Câu 1: bằng các kiến thức đã học trình bày 1 số nguyên nhân làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người ?
Câu 2: bằng những kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng: Con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sịnh vật khác.
Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học ở người hay ko? vì sao? ( câu này tui lm đc, nhưng câu chứng minh trên thì ko. Mọi người giúp tui nha
cảm ơn nhiều lắm )
1/Một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các tật và bệnh di truyền ở người:
+ Do tác nhân vật lý, hóa học (tia phóng xạ, chất độc hóa học, thuốc, ...) từ môi trường bên ngoài tác động
+ Do rối loạn trong môi trường nội bào, sinh lí hóa bên trong cơ thể (lượng hoocmon, ...)
=> Chúng làm thay đổi cấu trúc, trình tự sắp xếp các nucleotit trên gen, các đoạn trên NST hay ức chế quá trình tạo thoi phân bào gây đột biến số lượng NST từ đó dẫn đến việc phát sinh các bệnh tật di truyền ở người .
Câu 2:
Một số ví dụ về sự biểu hiện các quy luật di truyền ở người:
- Định luật đồng tính và phân tính: da đen, tóc xoăn, môi dày, mũi cong, mắt nâu, lông mi dài là trội hoàn toàn so với da trắng, môi mỏng, mũi thẳng, mắt xanh, lông mi ngắn. Các tính trạng đều tuân theo đúng định luật Menđen.
- Định luật phân li độc lập: sự d truyền nhóm máu, màu mắt là độc lập với sự di truyền hình dạng tóc.
- Định luật liên kết gen và hoán vị gen: tật thừa ngón tay và tật đục nhân mắt do 2 gen nằm cùng trên một NST quy định nên có thể di truyền cùng nhau.
- Định luật tương tác gen: chiều cao cơ thể được hình thành do tác động cộng gộp của nhiều cặp gen tạo thành một dãy dạng trung gian.
- Di truyền giới tính: nam có NST giới tính là XY, nữ có NST giới tính là XX. Trên quy mô lớn, tỷ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1.
- Di truyền liên kết với giới tính: bệnh máu khó đông, mù màu do gen lặn nằm trên NST X quy định và di truyền chéo. Tật dính ngòn tay 2, 3 do gen nằm trên NST Y và di truyền thẳng
Một số ví dụ về sự biểu hiện các quy luật biến dị ở người
- Biến dị tổ hợp: các con cùng bố mẹ có kiểu gen khác nhau.
- Đột biến gen: Các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ... được di truyền theo gen đột biến trội; bạch tạng, điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh được quy định bởi gen đột biến lặn.
- Đột biến cấu trúc NST: ung thư máu do đột biến mất đoạn ở NST số 21
- Đột biến dị bội: hội chứng Đao do có 3 NST số 21. Các hội chứng tam nhiễm, Tơcnơ, hội chứng Claiphentơ là do đột biến dị bội ở NST giới tính. Thường biến: trọng lượng cơ thể tăng giảm theo chế độ dinh dưỡng. Những người ở vùng núi cao, không khí loãng oxi có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người sống ở đồng bằng.
Câu 3:
Không thể áp dụng các biện pháp biến dị và di truyền vào di truyền học người vì :
Vì lí do xã hội nên không được sử dụng
Các cơ quan của người nằm sâu bên trong cơ thể khó có thể dùng các biện pháp gây biến dị
Cơ thể con người phản xạ nhanh có thể tử vong nếu có tác động gây biến dị từ bên ngoài
Bộ NST của người có số lượng NST lớn, ít sai khác