Sinh [Sinh 9] Nguyên phân - xác định thời gian và tốc độ phân bào

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy :
Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái.
Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768.
a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu.

Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định.
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?

Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?

Bài 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy.
à Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn.
Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng.
Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.
Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài.
b. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào?
c. Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử?

Bài 5: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài. Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.
Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C.
c. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào?

Dạng 3: Xác định thời gian và tốc độ phân bào.

Bài 6: Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4
a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ?
b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):
-Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào?
- Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?

Bài 7: Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian.
Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624. Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400.
Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16.
Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử.
b. So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử?
c. Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc độ phân bào của hợp tử B là giảm dần
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy :
Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái.
Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768.
a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu.
1) a-gọi x, y lần lượt là số NST kép và đơn ở 2 cá thể đực và cái nói trên, số tb sinh dục đực là x/8 = số NST Y.
ta có: x+y = 768 và x/8 = 1/16y => x = 256; y = 512
=> số tb tại thời điểm quan sát: số tb sinh dục đực = 256/8 = 32; số tb sinh dục cái = 512/2n.2 = 32.
b/ ta có: số lần np của tb sd đực = 1.2k = 28 = 256 => k = 8 lần
số lần np của tb sd đực cái = 1.2n = 29 = 512 => n = 9 lần

Bài 5: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài. Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.
Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C.
c. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào?
a) Gọi số lần nguyên phân lần lượt là k; k’; k’’’
Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài
[tex]\Rightarrow 2^{k}=\frac{2n}{3}(1)[/tex]
Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.
[tex]\Rightarrow 2n(2^{k}-1)=168(2)[/tex]
Thế (1) vào (2) ta có
[tex]2n( 2n – 3 ) = 504 \Rightarrow n = 12\Rightarrow 2n = 24[/tex]
b) Số lần phân bào của tế bào A là [tex]2^{k} =\frac{2n}{3}=\frac{24}{3}=8\Rightarrow k=3[/tex]
Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.
[tex]( 2^k’ + 2^k’’ ).2n = 5762^\Rightarrow {k’} + 2^{k’’} = 24[/tex]
nếu k’ = 1 => 2^k’’ = 22 ( loại )
nếu k’ = 2 => 2^k’’ = 20 ( lọai )
nếu k’ = 3 => 2^k’’ = 16 => k’’ = 4 ( thỏa mãn )
nếu k’ = 4 => 2^k’’ = 8 => k’’ = 3
Vậy tế bào B và C nguyên phân 4 lần hoặc 3 lần
c) Số NST đơn mới cung cấp cho tế bào A = 2n.( 2^3 – 2 ) = 24.6 = 144
 
Last edited by a moderator:

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định.
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?
a. Số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng = 3360 : 28 = 120 (tế bào)
Số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối của tế bào A = 120 : ( 1 + 2 + 4 + 8) * 1 = 8 (tế bào)
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào A = 3 + 1 = 4 lần
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào B = 5 lần
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào C = 6 lần
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào D = 7 lần
b. Có số lần phân bào rồi thì bạn chỉ cần áp dụng công thức số tế bào con = [tex]2^{k}[/tex] với k là số lần phân bào.
c. Tổng số tế bào hiện diễn qua các đợt phân bào của tế bào A = [tex]2^{0}[/tex] + [tex]2^{1}[/tex] + [tex]2^{2}[/tex] + [tex]2^{3}[/tex] + [tex]2^{4}[/tex] = 31 (tế bào)
(Bạn làm tương tự với tế bào B, C, D nhé)

Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?
a. Xét nhóm 1:
Gọi số tế bào bạn đầu của nhóm là x. Ta có phương trình: x * [tex]2^{x}[/tex] = 64
[tex]\rightarrow[/tex] x = 4 [tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào = số tế bào bạn đầu của nhóm = 4
Xét nhóm 2:
Số tế bào con tham gia đợt nhân bào cuối cùng = 8 * 3 = 24 (tế bào)
Số tb của nhóm 2 có thể là 3 tb (với 3 đợt phân bào trước đó), 6 tế bào (với 2 đợt phân bào trước đó) hoặc 12 tế bào (với 1 đợt phân bào trước đó)

số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một
mình ko hiểu ý này lắm :v số tb tham gia đợt phân bào cuối = 24 thì đương nhiêu nhiều hơn số tb của nhóm 1 (4 tế bào) rồi, đề bài còn cho làm gì? Bạn thử kiểm tra lại đề bài xem, có thể ý này bạn ghi sai vì nếu ko có ý khác thì sẽ chẳng biết được tb nhóm 2 sẽ có 3, 6, hay 12 tế bào cả :v

Bài 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy.
à Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn.
Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng.
Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.
Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài.
b. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào?
c. Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử?
a. Gọi bộ NST của các hợp tử là 2n, 2n' và 2n''. Số lần phân bào của các hợp tử là a, b, c.
Từ đề bài ta có các phương trình sau:
[tex]2^{a}[/tex] = 2n
2n * (2n - 1) = 48
[tex]2^{b}[/tex] = a/2 * 4
[tex]2^{c}[/tex] = 0,25 [tex]2^{b}[/tex]
2n' * [tex]2^{c}[/tex] - 2n'' * [tex]2^{b}[/tex] = 224
n' * [tex]2^{c}[/tex] - n'' * [tex]2^{b}[/tex] = 31

... 15' mình mò ra được những phương trình này, rồi 2s sau nhận ra rằng pt thứ 2 không ra số chẵn... :v :v
Anh @yuper giúp em xem bài 3, 4 với! Sao cả 2 bài e đều tính không ra thế này T_T
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
a. Số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng = 3360 : 28 = 120 (tế bào)
Số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối của tế bào A = 120 : ( 1 + 2 + 4 + 8) * 1 = 8 (tế bào)
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào A = 3 + 1 = 4 lần
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào B = 5 lần
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào C = 6 lần
[tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào của tế bào D = 7 lần
b. Có số lần phân bào rồi thì bạn chỉ cần áp dụng công thức số tế bào con = [tex]2^{k}[/tex] với k là số lần phân bào.
c. Tổng số tế bào hiện diễn qua các đợt phân bào của tế bào A = [tex]2^{0}[/tex] + [tex]2^{1}[/tex] + [tex]2^{2}[/tex] + [tex]2^{3}[/tex] + [tex]2^{4}[/tex] = 31 (tế bào)
(Bạn làm tương tự với tế bào B, C, D nhé)
Bạn làm ntn để tính ra số lần phân bào của các tế bào A, B, C, D vậy ??? Mình tính ra số khác mà không bt có đúng ko.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Bạn làm ntn để tính ra số lần phân bào của các tế bào A, B, C, D vậy ??? Mình tính ra số khác mà không bt có đúng ko.
Thì mình đã tính ra số tb tham gia đợt phân bào cuối của tb A là 8 rồi đúng không?
Từ 1 tế bào A để ra được 8 tế bào con thì cần 3 lượt phân bào thì 1 * [tex]2^{3}[/tex] mới = 8 tế bào được
Mà 8 tế bào con đó còn tham gia đợt phân bào cuối nữa, vậy tức là tổng số đợt phân bào = 3 +1 = 4 đúng không :v
Tỉ lệ số tb ở đợt phân bào cuối giữa A và B là 1:2. Tức là số tế bào B gấp đôi số tế bào A = 8 * 2 = 16 tế bào. Rồi làm như trên bạn sẽ tính ra được số đợt phân bào của tb B
...bla bla bla... tương tự với tế bào C và D cũng như thế.

