Sinh [Sinh 9] Câu hỏi

P

p3___ng0k

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[sinh 9] các quy luật di truyền

c1; nêu các nội dung cơ bản,phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden

c2;tại sao mendenlaij chọn đậu hà lan làm đối tượng nghiên cứu.

c3; biến dị tổ hợp là gì? nêu nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp.biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức nào?

c4;nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập

mọi người giúp mình vs nhé tks:D
 
C

cattrang2601

Bạn tham khảo ở ĐÂY

Từ nay trước khi đặt câu hỏi bạn nhớ sử dụng chức năng tìm kiếm trước để tránh trùng lặp nhé :)
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

c1; nêu các nội dung cơ bản,phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden

c2;tại sao mendenlaij chọn đậu hà lan làm đối tượng nghiên cứu.

c3; biến dị tổ hợp là gì? nêu nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp.biến dị tổ hợp xuất hiện ở hình thức nào?

c4;nêu ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập

mọi người giúp mình vs nhé tks:D
Câu 1: Gồm những vấn đề cơ bản sau:
-Tạo dòng thuần chủng
-Lai và phân tích kết quả lai trên từng cặp tính trạng riêng rẽ để phát hiện ra quy luật mỗi tính trạng rồi phân tích tổng hợp sự di truyền của nhiều tính trạng
-Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai và kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đưa vào lai
-Sử dụng toán thống kê để xử lí ,tính toán các số liệu trên cơ sở đó nhanh chóng đề xuất các quy luật di truyền
Câu 2:
Men đen thường tiến hành các thí nghiệm của mình trên đậu hà lan vì nó là cây ngắn ngày,khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó .Đặc điểm này của đậu hà lan tạo thuận lợi cho men đen trong quá trình nghiên cứu các thếv hệ con lai đời F1,F2.. từ một cặp bố mẹ P ban đầu.Bên cạnh đó với đặc điểm dễ gieo trồng của đậu hà lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu
Câu 3
Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của đời bố mẹ làm xuất hiện các kiểu hình khác với kiểu hình của bố mẹ, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.
Các nguyên nhân dẫn đến biến dị tổ hợp
- Do phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.
- Do hiện tượng hoán vị gen.
- Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử khác nhau trong quá trình thụ tinh.
Loại biến dị này xuất hiện trong hình thức sinh sản hữu tính
Câu 4:Ý nghĩa
- Quy luật phân li độc lập cho thấy khi các cặp alen phân li độc lập nhau thì quá trình sinh sản hữu tính sẽ tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp sinh vật đa dạng, phong phú.

- Nếu biết được 2 gen nào đó phân li độc lập, thì dựa vào quy luật này ta sẽ đoán trước được kết quả phân li ở đời sau.

- Biến dị tổ hợp: kiểu hình mới xuất hiện ở đời con do sự tổ hợp lại các alen từ bố và mẹ. Biến dị tổ hợp phụ thuộc vào số tổ hợp gen (tổ hợp giao tử) ở con lai, số tổ hợp giao tử càng lớn thì biến dị tổ hợp càng cao.

- Điều kiện cần thiết để có thể xảy ra phân li độc lập là các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Số tổ giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái trong phép lai đó.
 
P

phamlinha2

*Quy luật phân li:
Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen, do sự phân li đòng đều của cặp alen trong giảm phân nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 alen của cặp.
*Quy luật phân li độc lập:
Mỗi cặp nhân tố di truyền quy định mỗi cặp tính trạng khác nhau do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân tạo giao tử.
Về phần so sánh thì bạn dựa vào định nghĩa và cơ sở tế bào học của 2 quy luật này để so sánh nha!
 
C

cattrang2601

- Về khái niệm, em có thể tìm trong SGK

- Vè phần so sánh, đã có trong 4rum, lần sau em nhớ tìm kiếm trưó khi hỏi bài, sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian:


So sánh :

Giống :
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng đk theo dõi
+ tính trạng trội phải trội hoàn toàn
+ số lượng con lai phải đủ lớn
- Ở F2 đều có sự phân li tính trạng
- Sự di truyền của các tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là : phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo giao tử .

