[Sinh 9] Đề cương sinh 9. Anh e làm dùm cái. ^^!

M

mr_gami

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1:Trình bày khái niệm tính trạng, cặp tính trạng tương phản, kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, dị hợp. Mỗi cái lấy 1 vd.
C2: Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích.
C3: TRình bày Nst trong giảm phân 1, nguyên phân.
C4: Cho biết những cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ và giải thích
C5: Cho biết cấu tạo hoá học của phân tử ADN, hệ quả của nguyên tắc bổ sung trên ADN.
C6: Thể dị bội là gì? Trình bày cơ chế của thể dị bội 2n+1, 2n-1
Thể đa bội là gì? ĐẶc điểm cơ bản của thể đa bội.


Anh e làm giúp Gami nhá. Ngày kia thi òi. Thanks nhìu nhìu. ^^!

:khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (34)::khi (34)::khi (34)::khi (34)::khi (34):
 
Last edited by a moderator:
B

bin_iuem

câu 5:
cấu tạo hóa học:
-ADN là 1 loại axit nucleic được cấu tạo bới các nguyên tố C,H,O,N và P
- ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của ADN là nucleotit gồm 4 loại: A, T, X, G
- ADN của mỗi loại được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit. Do đó trình tự sắp xếp của các nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN
- tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật

* hệ quả
-Khi biết trình tự sắp xếp của các đơn phân trên 1 đoạn mạch thì suy ra được trình tự đơn phân của mạch còn lại
- Theo nguyên tắc bổ sung A=T, G=X, tỉ số (A+T)/(G+X) trong phân tử ADN khác nhau thì khác nhau về đặc trưng cho từng loài

Câu 6:
* Thể dị bội là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng
+ Cơ chế:
- trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng ko phân li dẫn đến tạo thành 1 giao tử mang 2 NST và 1 giao tử ko có NST
* Thể đa bội là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có số NST là bội số của n(nhiều hơn 2n)
* đặc điểm cơ bản
- tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, dẫn tới kích thích tế bào của đa bội thể lớn hơn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trường và phát triển mạnh, chống chịu tốt hơn

p/s: sr, giờ đang bận, khi nào mình rãnh sẽ làm giúp bạn tiếp
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

C1:Trình bày khái niệm tính trạng, cặp tính trạng tương phản, kiểu gen, kiểu hình, thể đồng hợp, dị hợp. Mỗi cái lấy 1 vd.
C2: Lai phân tích là gì? Mục đích của phép lai phân tích.
C3: TRình bày Nst trong giảm phân 1, nguyên phân.
C4: Cho biết những cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ và giải thích
C5: Cho biết cấu tạo hoá học của phân tử ADN, hệ quả của nguyên tắc bổ sung trên ADN.
C6: Thể dị bội là gì? Trình bày cơ chế của thể dị bội 2n+1, 2n-1
Thể đa bội là gì? ĐẶc điểm cơ bản của thể đa bội.


Anh e làm giúp Gami nhá. Ngày kia thi òi. Thanks nhìu nhìu. ^^!

:khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (142)::khi (34)::khi (34)::khi (34)::khi (34)::khi (34):




câu 1:
- tính trạng là những đặc tính cụ thể về hình thái, sinh lí, sinh hóa của cơ thể
- cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái kiểu hình khác nhau thuộc cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược đối lập nhau
- kiểu gen là tập hợp các gen trong tế bào
- kiểu hình là tập hợp các tính trạng của cơ thể
- thể đồng hợp là các thể mà trong kiểu gen , mỗi cặp gen đều gồm 2 alen giống nhau
- thể dị hợp là các thể mà trong kiểu gen , ít nhất có một cặp gen gồm 2 alen khác nhau
câu 2:
Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu con lai đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử. Nếu con lai phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
* Mục đích của phép lai phân tích:
- xác định cơ thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp
- có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất

câu 3:



picture.php


picture.php
 
N

ngocanh8897

Câu 4: Những cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ là: Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
-Trong nguyên phân: sự nhân đôi của NST và sự phân li đồng đều của NST ở 2 cực của tế bào làm cho bộ NST của tế bào làm cho bộ NST của tế bào con và tế bào mẹ duy trì ổn định.
-Trong giảm phân: hình thành nên giao tử chứa n NST.
-Trong thụ tinh: sự tổ hợp 2 giao tử n NST giúp tái tạo trở lại bộ NST của loài.
 
F

freakie_fuckie

Trong sách có cả mà. Cứ ngồi chờ ăn sẵn thì bao giờ mới xong.
Bó tay ạ =.=
protein : hình như nó ảnh hưởng đến kiểu hình =))
 
M

mr_gami

Còn câu 4. Anh em nào giúp Gami nèo. >"<
..............................................................


Xong câu đầu tiên.............................
Tiếp nào anh em. ^^!


Xong.....................
Thanks anh e nhìu.
Thui đi ôn bài. ^^!


Hey.
Ae làm nốt dùm Gami câu này nữa.
Nêu chức năng của protein, lấy ví dụ minh hoạ. Phân biệt các loại ARN theo chức năng.
Làm lại dùm câu 3 lun nhazz. Kẻ bảng khó hỉu quá hà.


hèm.
Nói thế là hơi coi thường T đấy.
Chỉ mún xem ae trình bày thế nào? Có hay hơn cách mình tự tổng hợp hay không thui,
>"<
 
Last edited by a moderator:
G

girlbuon10594

Hey.
Ae làm nốt dùm Gami câu này nữa.
Nêu chức năng của protein, lấy ví dụ minh hoạ. Phân biệt các loại ARN theo chức năng.
Làm lại dùm câu 3 lun nhazz. Kẻ bảng khó hỉu quá hà.

* Chức năng của pr là:
– Prôtêin là thành phần không thể thiếu được của mọi cơ thể sống. Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng sinh học của nó. Prôtêin có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.
– Prôtêin có một số chức năng chính sau:
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Chúng đóng vai trò cốt lõi trong cấu trúc của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao. Ví dụ: côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết, histon tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể....
+ Vận chuyển các chất. Một số prôtêin có vai trò như những “xe tải” vận chuyển các chất trong cơ thể. Ví dụ: hêmôglôbin...
+ Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể (có bản chất là prôtêin) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh...
+ Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào...
+ Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa. Ví dụ: các enzim (có bản chất là prôtêin) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học...
+ Điều hoà quá trình trao đổi chất. Các hoocmôn - phần lớn là prôtêin – có chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể. Ví dụ: insulin điều hoà lượng đường trong máu...
+ Vận động. Nhiều loại prôtêin tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. Ví dụ: miozin trong cơ, các prôtêin cấu tạo nên đuôi tinh trùng...
+ Dự trữ. Lúc thiếu hụt cacbohiđrat và lipit, tế bào có thể phân giải prôtêin dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể hoạt động. Ví dụ: albumin, cazêin, prôtêin dự trữ trong các hạt của cây
– Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của prôtêin quyết định.

* So sánh cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
10S0603.gif


P/S: Những câu hỏi này được thảo luận rất nhiều lần trên diễn đàn, bạn nên sử dụng thanh công cụ ở phía trên nhé

Chúc bạn học tốt~O)
 
Top Bottom