Bạn tính ra đáp án là bao nhiêu? Làm thế nào? :v
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Thì mình đã tính ra số tb tham gia đợt phân bào cuối của tb A là 8 rồi đúng không?
Từ 1 tế bào A để ra được 8 tế bào con thì cần 3 lượt phân bào thì 1 * [tex]2^{3}[/tex] mới = 8 tế bào được
Mà 8 tế bào con đó còn tham gia đợt phân bào cuối nữa, vậy tức là tổng số đợt phân bào = 3 +1 = 4 đúng không :v
Tỉ lệ số tb ở đợt phân bào cuối giữa A và B là 1:2. Tức là số tế bào B gấp đôi số tế bào A = 8 * 2 = 16 tế bào. Rồi làm như trên bạn sẽ tính ra được số đợt phân bào của tb B
...bla bla bla... tương tự với tế bào C và D cũng như thế.

Bạn tính ra đáp án là bao nhiêu? Làm thế nào? :v
Số lần nguyên phân là 3, 4, 5, 6 lần, hình như là sai r hay sao ý =D
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Số lần nguyên phân là 3, 4, 5, 6 lần, hình như là sai r hay sao ý =D
ukm :)) chắc là bạn quên cộng lần nguyên phân cuối :v :v
Mình thử lên mạng tra các bài này thì có vẻ như đề bài của bạn không sai đề thật :v :v Chắc là cách làm của mình sai :v Để mình thử tìm thêm kiến thức về những dạng này rồi mình sẽ đăng nốt đáp án sau vậy nhé :v :v
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Thì mình đã tính ra số tb tham gia đợt phân bào cuối của tb A là 8 rồi đúng không?
Từ 1 tế bào A để ra được 8 tế bào con thì cần 3 lượt phân bào thì 1 * [tex]2^{3}[/tex] mới = 8 tế bào được
Mà 8 tế bào con đó còn tham gia đợt phân bào cuối nữa, vậy tức là tổng số đợt phân bào = 3 +1 = 4 đúng không :v
Tỉ lệ số tb ở đợt phân bào cuối giữa A và B là 1:2. Tức là số tế bào B gấp đôi số tế bào A = 8 * 2 = 16 tế bào. Rồi làm như trên bạn sẽ tính ra được số đợt phân bào của tb B
...bla bla bla... tương tự với tế bào C và D cũng như thế.
Về ý b, bài hỏi là: Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D. Như vậy có cần phải trừ đi 1 tb ban đầu không???
 
Last edited by a moderator:

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Không cần đâu bạn à :v Như trong lý thuyết của quá trình nguyên phân thì bộ NST của tế bào đã bị chia đôi khi phân bào rồi nên tế bào nào được tạo ra cũng là mới hết cả. Tế bào ban đầu đã tạo thành 2 tế bào mới chứ không phải 1 tế bào mọc ra 1 tế bào mới nên tế bào cũ không còn nữa. Vậy nên ko cần trừ đi 1 tế bào ban đầu đâu :v
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Không cần đâu bạn à :v Như trong lý thuyết của quá trình nguyên phân thì bộ NST của tế bào đã bị chia đôi khi phân bào rồi nên tế bào nào được tạo ra cũng là mới hết cả. Tế bào ban đầu đã tạo thành 2 tế bào mới chứ không phải 1 tế bào mọc ra 1 tế bào mới nên tế bào cũ không còn nữa. Vậy nên ko cần trừ đi 1 tế bào ban đầu đâu :v
Vâng ạ. Mình nghĩ là cần trừ đi 1 tb cũ nhưng không cần.
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
a. Xét nhóm 1:
Gọi số tế bào bạn đầu của nhóm là x. Ta có phương trình: x * [tex]2^{x}[/tex] = 64
[tex]\rightarrow[/tex] x = 4 [tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào = số tế bào bạn đầu của nhóm = 4
Xét nhóm 2:
Số tế bào con tham gia đợt nhân bào cuối cùng = 8 * 3 = 24 (tế bào)
Số tb của nhóm 2 có thể là 3 tb (với 3 đợt phân bào trước đó), 6 tế bào (với 2 đợt phân bào trước đó) hoặc 12 tế bào (với 1 đợt phân bào trước đó)

