[Sinh 9] Câu hỏi ôn tập HKII

K

kudo_sinichi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Ưu thế lai là j? Cho ví dụ về ưu thế lai? Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hẹ?
Câu 2: Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần?
Câu 3: Quần thể sinh vật là j? Nễu những điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?
Câu 4: Tài nguyên nước?
Câu 5: Vì sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng? Sử dụng nguồn tài nguyên này như thế nào là hợp lí?
Câu 6: Các nhân tố sinh thái ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm?
Câu 7: Nêu những điểm cơ bản của một quần xã? Khi nào ta nói quần xã có độ đa dạng cao?
Câu 8:
a) Muối thường hoạt động mạnh về đêm. Đây là ảnh hưởng của loại nhân tố sinh thái nào?
b) Theo em, loài chim cánh cụt ở Nam Cực và loài chim cánh cụt ở quần đảo Galapagos ở xích đạo, loài nào có kích thước lớn hơn? Đây là ảnh hưởng của loại nhân tố sinh thái nào?
Câu 9: Tại sao khi trồng cây cảnh để trong nhà, thỉnh thoảng người ta phải đưa ra ngoài nắng?
Câu 10: Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
Câu 11: Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã?
Câu 12: Tháp dân số, quần thể sinh vật.
Câu 13: Cho các loài sinh vật sau: Thực vật, châu chấu, sâu ăn lá, chim ăn sâu, chuột, ếch nhái, rắn, đại bàng, vi sinh vật.
a) Hãy lập các chuỗi thức ăn có từ 2 sinh vật tiêu thụ trở lên.
b) Lập thành lưới thức ăn từ các loại sinh vật trên.
c) Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn trên.
 
T

tichuot124

Câu 1: Ưu thế lai là j? Cho ví dụ về ưu thế lai? Vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hẹ?
.

Ưu thế laj là hiện tượng con lai [TEX] F_1[/TEX] co sức sống cao hơn bố mẹ của chúng
Biểu hiện của ưu thế laj ở những năm đầu là rõ nhất ở kì đầu vì khi đó KG trôik chiếm tỉ lệ cao nhât
Ta có sơ đồ gen: P: AA x aa
GP: Aa x Aa
F1: 1AA;2Aa;1aa ( ưu thế lai Aa chiếm 50%)
GF1: ...........
F2: ............ ( ưu thế lai Aa chiếm 25%)
.......
 
P

phuongthuy816

Câu 2 có trong sgk khoa mà bạn
Câu 3 khái niệm quần thể cũng có trog sgk, còn điểm khác nhau cơ bản thì quần xã bao gồm quần thể và mt sống của quần thể, có sự tương đối ổn đinh.
 
T

tichuot124

Câu 4:
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
*Tài nguyên nước ngọt: nước mặt, dòng chảy ngầm, nước ngầm
*Tài nguyên nước mặn: tài nguyên biển

Đó là khái niệm cơ bản còn chi tiêt thì:1) Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới.

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.345 con sông có chiều dài trên 10 km, mật độ trung bình từ 1,5 – 2 km sông/1 km2 diện tích, cứ đi dọc bờ biển khoảng 20 km lại gặp một cửa sông. Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông chảy qua lãnh thổ Việt Nam là 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3. Tỉ trọng nước bên ngoài chảy vào nước ta tương đối lớn, tới 60% so với tổng lượng nước sông toàn quốc, riêng đối với sông Cửu Long là 90%.

Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước; sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%); hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 - 2,6%); các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%); các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).

2) Dòng chảy ngầm
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông

3) Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.


Nước ta có trữ lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu cầu nước ngọt của đất nước.

Ở vùng đông bằng châu thổ, nước ngầm ở độ sâu từ 1 – 200m, ở miền núi nước ngầm thường ở độ sâu 10 – 150m, còn ở vùng núi đá vôi nước ngầm ở độ sâu khoảng 100m. Đặc biệt vùng Tây Nguyên, nước ngầm thường sâu vài trăm mét, còn ở một số nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như Hà Tiên, Cà Mau, Bến Tre… nước ngầm thường bị nhiễm mặn, dân đến tình trạng thiếu nươc ngọt.
Nước ta cũng đã phát hiện được 350 nguồn suối khoáng, trong đó có 169 nguồn nước có nhiệt dộ trên 300C.

4) tài nguyên biển

Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn. Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300 loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000 ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có 3 khu sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và vườn quốc gia Cát Bà (hải Phòng). Đồng thời nước ta còn
 
T

tichuot124

Câu 5:
* Rừng cung cấp cho ta nh` nguồn lợi(gỗ, dược phâm...)
* Rừng bảo vệ ta khỏi thiên tai lũ lụt, nạn cat bay
* Rừng còn là lá phổi xanh, giúp ta điều hòa kk

phaỉ sử dụng taì nguyên hợp lí vj`tài nguyên thiên nhiên ko phải là vô tân. nếu ko sử dung hợp lí thj` nhanh chong bj can kiệt

Mà câu 6 bạn hỏi j vậy, việt đầu đuôi lun dj
 
T

tichuot124

Câu 7:Đặc điểm của quần xã là :
Đặc trưng về thành phần loài

* Độ nhiều:ứng vs số lg cá thể sống trên đv S or V, thay đổi theo thời gian (Biến đổi theo mùa, năm hay do đột xuất)
* Độ thường gặp :là ti số % số địa điểm lấy mẫu có loài đc xét so vs tổng số địa điểm lấy mẫu trong vùng nghiên cứu
* Tấn số
* Loài ưu tiên
* Độ ưa thick
* Độ đa dạng (mình chỉ viêt các đặc điểm thui, còn định nghĩa dài wa', để bữa nào)

Đặc trưng về cấu trúc phân tầng

* Phân tầng theo chiều thẳng đứng
*------------------------- ngang

Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng:

* Chuỗi thức ăn
* Lưới thức ăn

Đặc trưng về diễn thế sinh thái:
 
D

donquanhao_ub

10
  • Để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên.
  • Bảo vệ các HST quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.
  • Phục hồi HST, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước...
  • Góp phần bảo vệ tài nguyên rừng
  • Góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn.
  • Làm giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức.

11.
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái.

Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống .v.v. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.

 
Top Bottom