củ quả trong viẹc tăng sản lợng rau quả...
Vd:rau muống 4n ó thân,lá to ,năng suất gấp đôi dạng 2n....
 
T

trangvip75

Câu 19:,[/B]Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen,xảy ra trong quá trình sống của cơ thể,dưới tác động trực tiếp của môi trường sống
đột biến cấu trúc nst là những bjến đôi trong cấu trúc nst
 
T

trangvip75

Câu 20:
Mức phản ứng: là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay một nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Ví dụ: Giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8 tấn/ha/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất, còn trong điều kiện bình thường chỉ đạt năng suất bình quân 4,5-5,0 tấn/ha/vụ
- Mức phản ứng di truyền được vì do kiểu gen quy định
 
V

van2000

Câu 4:
Khái niệm về thụ tinh:
-Thụ tinh là quá trình phối hợp giữa giao tử đực mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n với giao tử cái mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n, tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể 2n.
-Thụ tinh là quá trình kết hợp từng đôi của các nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của giao tử để phục hồi bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n cho hợp tử
-Thụ tinh là quá trình kết hợp các yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con .thực chất của quá trình thụ tinh là sự tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể giữa giao tử đực và cái
Ý nghĩa của quá trình thụ tinh:
-Tạo bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội cho hợp tử có tính đặc trưng cho loài được ổn định
- Nhờ sự tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể quá trình thụ tinh tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên thúc đẩy loài tiến hóa
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân:
-Là quá trình phát sinh giao tử có bộ đơn bội n để khi thụ tinh sẽ phục hồi bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n mang tính đặc trưng được ổn định
-Do cơ chế phân li độc lập tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể đồng dạng trong quá trình giảm phân đã tạo ra tính đa dạng cho giao tử là nguyên liệu làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp khi thụ tinh
-Do cơ chế trao đổi chéo xảy ra ở kì trước lần phân bào thứ nhất cũng làm tăng tính đa dạng cho gia tử như vậy cũng làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp thế hệ sau cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tạo nên tính đa dạng và thích nghi cho sinh vật
-Nhờ giảm cân cách đột biến đi vào giao tử sau đó nhờ thụ tinh kết đột biến được phát tán trong quần thể và trở thành nguồn nguyên liệu thứ cấp cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên
 
Top Bottom