Sinh [Sinh 9] Di truyền và biến dị

A

an_4f

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Phân biệt giữa kiểu gen và kiểu hình, tính trạng trội và tính trạng lặn. Cho VD minh hoạ.
2.Trình bày cơ chế tổng hợp ARN.
3.Trình bày cơ chế nhân đôi của ADN và ý nghĩa của sự nhân đôi ADN.
4.So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
5.So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân.
* Mọi người có thể làm được câu nào thì làm giúp mình nhé.
Cảm ơn mọi người rất nhiều!%%-
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Phân biệt giữa kiểu gen và kiểu hình, tính trạng trội và tính trạng lặn. Cho VD minh hoạ.
+ Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật.
+ Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng.
+ Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn.
+ Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn.
2.Trình bày cơ chế tổng hợp ARN.
a. Vị trí
- Diễn ra trong nhân tế bào (hoặc vùng nhân)
b. Diễn biến
- Bước 1. Khởi đầu: Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN: Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các nuclêôtit trong môi trường nội bào liên kết với các nucluotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:
U môi trường liên kết với A trên mạch gốc của gen
A môi trường liên kết với T trên mạch gốc của gen
X môi trường liên kết với G trên mạch gốc của gen
G môi trường liên kết với X trên mạch gốc của gen
- Bước 3. Kết thúc Khi Enzym di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN: được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được dùng trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin.
Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn êxôn tạo mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhân ra tế bào chất làm khuôn tổng
3.Trình bày cơ chế nhân đôi của ADN và ý nghĩa của sự nhân đôi ADN.
hực hiện quá trình nhân đôi này có các thành phần sau :
  • Hai mạch đơn của phân tử ADN mẹ .
  • Các nucleotit tự do trong môi trường (A, T, G, X) để tổng hợp mạch mới và các ribonucleotit A, U, G, X để tổng hợp đoạn mồi.
  • Hệ thống các enzyme tham gia vào quá trình tái bản gồm:
he-enzyem-tham-gia-tai-ban.png

Quá trình nhân đôi ADN được diễn ra theo trình tự gồm 3 bước sau
  • Bước 1 : Phân tử ADN mẹ tháo xoắn :
Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P.
  • Bước 2 : Tổng hợp các mạch ADN mới:
Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’
  • Trên mạch khuôn có đầu 3’ thì mạch bổ sung được tổng hợp liên tục theo chiều 5’→ 3’cùng chiều với chiều tháo xoắn,
  • Trên mạch khuôn có đầu 5’ thì mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn gọi là đoạn Okazaki cũng theo chiều 5’→ 3’ ngược chiều với chiều tháo xoắn, sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ enzim nối ADN – ligaza
Bước 3 : Hai phân tử mới được tạo thành
Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con
Kết thúc quá trình nhân đôi : Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
Hệ quả của việc thực hiện quá trình nhân đôi theo các nguyên tắc này là giúp cho thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được truyền đạt nguyên vẹn.
4.So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Giống:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần
- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử
Khác nhau:
giao-tu(2).jpg

5.So sánh hai quá trình nguyên phân và giảm phân.
Giống nhau:
- Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào

- Đều phân thành 4 kỳ

- Đều có sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con

- Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối

- Đều là hình thức phân bào có tơ tức là có sự hình thành thoi vô sắc
Khác nhau:
 
  • Like
Reactions: Vũ Linh Chii

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Trình bày cơ chế tổng hợp ARN.

- Bước 1. Khởi đầu: Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→ 5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.
- Bước 2. Kéo dài chuỗi ARN: Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’ → 5’ và các nuclêôtit trong môi trường nội bào liên kết với các nucluotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:
U môi trường liên kết với A trên mạch gốc của gen
A môi trường liên kết với T trên mạch gốc của gen
X môi trường liên kết với G trên mạch gốc của gen
G môi trường liên kết với X trên mạch gốc của gen
- Bước 3. Kết thúc Khi Enzim di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN: được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
Chúc bạn học tốt
 
Top Bottom