Sinh [Sinh 9] Nguyên phân

Vương Thiên Ngọc

Học sinh
Thành viên
17 Tháng sáu 2017
44
16
31
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : Nêu những hoạt động chính trong quá trình nguyên phân
Bài 2 : Trong nguyên phân sự kiện nào đóng vai trò quyết định đảm bảo cho 2 tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau
Bài 3 : Một tế bào nguyên phân liên tiếp 1 số lần đã tạo ra 128 tế bào con và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 2540 NST đơn. Xác định số lần của tế bào và bộ NST 2n
Bài 4 : có 2 tế bào có cùng 1 cơ thể nguyên phân 1 số lần không giống nhau tạo ra tổng số 24 tế bào con và đòi hỏi môi trường cung cấp 176 NST đơn. hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST 2n của loài
 

Bonechimte

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
8 Tháng bảy 2017
2,553
4,752
563
Hà Nội
...
Bài 1 : Nêu những hoạt động chính trong quá trình nguyên phân
Bài 2 : Trong nguyên phân sự kiện nào đóng vai trò quyết định đảm bảo cho 2 tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau
Bài 3 : Một tế bào nguyên phân liên tiếp 1 số lần đã tạo ra 128 tế bào con và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 2540 NST đơn. Xác định số lần của tế bào và bộ NST 2n
Bài 4 : có 2 tế bào có cùng 1 cơ thể nguyên phân 1 số lần không giống nhau tạo ra tổng số 24 tế bào con và đòi hỏi môi trường cung cấp 176 NST đơn. hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST 2n của loài
Quá trình nguyên phân:

-Kì đầu: NST dần co xoắn, màng nhân tiêu biến và thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa: NST xoắn cực đại xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đại.
- Kì sau: thoi phân bào đính vào hai phía của cromtit.; cặp NST chị em tách nhau ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST tháo xoắn, màng nhân dần xuất hiện, hai tế bào con dần hình thành.
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Bài 1 : Nêu những hoạt động chính trong quá trình nguyên phân
- nhân đôi
- phân ly
- tổ hợp
( bạn có thể nói rõ thêm cũng đc)
Bài 2 : Trong nguyên phân sự kiện nào đóng vai trò quyết định đảm bảo cho 2 tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau
-
nhân đôi ở kỳ trung gian, tạo bộ NST 2n kép
- phân ly ở kỳ sau ( mỗi NST kép chẻ dọc tại tâm động thành 2 NST đơn và phân ly về 2 cực TB, tạo bộ 2n giống hệt nhau và giống hệt TB mẹ)
Bài 3 : Một tế bào nguyên phân liên tiếp 1 số lần đã tạo ra 128 tế bào con và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 2540 NST đơn. Xác định số lần của tế bào và bộ NST 2n

áp dụng công thức tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân ( nguyên phân k lần)
[tex]2^{k} = 128 <=> k =7 => 2n(2^{7} - 1 ) = 2540 <=> 2n = 20[/tex]

Bài 4 : có 2 tế bào có cùng 1 cơ thể nguyên phân 1 số lần không giống nhau tạo ra tổng số 24 tế bào con và đòi hỏi môi trường cung cấp 176 NST đơn. hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST 2n của loài
gọi số lần nguyên phân của 2 TB là x và y
- tổng số TB tạo ra: [tex]2^{x} + 2^{y} = 24[/tex]
- số NST mtg cung cấp:
[tex]2n(2^{x} - 1) + 2n(2^{y} - 1) = 176 \Leftrightarrow 2n( 2^{x} + 2^{y} - 2) =176[/tex]
em thế vào sẽ tìm được: 2n = 8; (x;y) = (2;3) hoặc (3;2)
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
c1: 4 kì, trong SGK có nói em nhé
c2: có 2 sự kiện quan trọng là nhân đôi ở kì trung gian và phân ly ở kì sau nhé
* các câu còn lại đã có người làm, em kham khảo qua nhé

p/s: em có thể giải thích thêm ở c1 và c2 cũng được, kham khảo thử đáp án của anh, chúc em học tốt
- Thân -
 

Vương Thiên Ngọc

Học sinh
Thành viên
17 Tháng sáu 2017
44
16
31
Hà Tĩnh
c1: 4 kì, trong SGK có nói em nhé
c2: có 2 sự kiện quan trọng là nhân đôi ở kì trung gian và phân ly ở kì sau nhé
* các câu còn lại đã có người làm, em kham khảo qua nhé

p/s: em có thể giải thích thêm ở c1 và c2 cũng được, kham khảo thử đáp án của anh, chúc em học tốt
- Thân -
anh có thể giúp em c4 được không em chưa học phương pháp giải thế. Nên không hiểu cách họ làm @aooyuki@gmail.com

anh có thể giúp em c4 được không em chưa học phương pháp giải thế. Nên không hiểu cách họ làm @aooyuki@gmail.com
câu 4 đó
 
Last edited by a moderator:

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Bài 4 : có 2 tế bào có cùng 1 cơ thể nguyên phân 1 số lần không giống nhau tạo ra tổng số 24 tế bào con và đòi hỏi môi trường cung cấp 176 NST đơn. hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST 2n của loài
gọi số lần nguyên phân của 2 TB là x và y
- tổng số TB tạo ra:
png.latex
* x, y là số lần NP của tb, và số tb con tạo ra là 24 *
- số NST mtg cung cấp: khúc sau là có ct, giảng cụ thể thì a ko nhớ, biết làm vậy thôi e, @Oahahaha chị giảng giùm em với
 

Dangtp Lan

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng sáu 2017
143
276
76
22
Bắc Giang
Đại Học Luật Hà Nội
Bài 1 : Nêu những hoạt động chính trong quá trình nguyên phân
-Kì đầu: NST dần co xoắn, màng nhân tiêu biến và thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa: NST xoắn cực đại xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đại.
- Kì sau: Hai NST đơn trong thể kép tách rời nhau ở tâm động và mỗi cái di chuyển chậm về 1 cực của tế bào
- Kì cuối: NST tháo xoắn, màng nhân dần xuất hiện, hai tế bào con dần hình thành.
Bài 2 : Trong nguyên phân sự kiện nào đóng vai trò quyết định đảm bảo cho 2 tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau
- Quá trình nhân đôi ở kỳ trung gian, tạo bộ NST 2n kép đặc trưng
- Quá trình phân ly ở kỳ sau ( mỗi NST kép chẻ dọc tại tâm động thành 2 NST đơn và phân ly về 2 cực TB, tạo bộ NST 2n giống hệt nhau và giống hệt TB mẹ)
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Bài 1 : Nêu những hoạt động chính trong quá trình nguyên phân
- nhân đôi
- phân ly
- tổ hợp
( bạn có thể nói rõ thêm cũng đc)
Bài 2 : Trong nguyên phân sự kiện nào đóng vai trò quyết định đảm bảo cho 2 tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống nhau
-
nhân đôi ở kỳ trung gian, tạo bộ NST 2n kép
- phân ly ở kỳ sau ( mỗi NST kép chẻ dọc tại tâm động thành 2 NST đơn và phân ly về 2 cực TB, tạo bộ 2n giống hệt nhau và giống hệt TB mẹ)
Bài 3 : Một tế bào nguyên phân liên tiếp 1 số lần đã tạo ra 128 tế bào con và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 2540 NST đơn. Xác định số lần của tế bào và bộ NST 2n

áp dụng công thức tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân ( nguyên phân k lần)
[tex]2^{k} = 128 <=> k =7 => 2n(2^{7} - 1 ) = 2540 <=> 2n = 20[/tex]

