[sinh 9] câu hỏi và bài tập

T

thanhdatkien

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

khái niệm lưới thức ăn, chuỗi thức ăn
Phan biet quan thể ,quàn xa~
phan biet thap dan so tre ,thap dan so gia
cau 2:trong hai nhóm sinh vat hang nhiet va bien nhiet sinh vat thuoc nhom nao` co' kha năg chiu dung cao so voi su thay doi nhiet do cua moi truong?why?>?
quan he giua cac ca the trong hien tuong tu tia? o? thuc. vat. la` moi quan he j`?
trong thuc tien~ san xuat can phai lam j` de? tranh su canh tranh gay gat giữa các cá thể sinh vat làm giảm năng suất vật nuôi ,cây trồng?
gioi hạn sinh thái là j`?cân = sinh họclaf j`cho VD ?
cko ;
la cây ,dê, hổ,rắn,chuột,cầy đại bàng,bọ ngựa,vi sinh vật,sâu.hãy lập chuỗi thức ăn ,lưới thức ăn thanks và đễ lai yahoo!o=>o=>o=>o=>o=>@};-@};-@};-@};-@};-@};-:confused::confused::confused::confused::confused::p:p:p@-)@-)@-)@-)@-)@-)o=>o=>o=>:|:|:|=((=((=((=((=((
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài trong quần xã
Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi thức ăn. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn của mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
2. Lưới thức ăn:
Lưới thức ăn là tập hợp của các chuỗi thức ăn, trong đó một loài tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau
Một chuỗi thức ăn càng có nhiều loài tham gia, nhất là các loài rộng thực thì càng phức tạp. trong thực tế, một lưới thức ăn có thể từ 2 đến 138 loài gắn kết với nhau, trung bình khoảng 20 đến 30 loài.
Phân biệt quần thể và quần xã
3. Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật
- Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối sinh ra con cái. Còn quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
- Mỗi quần thể đặc trưng bởi một số chỉ tiêu sau: tỉ lệ đực cái, tỉ lệ nhóm tuổi, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích ứng và chống chịu với các nhân tố sinh thái của môi trường. Còn quần xã gồm nhiều quần thể, trong đó có một vài quần thể chiếm ưu thế, trong các quần thể chiếm ưu thế có một quần thể tiêu biểu nhất gọi là quần thể đặc trưng. Mỗi quần xã có một cấu trúc đặc trưng liên quan tới sự phân bố cá thể của quần thể trong không gian.
- ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh, hữu sinh đến quần thể làm thay đổi sự phân bố, mật độ, sinh trưởng, sinh sản và cấu trúc quần thể qua mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở. Còn ảnh hưởng của ngoại cảnh sẽ tạo nên sự thay đổi có tính chu kỳ của quần xã. Nếu thuận lợi thì quần xã có tính đa dạng cao, nếu điều kiện sống khắc nghiệt thì quần xã có tính đa dạng thấp.
- Quần thể khi tồn tại trong một môi trường xác định đều có xu hướng được điều chỉnh ở một trạng thái số lượng cá thể ổn định gọi là trạng thái cân bằng thông qua cơ chế điều hoà mật độ. Còn quần xã sinh vật là một cấu trúc động đó là hệ quả tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống, sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thế cân bằng tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
3. Mối quan hệ với ngoại cảnh và cấu trúc thành phần loài sinh vật giữa quần thể và quần xã mang tính chất riêng, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau vì quần xã là một tập hợp gồm nhiều quần thể. Ví dụ, đặc trưng về sự phân bố trong quần xã. Mỗi quần thể hợp thành có sự phân bố riêng, thường phân bố theo chiều thẳng đứng hay theo chiều ngang. Các nhân tố sinh thái của môi trường thay đổi, sự phân bố của chúng cũng thay đổi và không giống nhau, có thể một bộ phận, thậm chí cả quần thể phải di chuyển sang quần thể khác… Như vậy cấu trúc thành phần loài của quần xã đã bị thay đổi. Quần thể chỉ bao gồm các cá thể của một loài, còn quần xã gồm các cá thể của các quần thể thuộc nhiều loài.

Phân biệt tháp dân số trẻ và tháp già
Tháp dân số trẻ
-Có đáy rộng.
-Cạnh tháp xiên nhiều, đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao.
-Tuổi thọ trung bình thấp.
Tháp dân số già
-Có đáy hẹp
-Cạnh tháp gần như thẳng đứng, đỉnh không nhọn biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử đều thấp
.-Tuổi thọ trung bình cao
Câu 2.
Sinh vật đẳng nhiệt (nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường) có khả năng chịu đựng cao hơn so với sinh vật biến nhiệt.
Ở hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. Trong thực tiễn sản xuất, cần gieo trồng hoặc nuôi động vật ở mật độ vừa phải, đảm bảo cân bằng giữa nguồn sống và khả năng cung cấp của môi truopwngf.
Giới hạn sinh thái là - Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.
Giới hạn ST có:
* Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.
* Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.
Ví dụ: giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam là 5,6oC đến 42oC
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC đến 30oC
 
P

pety_ngu


khái niệm lưới thức ăn, chuỗi thức ăn
Phan biet quan thể ,quàn xa~
phan biet thap dan so tre ,thap dan so gia
cau 2:trong hai nhóm sinh vat hang nhiet va bien nhiet sinh vat thuoc nhom nao` co' kha năg chiu dung cao so voi su thay doi nhiet do cua moi truong?why?>?
quan he giua cac ca the trong hien tuong tu tia? o? thuc. vat. la` moi quan he j`?
trong thuc tien~ san xuat can phai lam j` de? tranh su canh tranh gay gat giữa các cá thể sinh vat làm giảm năng suất vật nuôi ,cây trồng?
gioi hạn sinh thái là j`?cân = sinh họclaf j`cho VD ?
cko ;
la cây ,dê, hổ,rắn,chuột,cầy đại bàng,bọ ngựa,vi sinh vật,sâu.hãy lập chuỗi thức ăn ,lưới thức ăn
Lưới thức ăn : các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung tạo thành lưới thức ăn
Chuỗi thức ăn : là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng chặt chẽ với nhau .Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắc xích trước vừa là sinh vật bị mắc xích sau tiêu thụ
quần thể : là tập hợp các cá thể trong cùng một loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định , ở một thời điểm nhất định có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới

Quần xã : sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác làoi chung sống trong một không gian nhất định có mối quan hệ gắn bó với nhau
2> nhóm sinh vật hằng nhiệt vì khi nhiệt độ môi trường thay đổi nhưng nhiệt độ cơ thể chúng vẫn không đổi giúp chúng giữ thân nhiệt ổn định .Những động vật biến nhiệt thì cơ thể có nhiệt độ thay đổi theo mt
khi nhiệt độ xuống quá thấp hoặc lên quá cao thì cơ thể chúng sẽ không chịu đc
 
Top Bottom