[Sinh 9] Đề Cương Ôn Tập Học Kì II

T

tdtvbkt432

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì? Các sinh vật trong quần thể có những mối quan hệ nào?
Cho VD
Câu 5: Ô nhiễm môi trường là gì? Kể tên các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
Để góp phần bảo vệ môi trường, bản thân em phải làm gì.
Câu 6: Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
Câu 7: Luật bảo vệ môi trường ban hành để làm gì? Luật bảo vệ môi trường quy định các tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm gì?
Câu 8: Theo em, nguồn năng lượng con người sử dụng chủ yếu trong tương lai là nguồn năng lượng gì? Giải thích.
Câu 9: Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết các biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.
Câu 11: Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên.
 
N

nice_vk

Câu 1: Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng giao phối sinh ra con cái. Những loài sinh sản vô tính hay trinh sản thì không qua giao phối.

Các cá thể trong một quần thể có hai mối quan hệ sinh thái cơ bản là: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh.

I. Quan hệ hỗ trợ:

Xảy ra khi gặp điều kiện sống thuận lợi, các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau, để dễ dàng tìm kiếm thức ăn, chỗ ở, tăng khả năng tự vệ và sinh sản. Nhờ đó chúng thích nghi hơn với môi trường sống.

1) Các ví dụ ở thực vật:

a) Cây liền rễ: Hiện tượng cây sống quần tụ, các rẽ nối liền nhau giúp chúng sử dụng nước và khoáng có hiệu quả. Cây liền rễ sinh sản và chịu hạn tốt hơn cây mọc riêng rẽ.

b) Cây mọc theo nhóm: Có biểu hiện hiệu quả nhóm, giúp chúng chịu đựng gió bão và hạn chế thoát nước tốt hơn cây sống riêng rẽ.

2) Các ví dụ ở động vật:

a) Sự phân công hợp lí trong bầy, đàn, tổ của động vật khi quần tụ: Chẳng hạn sự phân công trách nhiệm của ong thợ, ong đực, ong chúa trong một tổ ong mật.

b) Tác động của hiệu quả nhóm:

- Động vật đi kiếm ăn theo bầy, đàn. Nhờ đó khả năng kiếm ăn, tự vệ và sinh sản được tăng lên.

Ví dụ: Khi gặp nguy hiểm, trâu rừng xếp thành vòng tròn, sừng đưa ra ngoài, bảo vệ những con non và già yếu ở giữa.

II. Quan hệ cạnh tranh:

Xảy ra khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đáp ứng đủ cho số cá thể trong quần thể. Lúc đó những cá thể trong quần thể cạnh tranh để giành thức ăn, chỗ ở, con đực, con cái, ánh sáng...

1) Ở thực vật:

- Do cạnh tranh, những cây yếu sẽ bị đào thải khỏi quần thể, làm giảm mật độ đến mức hợp lí.

- Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên: Khi cây bị thiếu ánh sáng các cành bị che khiất chết đi và tự rơi rụng.

2) Ở động vật:

a) Tăng độ tử vong giảm sức sinh sản: Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, thức ăn và chỗ ở bị thiếu hụt dẫn đến đói kém, bệnh tật làm tăng độ tử vong. Mặc khác sức sinh sản sẽ giảm xuống. Qua nghiên cứu cho thấy sức sinh sản của quần thể đạt hiệu quả khi quần thể có mật độ cá thể ổn định.

b) Ăn thịt đồng loại: Xảy ra khi quá thiếu thức ăn.

Ví dụ: Gà ăn trứng của mình sau khi vừa đẻ xong. Vào mùa đông, một số ong đực trong tổ ong mật bị giết chết.

Nhờ cạnh tranh sinh học cùng loài đã thúc đẩy loài tồn tại và phát triển một cách bền vững.
 
S

sonsuboy

Câu 5:ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị bẩn,đồng thời các tính chất vật lý,hóa học,sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống sinh vật và con người
 
N

naruto2001

câu 6: Hạn chế phát triển dân số quá nhanh

- Sừ dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

- Bảo vệ các loài sinh vật

- Phục hồi và trồng rừng mới

- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm

- Hoạt động khoa học của con người góp phẩn cải tạo nhiều giổng cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
 
Top Bottom