Bài 4 : có 2 tế bào có cùng 1 cơ thể nguyên phân 1 số lần không giống nhau tạo ra tổng số 24 tế bào con và đòi hỏi môi trường cung cấp 176 NST đơn. hãy xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST 2n của loài
gọi số lần nguyên phân của 2 TB là x và y
- tổng số TB tạo ra: [tex]2^{x} + 2^{y} = 24[/tex]
- số NST mtg cung cấp:
[tex]2n(2^{x} - 1) + 2n(2^{y} - 1) = 176 \Leftrightarrow 2n( 2^{x} + 2^{y} - 2) =176[/tex]
em thế vào sẽ tìm được: 2n = 8; (x;y) = (2;3) hoặc (3;2)
Em tìm ra x, y sai rồi kìa :v Phương trình thì đúng nhưng tính hơi nhầm rồi :)
anh có thể giúp em c4 được không em chưa học phương pháp giải thế. Nên không hiểu cách họ làm @aooyuki@gmail.com
Thế ở bài này đơn giản mà em :v @Ng.Klinh đã tìm ra 2 phương trình là:
[tex]2n( 2^{x} + 2^{y} - 2) =176[/tex]
[tex]2^{x} + 2^{y} = 24[/tex]
Pt thứ 1 có 2^x + 2^y mà pt thứ 2 đã cho 2^x + 2^y = 24 rồi đúng không. Em thế 24 vào pt 1 sẽ có: 2n(24 - 2) = 176
→ Từ đó em sẽ tìm được 2n = 8 rồi :v
Còn để tìm ra x,y thì em biết là x,y luông phải nguyên dương đúng không. Mà 2^x + 2^y = 24. Phần này số khá nhỏ nên em phải mò thôi:
Nếu x = 1 → không có giá trị y nguyên thỏa mãn
Nếu x = 2 → không có giá trị y nguyên thỏa mãn
Nếu x = 3 → y = 4
Nếu x = 4 → y = 3
Nếu x >= 5 → 2^x > 24 → Loại.
Vì vậy sẽ có 2 giá trị (x,y) thỏa mãn = (3,4) và (4,3)
----
Mà sao em lại chưa học giải hệ pt à? :v Chị nhớ là lớp 9 phải học cái đó rồi chứ nhỉ
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Em tìm ra x, y sai rồi kìa :v Phương trình thì đúng nhưng tính hơi nhầm rồi :)

Thế ở bài này đơn giản mà em :v @Ng.Klinh đã tìm ra 2 phương trình là:
[tex]2n( 2^{x} + 2^{y} - 2) =176[/tex]
[tex]2^{x} + 2^{y} = 24[/tex]
Pt thứ 1 có 2^x + 2^y mà pt thứ 2 đã cho 2^x + 2^y = 24 rồi đúng không. Em thế 24 vào pt 1 sẽ có: 2n(24 - 2) = 176
→ Từ đó em sẽ tìm được 2n = 8 rồi :v
Còn để tìm ra x,y thì em biết là x,y luông phải nguyên dương đúng không. Mà 2^x + 2^y = 24. Phần này số khá nhỏ nên em phải mò thôi:
Nếu x = 1 → không có giá trị y nguyên thỏa mãn
Nếu x = 2 → không có giá trị y nguyên thỏa mãn
Nếu x = 3 → y = 4
Nếu x = 4 → y = 3
Nếu x >= 5 → 2^x > 24 → Loại.
Vì vậy sẽ có 2 giá trị (x,y) thỏa mãn = (3,4) và (4,3)
----
Mà sao em lại chưa học giải hệ pt à? :v Chị nhớ là lớp 9 phải học cái đó rồi chứ nhỉ
học kỳ 2 mới học chị ạ
haiz
em tính nhẩm qua loa nên k tránh sai sót
mn thông cảm
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Em tìm ra x, y sai rồi kìa :v Phương trình thì đúng nhưng tính hơi nhầm rồi :)

