Sinh [Sinh 9] NST

Nguyễn Thị Hà Trang

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tám 2017
168
40
49
21
Hưng Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Một tế bào sinh dục chín, xét hai cặp gen dị hợp. Quá trình giảm phân bình thường của tế bào này đã tạo ra hai loại giao tử khác nhau về các cặp gen nói trên.
a. Hãy viết kiểu gen có thể có của tế bào này ở:
- Kì cuối giảm phân 1.
- Kì cuối giảm phân 2.
b. Hãy cho biết đây là tế bào sinh tinh hay sinh trứng, giải thích.
 
Last edited:

Nguyễn Thị Hà Trang

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tám 2017
168
40
49
21
Hưng Yên
Câu 2:
1. Gen D của vi khuẩn có chiều dài là 4080A•, trong đó A = 2/3 G. Gen D đột biến thành gen d có chiều dài không đổi nhưng giảm đi hai liên kết hiđrô.
a. Xác định loại đột biến gen.
b. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho gen D nhân đôi liên tiếp 5 lần.
2. Cho hai tế bào đơn bội có kiểu gen A và Ab, hai tế bào lưỡng bội có kiểu gen Aa và AaBb. Dùng côxixin tác động vào 4 tế bào trên trong quá trình nguyên phân để gây đột biến đa bội.
- Viết kiểu gen của các tế bào đột biến.
- Hãy giải thích cơ chế chung hình thành các tế bào đa bội.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Câu 1:
Một tế bào sinh dục chín, xét hai cặp gen dị hợp. Quá trình giảm phân bình thường của tế bào này đã tạo ra hai loại giao tử khác nhau về các cặp gen nói trên.
a. Hãy viết kiểu gen có thể có của tế bào này ở:
- Kì cuối giảm phân 1.
- Kì cuối giảm phân 2.
b. Hãy cho biết đây là tế bào sinh tinh hay sinh trứng, giải thích.
a. Gọi 2 cặp gen đó là AaBb. Qua kì trung gian sẽ có bộ NST là AAaaBBbb. Dựa vào các cách xếp hàng khác nhau ở GP1 mà cuối GP1 sẽ có các loại giao tử là AABB, aabb hoặc AAbb, aaBB.
Cuối kì 2, NST kép phân ly đều về 2 phía nên giao tử sẽ có các kiểu gen là AB, ab, Ab và aB.
b. Mỗi tế bào sinh dục chín tạo ra 2 giao tử khác nhau --> là tế bào sinh tinh do tế bào sinh trứng chỉ tạo ra 1 trứng ở 1 tế bào.
Câu 2:
1. Gen D của vi khuẩn có chiều dài là 4080A•, trong đó A = 2/3 G. Gen D đột biến thành gen d có chiều dài không đổi nhưng giảm đi hai liên kết hiđrô.
a. Xác định loại đột biến gen.
b. Tính số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho gen D nhân đôi liên tiếp 5 lần.
2. Cho hai tế bào đơn bội có kiểu gen A và Ab, hai tế bào lưỡng bội có kiểu gen Aa và AaBb. Dùng côxixin tác động vào 4 tế bào trên trong quá trình nguyên phân để gây đột biến đa bội.
- Viết kiểu gen của các tế bào đột biến.
- Hãy giải thích cơ chế chung hình thành các tế bào đa bội.
1.
a. Chiều dài không đổi --> đột biến thay thế
Giảm đi 2 liên kết Hidro --> 2 căp G-C thay thế bằng A-T
b. Từ chiều dài gen bạn tính ra số nu của cả gen, rồi sau tính được số nu mỗi loại. Bạn nhân kết quả đó với ([tex]2^{5} - 1[/tex]) là ra số nu môi trường cung cấp cho 5 lần nhân đôi nhé! :)
2.
a. Dùng consisin gây đột biến đa bội thì bạn chỉ cần nhân đôi bộ NST của tế bào lên là được rồi :) Ví dụ như tế bào A sẽ thành AA, tế bào AaBb sẽ thành AAaaBBbb.
b. Cơ chế hình thành các tế bào đa bội thì có 2 kiểu là tự đa bội và dị đa bội. Tự đa bội là do bất thường trong nguyên phân và làm toàn bộ NST đi về 1 phía của tế bào --> tạo tế bào có 2 bộ NST giống nhau. Còn di đa bội là lai 2 tế bào có bộ NST khác nhau, rồi cũng tác động trong nguyên phân và tạo ra tế bào gấp đôi bộ NST.
 
Top Bottom