[sinh 9]di truyền học

T

thaophuongnguyenxinh

Theo mình nghĩ thì

Menden chọn cặp tính trạng tương phản để khi lai với nhau phát hiện ra được qui luật trội ở F1 và qui luật phân li ở F2

Không bjt đúng ko :)
 
C

camnhungle19

trả lời giúp mình câu hỏi 4 trong bài 1 với
Tại sao Menđen lai chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

- Thuận lợi cho việc theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng ở thế hệ con lai vì các tính trạng phân biệt nhau rõ ràng, dễ nhận biết.
Có thể tìm hiểu thêm ở phần nnày:

Giải thích:

***Theo quan điểm của Menden:
-Trong cơ thể sinh vật có các nhân tố di truyền có khả năng quy định các tính trạng của sinh vật .Các nhân tố di truyền luôn tồn tại thành từng cặp trong cơ thể.Nếu cặp nhân tố di truyền gồm 2 chiếc giống nhau gọi là đồng hợp tử trội or lặn.Nếu 2 chiếc khác nhau gọi là dị hợp tử
-Khi cơ thể hình thành giao tử ,mỗi giao tử chỉ nhận được một nhân tố di truyền của cặp nhân tố di truyền.Vì vậy:
+Cơ thể đồng hợp tử chỉ tạo ra một loại giao tử
+Cơ thể dị hợp tử tạo ra được 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

-Khi xảy ra quá trình thụ tinh cứ 2 giao tử khác giới của cùng một loài kết hợp với nhau sẽ tạo nên 1 hợp tử.Vì thế hợp tử lại chứa cặp nhân tố di truyền

-Nhân tố di truyền trội lấn át hoàn toàn nhân tố di truyền lặn vì vậy trong cơ thể dị hợp tử biểu hiện tính trạng trội

-Theo Menden giao tử thuần khiết nghĩa là 2 nhân tố di truyền tồn tại trong cơ thể tồn tại trong cơ thể độc lập với nhau mà ko hòa trộn nhau.Điều này có thể hiểu trong giao tử của F1 chỉ chứa một trong hai nhân tố di truyền

***Theo bằng cơ sở tế bào học:
-Tất cả tính trạng của sinh vật đều được quy định bởi các gen

-Trong tế bào lưỡng bội chứa các cặp NST tương đòng vì thế luôn chứa các cặp gen alen

-Khi tế bào 2n giảm phân xảy ra sự phân li của cặp NST tương đồng vì thế dẫn đến sự phân li của cặp gen alen.Mỗi giao tử chỉ nhận được 1 gen của 1 cặp alen

-Khi thụ tinh 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau thành hợp tử và thế hợp tử lại khôi phục lại cặp NST tương đồng->khôi phục lại cặp gen alen
 
T

tuyetroimuahe_vtn

trả lời giúp mình câu hỏi 4 trong bài 1 với
Tại sao Menđen lai chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
đơn giản thôi chỉ là dễ quan sát các tính trạng trội và lặn sẽ gây ra trên đời con khi cho lai hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản trên từ đó để rút ra đâu là tính trạng tốt,đâu là tính trạng xấu.
 
B

boy8xkute

Đơn gian chỉ có một chữ : "Hên"

Nói thật, tớ cho rằng ổng đc vào danh sách, trở thành người đặt nền móng cho di truyền học chỉ là hên thui

Thời đó cũng có rất nhiều nhà khoa học tìm hiểu , nhưng tại sao họ ko làm đc?

Menđen cũng nghiên cứu nhưng lại hên là nghiên cứu trúng cây đậu Hà Lan vốn dĩ đã thuần chủng

- Tôi thì phục Menđen ở chỗ :
1) Rất là chịu khó, lai hết mấy ngàn cây - mà có 1 mình ổng. Hình như ổng ăn ở không có chuyện j` làm ?
cho nên rảnh rang tới mức đó

Nếu mọi người ko đồng ý với quan điểm của tôi, Hãy trả lời câu hỏi này:

Tại sao thời đó khoa học chưa biết j` về gien mà Menđen lại biết phải lai cây đâu hà lan
Trong khi Menđen chỉ là một mục sư học về toán, ko phải là người chuyên về sinh học ?
 
Last edited by a moderator:
T

tuyetroimuahe_vtn

Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến của bạn.Vì từ trước đến nay không ai phủ nhận những đóng góp của menden cả.Taats cả mọi người đều phải công nhận ông là người có công rất llowns trong việc đặt nền móng phát triển.Không lẽ mục sư học về toán thì không thể giỏi sinh sao=>vô lí
Grêgo Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai, có nội dung cơ bản là: - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng.
Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan (Vòng đời ngắn, có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn khá nghiêm ngặt). Ông đã trồng khoảng 3700 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và khoảng 300000 hạt. Từ đó, rút ra các quy luật di truyền (năm 1865), đặt nền móng cho Di truyền học.
* Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát minh ra các quy luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho Di truyền học * Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai là: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng.
 
T

toi0bix

Nói thật bạn boy nói thế là hoàn toàn sai lầm , tôi đồng ý vs ý kiến tuyet đã nêu , nen k nói j thêm nữa . Tuy nhiên , nếu bạn vẫn khẳng định ý kiến bạn đúng thì bạn chả bik j về sinh học cũng như men-đen . Nếu bạn đã học bài đầu tiên của sinh học thì chắc là ko có n~ lời lẽ bất kính thế này đâu .
 
R

ruacon_a4

SAo mình thấy sinh 9 khó thế nhi??nhất là giải mấy bài về lai các cặp tính trạng với nhau y.
Mặc dù sinh 8 mình học không hề tệ.hix.
 
Last edited by a moderator:
T

tuyetroimuahe_vtn

SAo mình thấy sinh 9 khó thế nhi??nhất là giải mấy bài về lai các cặp tính trạng với nhau y.
Mặc dù sinh 8 mình học không hề tệ.hix.
Tất nhiên rồi bạn,vì sinh lớp 8 chủ yếu là lí thuyết còn lên lớp 9 là phải biết ứng dụng lí thuyết vào làm bài tập và đôi khi còn đòi hỏi cả sự thông minh của bạn nữa đó.Chúc bạn học tốt nha
 
R

ruacon_a4

uhm.cảm ơn bạn.
Mình học lý và toán thì có thể tạm chấp nhạn được chứ hoá và sinh thì...hic

Chan
 
R

ran_mori_1996

Chọn cặp tính trạng tương phản đương nhiên là để dễ dàng theo dõi các tính trạng thể hiện trên f1 rùi bạn.
Sinh lớp 9 chủ yếu là bài tập.Tình hình là phải đi học thêm cả ....môn sinh.
 
Top Bottom