Thế ở bài này đơn giản mà em :v @Ng.Klinh đã tìm ra 2 phương trình là:
[tex]2n( 2^{x} + 2^{y} - 2) =176[/tex]
[tex]2^{x} + 2^{y} = 24[/tex]
Pt thứ 1 có 2^x + 2^y mà pt thứ 2 đã cho 2^x + 2^y = 24 rồi đúng không. Em thế 24 vào pt 1 sẽ có: 2n(24 - 2) = 176
→ Từ đó em sẽ tìm được 2n = 8 rồi :v
Còn để tìm ra x,y thì em biết là x,y luông phải nguyên dương đúng không. Mà 2^x + 2^y = 24. Phần này số khá nhỏ nên em phải mò thôi:
Nếu x = 1 → không có giá trị y nguyên thỏa mãn
Nếu x = 2 → không có giá trị y nguyên thỏa mãn
Nếu x = 3 → y = 4
Nếu x = 4 → y = 3
Nếu x >= 5 → 2^x > 24 → Loại.
Vì vậy sẽ có 2 giá trị (x,y) thỏa mãn = (3,4) và (4,3)
----
Mà sao em lại chưa học giải hệ pt à? :v Chị nhớ là lớp 9 phải học cái đó rồi chứ nhỉ
học kỳ 2 mới học chị ạ
haiz
em tính nhẩm qua loa nên k tránh sai sót
mn thông cảm

hèn gì thấy đáp án lạ lạ, mà @Oahahaha hk2 mới bắt đầu học ct để áp dụng làm bài tính toán chị ạ
 

phuongmeo18

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng tư 2017
13
4
6
22
Mấy bạn giúp mình câu này vs: Tại sao ở kì sau của nguyên phân khi phân li thì mỗi NST đơn trong NST kép đi về một cực của tế bào, còn ở kì sau của giảm phân 1 thì mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng đi về một cực của tế bào?
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Mấy bạn giúp mình câu này vs: Tại sao ở kì sau của nguyên phân khi phân li thì mỗi NST đơn trong NST kép đi về một cực của tế bào, còn ở kì sau của giảm phân 1 thì mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng đi về một cực của tế bào?
Nguyên nhân xuất phát ở kỳ giữa
- kỳ giữa nguyên phân, NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt xích đạo, thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động => mỗi thoi phân bào kéo 1 NST đơn về 1 cực
- kỳ giữa của giảm phân 1, NST sếp thành 2 hàng, thoi phân bào đính vào 1 phía của NST => kéo NST kép về cực của TB
 

aooyuki@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng hai 2016
486
552
151
22
Đồng Nai
Mấy bạn giúp mình câu này vs: Tại sao ở kì sau của nguyên phân khi phân li thì mỗi NST đơn trong NST kép đi về một cực của tế bào, còn ở kì sau của giảm phân 1 thì mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng đi về một cực của tế bào?
câu này trong SGK mục các chu kì có ghi em nhé, là do sự co rút của thoi phân bào thôi
 

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
câu này trong SGK mục các chu kì có ghi em nhé, là do sự co rút của thoi phân bào thôi
xin lỗi bạn nhé
sự co rút của thoi phân bào?
ý bạn là gì vậy nhỉ? co rút bình thường hoặc không bình thường à?
nếu như vậy thì ảnh hưởng đến phân chia không đồng đều các NST
còn nguyên nhân của sự phân ly NST đơn trong NP, NST kép trong giảm phân I là sự sắp xếp của NST trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kỳ giữa
cụ thể như mình đã nói ở trên
Nguyên nhân xuất phát ở kỳ giữa
- kỳ giữa nguyên phân, NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt xích đạo, thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động => mỗi thoi phân bào kéo 1 NST đơn về 1 cực
- kỳ giữa của giảm phân 1, NST sếp thành 2 hàng, thoi phân bào đính vào 1 phía của NST => kéo NST kép về cực của TB
 

Hentaiz

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng chín 2017
1
0
1
22
Hà Nội
Nguyên nhân xuất phát ở kỳ giữa
- kỳ giữa nguyên phân, NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt xích đạo, thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động => mỗi thoi phân bào kéo 1 NST đơn về 1 cực
- kỳ giữa của giảm phân 1, NST sếp thành 2 hàng, thoi phân bào đính vào 1 phía của NST => kéo NST kép về cực của TB
 
Top Bottom