Em không hiểu lắm về nhóm 2, Chị giải thích cho e đc không. (Bh mới bt chị 16 t, e 14 t thôi)
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
a. Xét nhóm 1:
Gọi số tế bào bạn đầu của nhóm là x. Ta có phương trình: x * [tex]2^{x}[/tex] = 64
[tex]\rightarrow[/tex] x = 4 [tex]\rightarrow[/tex] Số lần phân bào = số tế bào bạn đầu của nhóm = 4
Xét nhóm 2:
Số tế bào con tham gia đợt nhân bào cuối cùng = 8 * 3 = 24 (tế bào)
Số tb của nhóm 2 có thể là 3 tb (với 3 đợt phân bào trước đó), 6 tế bào (với 2 đợt phân bào trước đó) hoặc 12 tế bào (với 1 đợt phân bào trước đó)

Em không hiểu lắm về nhóm 2, Chị giải thích cho e đc không. (Bh mới bt chị 16 t, e 14 t thôi)
Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?
Xét ở nhóm 2:
Số NST đơn phân ly về 1 cực trong 1 tế bào = bộ NST của loại = 16
Mà số NST cùng nguồn ( từ bố hoặc mẹ) trong đó sẽ bằng một nửa số NST của bộ NST của loài = 16 : 2 = 8
--> Số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối = 8 * 3 = 24
Từ đó em sẽ chia ra được thành 3 TH:
- Các tế bào đã phân chia được 1 lần, số tế bào ban đầu = 24 : 2 = 12 (tế bào)
- Các tế bào đã phân chia được 2 lần, số tế bào ban đầu = 24 : 2^2 = 6 (tế bào)
- Các tế bào đã phân chia được 3 lần, số tế bào ban đầu = 24 : 2^3 = 3 (tế bào)

... và sau khi chị tính ra được 3 đáp án đó thì...chịu luôn :v Thực sự là đề bài không cho thêm dữ kiện nào nữa để loại đi 2 phương án cả. Và đề bài còn cho thêm một ý rõ chả ra đâu: tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Xét ở nhóm 2:
Số NST đơn phân ly về 1 cực trong 1 tế bào = bộ NST của loại = 16
Mà số NST cùng nguồn ( từ bố hoặc mẹ) trong đó sẽ bằng một nửa số NST của bộ NST của loài = 16 : 2 = 8
--> Số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối = 8 * 3 = 24
Từ đó em sẽ chia ra được thành 3 TH:
- Các tế bào đã phân chia được 1 lần, số tế bào ban đầu = 24 : 2 = 12 (tế bào)
- Các tế bào đã phân chia được 2 lần, số tế bào ban đầu = 24 : 2^2 = 6 (tế bào)
- Các tế bào đã phân chia được 3 lần, số tế bào ban đầu = 24 : 2^3 = 3 (tế bào)

... và sau khi chị tính ra được 3 đáp án đó thì...chịu luôn :v Thực sự là đề bài không cho thêm dữ kiện nào nữa để loại đi 2 phương án cả. Và đề bài còn cho thêm một ý rõ chả ra đâu: tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .


E nghĩ là: Nếu số tế bào tham gia đợt phân bào cuối của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm 1 thì có thể nhóm 2 > 4 tế bào.
 

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?
a.
- Nhóm 1:
Gọi số TB bạn đầu là x, ta có: [TEX]x.2^x=64[/TEX] <=> [TEX]x=4[/TEX]

Số TB tham ga]ia đợt phân bào cuối cùng: 32
- Nhóm 2:
Số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân li về 2 cực TB, tức là số NST thuộc bố hoặc mẹ trong bộ NST, tức là bằng 8. => số TB con tạo ra: [TEX]3.8.2=48[/TEX]

Gọi y và k lần lượt là số Tb ban đầu và số lần phân bào, ta có: [TEX]y.2^k=48[/TEX]

Nếu số TB ban dầu là 1 => [TEX]2^k=48[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 2 => [TEX]2^k=24[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 3 => [TEX]2^k=16[/TEX] => phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 4 => [TEX]2^k=12[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 6 => [TEX]2^k=8[/TEX] => phù hợp

số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một => ĐỀ SAI (SỐ TB THAM GIA ĐỢT PHÂN BÀO CUỐI CÙNG CỦA NHÓM 2 LÀ 24 - KHÔNG CÓ CÂU NÀY ĐỀ ĐÚNG)
Bài 6: Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4
a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ?
b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):
-Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào?
- Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?
Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ => xem lại đề ở chỗ này

Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất) => xem lại chỗ này luôn

Bài này khong khó, em chỉ cần xem lại chính xác 2 chỗ bôi đen đó là gì là sẽ giải quyết đc.

Mấu cốt bài này là tìm ra tổng thời gian của các lần phân bào là ok hết. Gọi x là thời gian nghỉ, y là thời gian phâ bào, ta có:
[TEX]x+y=.....[/TEX] (1)
[TEX]x-y=.....[/TEX] (2)

Xem lại đềở chỗ bôi đen và giải hệ 2 PT trên sẽ ra hết
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
a.
- Nhóm 1:
Gọi số TB bạn đầu là x, ta có: [TEX]x.2^x=64[/TEX] <=> [TEX]x=4[/TEX]

Số TB tham ga]ia đợt phân bào cuối cùng: 32
- Nhóm 2:
Số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân li về 2 cực TB, tức là số NST thuộc bố hoặc mẹ trong bộ NST, tức là bằng 8. => số TB con tạo ra: [TEX]3.8.2=48[/TEX]

Gọi y và k lần lượt là số Tb ban đầu và số lần phân bào, ta có: [TEX]y.2^k=48[/TEX]

Nếu số TB ban dầu là 1 => [TEX]2^k=48[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 2 => [TEX]2^k=24[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 3 => [TEX]2^k=16[/TEX] => phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 4 => [TEX]2^k=12[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 6 => [TEX]2^k=8[/TEX] => phù hợp

số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một => ĐỀ SAI (SỐ TB THAM GIA ĐỢT PHÂN BÀO CUỐI CÙNG CỦA NHÓM 2 LÀ 24 - KHÔNG CÓ CÂU NÀY ĐỀ ĐÚNG)

Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ => xem lại đề ở chỗ này

Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất) => xem lại chỗ này luôn

Bài này khong khó, em chỉ cần xem lại chính xác 2 chỗ bôi đen đó là gì là sẽ giải quyết đc.

Mấu cốt bài này là tìm ra tổng thời gian của các lần phân bào là ok hết. Gọi x là thời gian nghỉ, y là thời gian phâ bào, ta có:
[TEX]x+y=.....[/TEX] (1)
[TEX]x-y=.....[/TEX] (2)

Xem lại đềở chỗ bôi đen và giải hệ 2 PT trên sẽ ra hết
Hình như đề không sai đâu anh à :v Em lên mạng tra đề bài của bài này thì có rất nhiều trang đều cho những bài có đề bài giống hệt trên (nhưng không có đáp án T_T). Nếu đề bài sai thì tức là tất cả đều lấy từ cùng một nguồn sai à?

Bài 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Quan sát tế bào sinh dục sơ khai của một ruồi giấm đực và một ruồi giấm cái đang phân bào người ta nhận thấy :
Số NST kép loại Y ở ruồi giấm đực đang tập trung ở mặt phẳng xích đạo bằng 1/16 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực tế bào ở ruồi giấm cái.
Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể nói trên tại thời điểm quan sát là 768.
a. Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát?
b. Nếu các tế bào nói trên đều được tạo ra từ một tế bào sinh dục sơ khai thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu.

Bài 2: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8
Tổng số cromatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Hãy xác định.
a. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D
b. Số tế bào con mới được tạo thêm từ mỗi tế bào A, B, C, D?
c. Tổng số tế bào hiện diện qua các đợt phân bào của 4 tế bào đã cho?

Bài 3: Xét hai nhóm tế bào sinh dưỡng của loài A phân bào.
Nhóm 1 : các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và bằng số tế bào ban đầu của nhóm với tổng số tế bào con được tạo ra là 64.
Nhóm 2: Các tế bào đều phân bào với số đợt bằng nhau và số tế bào con tham gia đợt phân bào cuối cùng gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào.
a. Xác định số tế bào ban đầu và số lần phân bào mỗi nhóm?
Biết bộ NST của loài A là 2n = 16 và số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một .
b. Tổng số tế bào con được tạo thêm trong đợt phân bào cuối cùng của hai nhóm?

Bài 4: Theo dõi sự phân bào của 3 hợp tử A, B, C người ta nhận thấy.
à Hợp tử A nguyên phân liên tiếp một số lần, tạo một số tế bào con bằng số NST đơn trong bộ NST lưỡng bội của loài. Quá trình phân bào của hợp tử A, môi trường nội bào phải cung cấp 48 NST đơn mới hoàn toàn.
Hợp tử B nguyên phân tạo một số tế bào con bằng số Cromatit quan sát được trên mặt phẳng xích đạo của các tế bào con được tạo ra từ hợp tử A đang tham gia đợt phân bào cuối cùng.
Hợp tử C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng 25% số tế bào con do hợp tử B tạo ra.
Tổng số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số NST đơn trong các tế bào sinh ra từ hợp tử B là 224. Số lượng NST đơn có nguồn gốc từ bố trong các tế bào sinh ra từ hợp tử C nhiều hơn số lượng NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử B là 31.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử? Từ đó kết luận 3 hợp tử đã cho thuộc cùng một loài hay khác loài.
b. Tính số NST đơn môi trường nội bào phải cung cấp cho mỗi hợp tử phân bào?
c. Số thoi dây tơ vô săc xuất hiên trong đợt phân bào cuối cùng của 3 hợp tử?

Bài 5: Xét 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C thuộc cùng một loài. Tế bào A nguyên phân một số lần cho số tế bào con bằng 1/3 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Quá trình nguyên phân của tế bào A môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu di truyền tương đương với 168 NST đơn.
Tế bào B và C trải qua nguyên phân với tổng số NST đơn trong các tế bào con được tạo ra khi kết thúc đợt phân bào cuối cùng là 576.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
b. Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C.
c. Số NST đơn mới hoàn toàn môi trường phải cung cấp cho tế bào A phân bào?

Dạng 3: Xác định thời gian và tốc độ phân bào.

Bài 6: Ở lúa bộ NST 2n = 24. Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ. Quá trình phân bào nói trên môi trường tế bào phải cung cấp1488 NST đơn mới hoàn toàn. Thời gian cần thiết cho kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối trong một chu kỳ phân bào tương ứng với tỷ lệ 1: 3: 2: 4
a. Xác định thời gian cần thiết cho mỗi chu kỳ ?
b. Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất):
-Tế bào đang phân bào ở đợt thứ mấy? Thuộc kỳ nào?
- Đặc điểm hình thái của NST ở mỗi thời điểm nói trên?

Bài 7: Hợp tử A, B thuộc hai loài khác nhau phân bào với số lần không bằng nhau trong cùng một thời gian.
Tổng số NST đơn huy động của môi trường cho cả hai hợp tử phân bào là 1624. Trong đó số NST đơn cung cấp cho hợp tử B nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho hợp tử A là 1400.
Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử A nhiều hơn số NST đơn cung cấp cho chính quá trình phân bào của hợp tử A là 16.
Số NST đơn trong một tế bào con sinh sinh ra từ hợp tử B nhiều hơn số NST đơn trong một tế bào con sinh ra từ hợp tử A là 8.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi hợp tử.
b. So sánh tốc độ phân bào của 2 hợp tử?
c. Nếu hợp tử B tiến hành số đợt phân bào nói trên trong khoảng thời gian 30 giờ và thời gian cần thiết cho đợt phân bào cuối cùng là 6 giờ thì thời gian cần thiết cho đợt phân bào đầu tiên là bao nhiêu? Biết rằng tốc độ phân bào của hợp tử B là giảm dần
Bạn lấy bài này ở đâu vậy? :v
 

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
Hình như đề không sai đâu anh à :v Em lên mạng tra đề bài của bài này thì có rất nhiều trang đều cho những bài có đề bài giống hệt trên (nhưng không có đáp án T_T). Nếu đề bài sai thì tức là tất cả đều lấy từ cùng một nguồn sai à?


Bạn lấy bài này ở đâu vậy? :v
Anh thấy ấu chốt là chỗ só TB tham gia lần NP cuối gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào => vấn đề là hểu câu này như thế nào.

PHÂN LI VỀ MỘT CỰC, nếu như anh hểu thì nó là số NST đơn thuộc về bố hoặc mẹ ở một cực của TB đang phân chia (tức là 8). Còn một cách hiểu khác, là nó tính cả ở 2 cực TB đang phân chia (tức là 16).

ĐAng phân li về một cực, nếu câu này là động từ chỉ các NST dó đang di chuyển về 1 trong 2 cực thì ta hiểu nó theo vế sau a nói ở trên.

Còn nếu câu này là một câu nhận định, tức là hểu như anh nó ở vế 1.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Anh thấy ấu chốt là chỗ só TB tham gia lần NP cuối gấp 3 lần số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân ly về một cực trong một tế bào => vấn đề là hểu câu này như thế nào.

PHÂN LI VỀ MỘT CỰC, nếu như anh hểu thì nó là số NST đơn thuộc về bố hoặc mẹ ở một cực của TB đang phân chia (tức là 8). Còn một cách hiểu khác, là nó tính cả ở 2 cực TB đang phân chia (tức là 16).

ĐAng phân li về một cực, nếu câu này là động từ chỉ các NST dó đang di chuyển về 1 trong 2 cực thì ta hiểu nó theo vế sau a nói ở trên.

Còn nếu câu này là một câu nhận định, tức là hểu như anh nó ở vế 1.
bài này thì thôi đề bài quá khó hiểu và lằng nhằng rồi, nhưng còn bài 6 thì hình như đề bài sai em mới đang thắc mắc :v
Em tìm được 1 đề bài của dd hơi giống như bài 6 đó, chỉ khác 1 chút nè: https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjGooukjq_VAhWJrI8KHXFnCLIQFggkMAA&url=https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-sinh-hoc-kho.281217/&usg=AFQjCNFdMXMvASlkFmSteEkSQdMzQrIe0w
Nếu thời gian nghỉ giữa các lần phân bào là 14h thì có khả thi hơn không a :v
 

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
bài này thì thôi đề bài quá khó hiểu và lằng nhằng rồi, nhưng còn bài 6 thì hình như đề bài sai em mới đang thắc mắc :v
Em tìm được 1 đề bài của dd hơi giống như bài 6 đó, chỉ khác 1 chút nè: https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwjGooukjq_VAhWJrI8KHXFnCLIQFggkMAA&url=https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-sinh-hoc-kho.281217/&usg=AFQjCNFdMXMvASlkFmSteEkSQdMzQrIe0w
Nếu thời gian nghỉ giữa các lần phân bào là 14h thì có khả thi hơn không a :v
Câu 3 thì do cách hểu cái câu mà anh nói sẽ quết định bài sai hay đúng

Bài 6 thì chỉ cần àm rõ mấy chỗ bôi đen là ra,

2 bài này không khó đâu
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
a.
- Nhóm 1:
Gọi số TB bạn đầu là x, ta có: [TEX]x.2^x=64[/TEX] <=> [TEX]x=4[/TEX]

Số TB tham ga]ia đợt phân bào cuối cùng: 32
- Nhóm 2:
Số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân li về 2 cực TB, tức là số NST thuộc bố hoặc mẹ trong bộ NST, tức là bằng 8. => số TB con tạo ra: [TEX]3.8.2=48[/TEX]

Gọi y và k lần lượt là số Tb ban đầu và số lần phân bào, ta có: [TEX]y.2^k=48[/TEX]

Nếu số TB ban dầu là 1 => [TEX]2^k=48[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 2 => [TEX]2^k=24[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 3 => [TEX]2^k=16[/TEX] => phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 4 => [TEX]2^k=12[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 6 => [TEX]2^k=8[/TEX] => phù hợp

số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một => ĐỀ SAI (SỐ TB THAM GIA ĐỢT PHÂN BÀO CUỐI CÙNG CỦA NHÓM 2 LÀ 24 - KHÔNG CÓ CÂU NÀY ĐỀ ĐÚNG)

Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ => xem lại đề ở chỗ này

Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất) => xem lại chỗ này luôn

Bài này khong khó, em chỉ cần xem lại chính xác 2 chỗ bôi đen đó là gì là sẽ giải quyết đc.

Mấu cốt bài này là tìm ra tổng thời gian của các lần phân bào là ok hết. Gọi x là thời gian nghỉ, y là thời gian phâ bào, ta có:
[TEX]x+y=.....[/TEX] (1)
[TEX]x-y=.....[/TEX] (2)

Xem lại đềở chỗ bôi đen và giải hệ 2 PT trên sẽ ra hết


Đề không sai đâu a ạ. E không hiểu rõ câu này :Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ
 

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,701
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
a.
- Nhóm 1:
Gọi số TB bạn đầu là x, ta có: [TEX]x.2^x=64[/TEX] <=> [TEX]x=4[/TEX]

Số TB tham ga]ia đợt phân bào cuối cùng: 32
- Nhóm 2:
Số NST đơn cùng một nguồn gốc đang phân li về 2 cực TB, tức là số NST thuộc bố hoặc mẹ trong bộ NST, tức là bằng 8. => số TB con tạo ra: [TEX]3.8.2=48[/TEX]

Gọi y và k lần lượt là số Tb ban đầu và số lần phân bào, ta có: [TEX]y.2^k=48[/TEX]

Nếu số TB ban dầu là 1 => [TEX]2^k=48[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 2 => [TEX]2^k=24[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 3 => [TEX]2^k=16[/TEX] => phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 4 => [TEX]2^k=12[/TEX] => không phù hợp
Nếu số TB ban dầu là 6 => [TEX]2^k=8[/TEX] => phù hợp

số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng của nhóm 2 nhiều hơn số tế bào của nhóm một => ĐỀ SAI (SỐ TB THAM GIA ĐỢT PHÂN BÀO CUỐI CÙNG CỦA NHÓM 2 LÀ 24 - KHÔNG CÓ CÂU NÀY ĐỀ ĐÚNG)

Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ => xem lại đề ở chỗ này

Ở thời điểm 9 giờ 32 phút ; m23 giờ 38 phút ( tính từ lúc tế bào bắt đầu phân bào lần thứ nhất) => xem lại chỗ này luôn

Bài này khong khó, em chỉ cần xem lại chính xác 2 chỗ bôi đen đó là gì là sẽ giải quyết đc.

Mấu cốt bài này là tìm ra tổng thời gian của các lần phân bào là ok hết. Gọi x là thời gian nghỉ, y là thời gian phâ bào, ta có:
[TEX]x+y=.....[/TEX] (1)
[TEX]x-y=.....[/TEX] (2)

Xem lại đềở chỗ bôi đen và giải hệ 2 PT trên sẽ ra hết
Em không hiểu đề ở chỗ này: Theo dõi sự phân bào của 1 tế bào sinh dưỡng trong 24 giờ người ta nhận thấy thời gian nghỉ giữa các đợt phân bào nhiều hơn thời gian tiến hành phân bào là 24 giờ . A giải thích cho e đc ko !!!!!!!
 
Top Bottom