Khác :
+ Định luật phân li
- phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng
- F1 dị hợp một cặp gen tạo ra 2 loại giao tử
- F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3 : 1
- F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp

+ Định luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng
- F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 4 loại giao tử
- F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9 : 3 : 3: 1
- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp
 
B

babyxxx

câu1: giải thích vì sao sự nhân đôi,phân li,tổ hợp của NST là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ và cơ thể?
câu 2: nêu ý nghĩa di truyền các hoạt động sau đây của NST trong nguyên phân : duỗi xoắn,đóng xoắn,nhân đôi,phân li,tổ hợp, trên màng xích đạo của thoi phân bào.
 
C

cattrang2601

câu 2: nêu ý nghĩa di truyền các hoạt động sau đây của NST trong nguyên phân : duỗi xoắn,đóng xoắn,nhân đôi,phân li,tổ hợp, trên màng xích đạo của thoi phân bào.

- NST duỗi xoắn cực đại ở kì trung gian để phân tử ADN nằm trong nó được duỗi ra và tự nhân đôi là cơ sở của sự nhân đôi NST ở kì này

- Từ kì đầu đến kì giữa NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa có 2 ý nghĩa

+ Tạo điều kiện cho NST tách kép ra tâm động và phân li về 2 cực tế bào

+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST của mỗi loài

- Ở kì sau các NST tách kép ở tâm động và phân li về 2 cực đề tế bào truyền thông tin di truyền giống nhau về 2 cực tế bào

- Sự nhân đôi làm cho thông tin di truyền của NST được nhân lên . Sự nhân đôi NST ở kì trung gian kết hợp với sự phân li NST ở kì sau chính là cơ chế tạo ra tính ổn định của bộ NST từ tế bào mẹ qua tế bào con

- NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc có ý nghĩa chuẩn bị cho sự phân li đồng đều của NST về 2 cực tế bào .

câu1: giải thích vì sao sự nhân đôi,phân li,tổ hợp của NST là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ và cơ thể?

Bạn bám vào kiến thức ở câu trên để trả lời nhé :)

Cơ chế duy trì ổn định bộ NST gồm có : nguyên phân , giảm phân và thụ tinh .
 
B

babyxxx

[Sinh 9]

câu 1: cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài được ổn định? nêu những chức năg cơ bản?
câu 2: trình bày đặc điểm hình thái ,cấu trúc và chức năng của tế bào con được tạo ra qua nguyên phân sau lần phân bào thứ nhất,thứ 2 của giảm phân.
câu 3: sự duy trì độc lập của các tính trạng là gì?nêu nguyên nhân của hiện tượng trên và cho ví dụ để chứng minh điều đó.



~ Chú ý cách đặt tiêu đề: [MÔn + Lớp] + Tiêu đề

~ Đã sửa

~ Tái phạm xóa bài viết
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

câu 1: cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài được ổn định? nêu những chức năg cơ bản?
Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: Nguyên phân - Giảm phân - Thụ tinh: - Qua giảm phân, bộ NST phân li dẫn đến hình thành giao tử đơn bội
- Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa các giao tử tạo ra 2n trong các hợp tử .
- Qua nguyên phân, hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong nguyên phân có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực tế bào dẫn đến bộ NST 2n được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào.
 
Z

zikvvipz

Một số câu hỏi lý thuyết về NST

1. Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ?
2. So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái
3. So sánh giao tử đực và giao tử cái
Chú ý không dùng chữ màu đỏ!
Đã sửa
Thân~
 
Last edited by a moderator:
H

huongmot

1. Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào ?
NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST~> các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
 
P

p3nh0ctapy3u

. So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và cái
(*)Giống nhau
-Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục
-Đều làn lượt trải qua 2 quá trình nguỷên phân của các tế bào mầm và giảm phân của các tế bào sinh giao tử (tinh bào bậc 1 hoặc noãn bào bậc 1)
-Xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục
(*) Khác nhau
I.Phát sinh giao tử đực
-Xảy ra trong tuyến sinh dục đực( các tinh hoàn )
-Số lượng giao tử tạo ra nhiều hơn: mỗi tinh bào bậc 1 giảm phân tạo 4 giao tử đực
-Trong cùng 1 loài giao tử đực có kích thước nhỏ hơn giao tử cái
II.Phát sinh giao tử cái
-Xảy ra trong tuyến sinh dục cái(buồng trứng )
-Số lượng giao tử tạo ra ít hơn: mỗi noãn bào bậc 1 giảm phân chỉ tạo 1 giao tử cái
-Giao tử cái có kích thươc lớn hơn do phải tích lũy nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi ở giai đoạn đầu nếu xảy ra sự thụ tinh
 
T

tiendungyamaha

đề cương KT 1 tiết !!!

Câu 1: So sánh những điểm khác nhau giữa quá trình nguyên phân và giảm phân(về loại tế bào, hoạt động của NST, kết quả)
Câu 2: Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ADN
Câu 3: Trình bày cấu tạo hóa học của phân tử ARN
Câu 4: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người? Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1?
Câu 5: Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN? Nêu bản chất hóa học và chức năng của gen?
Câu 6: So sánh sự phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái ở động vật
Câu 7: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen --->ARN
Câu 8: Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Câu 9: Nêu cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của protein?

Giúp mình gấp nha !!! Thứ 3 KT rồi
 
P

p3nh0ctapy3u

Câu 8: Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?
Về mặt lý thuyết việc sinh con trai hay con gái là do người bố quyết định theo lý thuyết bố mang tinh trùng có nhiễm sắc thể (NST) XY hoặc XX, còn người mẹ có chỉ có trứng mang nhiễm sắc thể XX. Việc có con trai thì cặp nhiễm sắc thể thụ tinh phải là XY+XX=XY. Với luận cứ này ta nói rằng người đàn ông quyết định hoàn toàn việc sinh ra con trai!
Câu 7: ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ theo sơ đồ gen --->ARN
ARN được tổng hợp theo nguyên tắc
-Nguỷên tắc bổ sung
-Nguyên tắc khuôn mẫu
Bản chất mối quan hệ theo sơ đồ Gen ~> ARN : trình tự cắc nu trên mạch khuôn quy định trình tựu các nu của ARN
 
T

thongoc_97977

câu 1:
(*)Nguyên phân:
-xảy ra 1 lần phân bào gồm 5 kì
-Mỗi cặp NST được nhân đôi thành 2 cromatit cùng nguồn gốc.
-Tạo kì giữa các NST tập trung thành từng NST kép .
-Ở kì sau của nguyên phân có sự phân li cromatit trong từng NST kép về 2 cực tế bào.
-Kết quả mỗi lần phân bào tạo ra 2 tế bào có bộ NST lưỡng bội ổn định.
-Xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai
(*)Giảm phân:
-Xảy ra 2 lần phân bào liên tiếp .Lần phân bào 1 là phân bào giảm phân ,lần phân bào II là phân bào nguyên phân .
-Mỗi NST tương đồng được nhân đôi thành 1 cặp NST tương đồng kép gồm 4 cromatit tạo thành 1 thể thống nhất
-Ở kì trước 1 tại 1 số cặp NST có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và xảy ra trao đổi đoạn giữa 2 c cromatit khác nguồn gốc tạo ra nhóm gen liên kết mới.
-Tạo kì giữa I các NST tập trung thành từng NST tương đồng kép
-Ở kì sau 1 của giẩm phân:Có sự phân li các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng kép để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép khác nhau về nguồn gốc NST.
-Kết quả 2 lần phân bào tạo ra các tế bào giao tử có bộ NST giảm đi 1 nửa khác biệt nhau về nguồn gốc và chất lượng NST
-Xảy ra ở tế bào sinh dục sau khi các tế bào đó kết thúc giai đoạn sinh trưởng.

Câu 2
-ADN là 1 loại axit nucleic được cấu tạo bới các nguyên tố C,H,O,N và P
- ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của ADN là nucleotit gồm 4 loại: A, T, X, G
- ADN của mỗi loại được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit. Do đó trình tự sắp xếp của các nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN
- tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật


câu 3:Được cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P .
Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtit là A,U,X,G.

câu 4: Qua giảm phân, nam tạo ra hai loại tinh trùng là 22A+X và 22A+Y, nữ tạo ra 1 loại trứng là 22A+X
- Trong thụ tinh,sự kết hợp giữa tinh trùng 22A+X và trứng 22A+X sẽ tạo ra con gái. Còn thụ tinh giữa tinh trùng 22+Y với trứng 22A+X sẽ tạo ra con trai
cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1 vì :
trên số lượng lớn hai loại giao tử X và Y có tỉ lệ ngang nhau, tham gia quá trình thụ tinh với xác xuất ngang nhau

câu 5: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.
* Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
- Kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
- Quá trìng tự nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao. Chính sự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST.

câu 6: trong sách bạn nhé!

câu 9:
(*) cấu trúc hoá học: là hợp chất hữu cơ cấu tạo từ 4 nguyên tố,C,H,O,N
là loại đại phân tưt cấu tạo theo nguyên tắc đa phần gồm nhiều đơn phân gọi là axit amin

(*) cấu trúc không gian
có 4 bậc
+bậc 1: trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi pôlipeptit
+ bậc 2: các axit amin xếp theo vòng xoắn lò xo đều đặn
+bậc 3: các Pr bậc 2 cuộn xếp theo không gian 3 chiều
+bậc 4: gồm hai hay nhiều chuỗi pôlioeptit cùng loại hoặc khác loại kết hợp với nhau


p/s: mệt qua!chúc bạn học tốt
 
M

maihoc98

[sinh 9] Một số câu hỏi về NST

1, hđ đóng và duỗi xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?
2, Phân biệt NST kép và NST tương đồng? THế nào là NST đơn, cromatit, nhiễm sắc chất, sợi nhiễm sắc, hạt nhiễm sắc ,?
Nào m.n cung làm đj cho m khái niệm đúng vào nhé!;);)


Chú ý tiêu đề em nhé : [sinh 9] + tiêu đề
Đã sửa : cattrang2601
Thân ái!!!
 
Last edited by a moderator:
C

cattrang2601

1, hđ đóng và duỗi xoắn của NST trong nguyên phân có ý nghĩa gì?

- NST duỗi xoắn cực đại ở kì trung gian để phân tử ADN nằm trong nó được duỗi ra và tự nhân đôi là cơ sở của sự nhân đôi NST ở kì này

- Từ kì đầu đến kì giữa NST đóng xoắn cực đại ở kì giữa có 2 ý nghĩa

+ Tạo điều kiện cho NST tách kép ra tâm động và phân li về 2 cực tế bào

+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST của mỗi loài

- Ở kì sau các NST tách kép ở tâm động và phân li về 2 cực đề tế bào truyền thông tin di truyền giống nhau về 2 cực tế bào

- Sự nhân đôi làm cho thông tin di truyền của NST được nhân lên . Sự nhân đôi NST ở kì trung gian kết hợp với sự phân li NST ở kì sau chính là cơ chế tạo ra tính ổn định của bộ NST từ tế bào mẹ qua tế bào con

- NST xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc có ý nghĩa chuẩn bị cho sự phân li đồng đều của NST về 2 cực tế bào .


2, Phân biệt NST kép và NST tương đồng? THế nào là NST đơn, cromatit, nhiễm sắc chất, sợi nhiễm sắc, hạt nhiễm sắc ,?
Nào m.n cung làm đj cho m khái niệm đúng vào nhé!

* NST kép:

- Bao gồm 2 crômatit đính nhau ở tâm động, có một nguồn gốc, từ bố hoặc mẹ.
- Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp
- Tồn tại vào cuối kì trung gian kì đầu kì giữa của quá trình phân bào
- Chức năng: phân li ở kì giữa nhằm phân chia đồng đều NST cho 2 tế bào con.

* NST tương đồng:

- Bao gồm 2 chiếc NST, giống nhau về hình dạng kích thước nhưng khác nhau về nguồn gốc.
- Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp.
- Tồn tại ở đầu kì trung gian, tế bào sinh dưỡng, kì cuối của quá trình phân bào.
- Quy định tính đặc trưng về hình dạng, cấu tạo ở bộ NST của loài

Bạn có thể xem thêm cái này:

Khái niệm NST có rất nhiều người nhầm lẫn.
Chị sẽ nói sẽ phân tích để các bạn cùng hiểu .

Chúng ta hãy hình dung từ 1 tế bào bình thường chưa bắt đầu vào nguyên phân hay giảm phân gì cả.

trong 1 tế bào các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng --> mỗi cặp có 2 NST đơn ( khi NST chưa nhân đôi) --> NST đơn tức là chỉ có 1 cromatit

Khi gần đến nguyên phân hoặc giảm phân chúng sẽ nhân đôi lên
tức: NST trong cặp tương đồng nhân đôi --> tạo ra NST kép , ở các cặp tương đồng ban đâu bây giờ sẽ có 2 NST kép ( 2 đơn nhân đôi thành 2 kép)

rồi sau đó qua cơ chế của NP NST của tế bào quay về trang thái ban đầu cuat một tbào bình thường .

Qua cơ chế của giảm phân, chị sẽ nói ở phần giảm phân 1 thôi:
Bắt đầu từ khi NST trong tbáo tiến hành nhân đôi:
- ở các cặp tương đồng ban đâu bây giờ sẽ có 2 NST kép ( 2 đơn nhân đôi thành 2 kép) --> khi phân li ( trong giảm phân 1) thì 2 NST kép này sẽ không đứng cùng nhau thành cặp nữa mà sẽ phân li về 2 cực của tế bào --> NST tồn tại thành dạng kép nhưng chỉ có 1 NST của cặp tương đồng nên gọi là bộ đơn bội kép .

** bộ đơn bội kép chỉ tồn tại trong quá trình giảm phân còn sau khi hoàn tất cả giảm phân I và II thì NST tồn tại ở bộ đơn bội ( tức là chỉ chứa 1 NST của cặp tương đồng ban đầu )
 
T

thongoc_97977

THế nào là NST đơn, cromatit, nhiễm sắc chất, sợi nhiễm sắc, hạt nhiễm sắc ,?

(*) NST đơn: ở kì sau nguyên phân và kì sau giảm phân II,mỗi NST kép tách doc tại tâm động tạo ra hai NST đơn
NST đơn tồn tại trong tế bào ở kì sau,cuối kì nguyên phân II ,kì sau II và kì cuối II giảm phâm.

(*) Cromatit
khi NST nhân đôi,mỗi NST đơn hình thành NST kép,mỗi NST kép gồm hai cromatit đính nhau ở tâm động.Cromatit chỉ tồn tại trong NST kép.Do vậy Cromatit có trong tế bào tại các kì trung gian,kì trước,kì giữa của nguyên phân.

(*) Nhiễm sắc chất
là vật chất chứa trong nhâm tế bào,giàu ADN,bắt màu kiềm tính,xuất hiện trước khi tế bào phân chia

(*) Sợi nhiễm sắc
sau khi phân li về hai cực ,NST đơn bắt đầu tháo xoắn trở về dạng mảnh gọi là sợi nhiễm sắc

(*) Hạt nhiễm sắc
khi NST đơn tháo xoắn trong sợi nhiễm sắc chứa các hạt nhiễm sắc đó là những nơi tháo xoắn chưa hết giàu ADN

Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom