N
nguyenlamlll
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Các câu hỏi lý thuyết dưới dạng so sánh
Những thông tin dưới đây bao gồm từ các nguồn sau : sưu tầm (từ các trang mạng, hay từ sách vở, các đề thi), tự viết (bao gồm Lê Trần Nguyên Lam - nguyenlamlll) (dưới mỗi câu mình sẽ chú thích tác giả). Các kiến thức chỉ mang tính tham khảo, xin cảm ơn.
-- Mình lập topic này chỉ mong muốn chia sẻ kiến thức đến mọi người, không vì lý do nào khác. Mọi ý kiến về bài viết xin reply phía dưới, mình sẽ tiếp thu và sửa chữa nếu cần, cảm ơn mọi người rất nhiều.
Bài viết sẽ cập nhật liên tục
============================
Để tìm kiếm nhanh, các bạn dùng Ctrl-F rồi gõ vào đó các mã số của từng câu hỏi để tới nhanh vị trí câu hỏi - trả lời đó. Mã số là những con số nằm trong khoảng "[" và "]" ở phần mục lục bên dưới. Ví dụ : tìm câu so sánh mARN và tARN, gõ vào ô tìm kiếm nhanh là "1.00" rồi bấm tìm kiếm tiếp ("Next") - đối với các bạn sử dụng trình duyệt Firefox.
---------------------------------------------------
MỤC LỤC
[1.00] So sánh điểm khác nhau giữa mARN và tARN[1.01] So sánh hình thái biểu hiện bên ngoài và cơ chế đột biến của hội chứng Down và hội chứng Turner
[1.02] So sánh sự khác nhau giữa thường biến và đột biến
[1.03] Phân biệt đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 trường hợp trẻ đồng sinh trên.
[1.04] Nêu những điểm giống và khác nhau về cấu trúc của ADN và ARN
[1.05] So sánh quá trình phát sinh giao tử ở động vật và quá trình phát sinh giao tử ở thực vật có hoa
[1.06] Phân biệt thể đa bội và thể lệch bội.
[1.07] Phân biệt các khái niệm sau : quần thể sinh vật, quần xã sinh vật và hệ sinh thái
[1.08] Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
[1.09] So sánh hiện tượng trao đổi đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới sự hoán vị gen với hiện tượng lặp đoạn trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
[1.10] So sánh biến dị đột biến với biến dị tổ hợp
[1.11] So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân
[1.12] Nêu những điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo tinh trùng và trứng (quá trình hình thành và đặc điểm sinh học)
[1.13]
[1.14]
[1.15]
--=--=--==--=--=--
Các câu hỏi trong đề thi
[2.00] So sánh những điểm khác nhau cơ bản (về bộ nhiễm sắc thể, cơ chế phát sinh, hậu quả) giữa đột biến thể tam nhiễm kép và đột biến thể tứ nhiễm (đề thi hsg lớp 9 thcs - thành phố Hồ Chí Minh - 27/03/2012)
[2.01]
[2.02]
[2.03]
- Các câu vẫn chưa có đáp án chính thức : 2.00 (đề thi ngày 27/03/2012)
============================
- Câu 1: So sánh điểm khác nhau giữa mARN và tARN: [1.00]
mARN
|
tARN
Phân tử dài (vài ngàn Nu) | Phân tử nhỏ (75-90 Nu)
Chỉ có cấu trúc bậc 1 gồm một mạch xoắn đơn | Có thể tự xoắn thành cấu trúc bậc 2, bậc 3
Không có liên kết Hydrogen | Có liên kết Hydrogen ở cấu trúc bậc 2, 3
Mang bản mã sao | Mang đối mã
Truyền đạt thông tin di truyền từ ADN, tiếp xúc với ribosome để giải mã | Vận chuyển acid amin tới ribosome
Đời sống ngắn (sau khi tổng hợp xong protein tự phân hủy) | Tồn tại qua vài thế hệ tế bào
nguyenlamlll
- Câu 2: So sánh hình thái biểu hiện bên ngoài và cơ chế đột biến của hội chứng Down và hội chứng Turner: [1.01]
Hội chứng Down
|
Hội chứng Turner
{colsp=2}
Hình thái bên ngoài
Khoảng cách 2 góc mắt xa | Đường chân tóc ở gáy đóng thấp
Mắt xếch | Có nếp da thừa ở cổ
Mũi tẹt | Khoảng cách 2 đầu vú xa nhau
Má phệ | Có những đốm màu trên da
Lưỡi dày, dài, hay thè ra | Tay chân bị phù
Cổ rụt, gáy cổ to | Hàm nhỏ có nếp quạt
Chỉ tay thường chỉ có 2 đường băng ngang bàn tay | Thấp bé, bộ mặt không bình thường
{colsp=2}
Cơ chế hình thành
Sự kết hợp giữa 1 giao tử đột biến n+1 (có 2 NST số 21 trong giao tử) và 1 giao tử bình thường n | Sự kết hợp giữa 1 giao tử đột biến 22A+O và 1 giao tử bình thường 22A+X
nguyenlamlll
- Câu 3:So sánh sự khác nhau giữa thường biến và đột biến: [1.02]
Thường biến
|
Đột biến
Biến đổi kiểu hình nhưng không làm biến đổi kiểu gen | Biến đổi xảy ra trong cấu trúc vật chất di truyền dẫn đến thay đổi kiểu hình
Chỉ xảy ra trong quá trình sống của cá thể và không thể di truyền | Xảy ra trong quá trình sống của cá thể hoặc do bẩm sinh (sự di truyền)
Do sự tác động trực tiếp của môi trường ngoài | Do tác động môi trường ngoài hoặc do rối loạn ở môi trường trong cơ thể
Xảy ra đồng loạt và có tính định hướng | Xuất hiện đột ngột, riêng lẻ, có thể không định hướng
Giúp cá thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường | Phần lớn là gây hại đối với cá thể
Ít có ý nghĩa với quá trình tiến hóa | Là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật
nguyenlamlll
- Câu 4:Phân biệt đặc điểm di truyền của trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 trường hợp trẻ đồng sinh trên.: [1.03]
Trẻ đồng sinh cùng trứng
|
Trẻ đồng sinh khác trứng
Do 1 trứng thụ tinh với 1 tinh trùng | Do 2 hay nhiều trứng thụ tinh 2 hay nhiều tinh trùng
Các phôi bào tách ra từ 1 hợp tử, phát triển riêng thành các cơ thể độc lập | Mỗi hợp tử phát triển thành cơ thể độc lập
Có cùng kiểu gen, cùng giới tính, cùng tính trạng | Kiểu gen giống hoặc khác (nhưng thường là khác), giới tính có thể không giống nhau
Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên gen | Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên các tính trạng có thể giống nhau và cũng có nhiều điểm khác biệt nhau
nguyenlamlll
- Câu 5:Nêu những điểm giống và khác nhau về cấu trúc của ADN và ARN: [1.04]
Giống nhau:
- ADN và ARN đều thuộc loại đại phân tử, cấu tạo từ các đơn phân theo nguyên tắc đa phân là các Nucleotide.
- Đều có cấu trúc xoắn
- Mỗi Nucleotide gồm 3 thành phần: đường 5C, Acid phosphoric vá 1 Baz Nitric.
- Trong cơ cấu phân tử đều có các liên kết diester nối đường với acid phosphoric trên mỗi mạch đơn.
Khác nhau:
ADN
|
ARN
Số mạch đơn mỗi phân tử là 2 | Số mạch đơn mỗi phân tử là 1Cấu tạo từ 4 loại đơn phân là: Adenin, Timin, Guanin và Cytozin | Cấu tạo từ 4 loại đơn phân là: Adenin, Urazin, Guanin, Cytozin
Các đơn phân liên kết với nhau theo NTBS: A=T; G=C và ngược lại | Các đơn phân tổng hợp theo NTBS: A (ADN)=U (ARN); T (ADN)=A (ARN); G (ADN)=C; C (ADN)=G
Phân tử có thể dài tới hàng mm và đạt hàng triệu Nucleotide | Ngắn hơn, số đơn phân từ 70-1500 Nucleotide
Đường deoxiribo: [tex]C_5H_{10}O_4[/tex] | Đường ribo: [tex]C_5H_{10}O_5[/tex]
Chứa nhiều gen quy định tính trạng của cơ thể | Chỉ mang một hoặc một vài gen sao từ ADN
Có liên kết Hydro giữa hai mạch | Không có liên kết Hydro (trừ các ARN vận chuyển ở một số ít thùy đoạn, ARN ribosome)
Có khả năng nhân đôi và phiên bản | Phiên mã dựa trên khuôn mẫu là ADN
Tồn tại qua các thế hệ tế bào và cơ thể | Tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau khi tổng hợp protein, ARN sẽ bị phân hủy
-----writing----
Last edited by a moderator: