[Sinh 9] các câu hỏi kiểm tra 1 tiết này

B

buinhutminhltkag

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vì mình gần kiểm tra 1 tiết rồi mong các bạn giúp mình.
1. Phát biểu nội dung định luật phân li.
2. Lai phân tích là gì ?
3. Ý nghĩa tương quan trội lặn lai 2 cặp tính trạng.
4. Phát biểu nội dung định luật phân li độc lập.
5. Biến dị tổ hợp là gì ?
6. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập.
7. Cấu trúc của nhiễm sắc thể ? Chức năng của nhiểm sắc thể ?
8. Cơ chế xác định giới tính ở người là như thế nào ?
9. Qúa trình tự nhân đôi của ADN gồm những nguyên tắc nào ?
10. Chức năng của ADN ?
11. Qúa trình tổng hợp của ADN ?
12. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
 
Last edited by a moderator:
L

lelinhchi2208

1. Định luật phân li : khi lai hai bố mẹ thuầnchungr khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
2. Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai phân tích là đồng tính thì cátheerr mang tính trạng trội có kiểu gen cần xác định kiểu gen có kiểu gen đồng hợp. Nếu kết qur của phép lai phân tích là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
 
Last edited by a moderator:
M

maidoany_nhi

1. Phát biểu nội dung định luật phân li.
Quy luật PHÂN LI:
+ Theo "bác" G.J. Mendel: Khi lai bố mẹ thuần chủng(P t/c) ,khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản sẽ cho con lai F2 có tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
+ Theo thuật ngữ hiện đại : mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen do sự phân li đồng đều của 1 cặp alen trong giảm phân, nên--> mỗi giao tử chỉ chứa 1 cặp alen

2.Lai phân tích là gì ?
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

3. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn
- Trong sản xuất, nếu ta dùng những giống không thuần chủng thì trong các thế hệ con cháu của chúng sẽ xuất hiện các tính trạng lặn, làm cho giống mất tính đồng nhất và ổn định và có thể xuất hiện tính trạng xấu.
- Để xác định độ thuần chủng của giống ta dùng phương pháp lai phân tích.

Quy luật PHÂN LI ĐỘC LẬP: Khi lai bố mẹ thuần chủng (P t/c) khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản ,di truyền độc lập với nhau thì---> xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình (KH) của F2 bằng tích xác suất các tính trạng hợp thành nó.

4. Phát biểu nội dung định luật phân li độc lập.
* Tóm gọn : Quy luật Phân li nói về Lai 1 tính
Quy luật Phân li độc lập nói về lai 2 tính.

5. Biến dị tổ hợp là gì ?
Biến dị tổ hợp là tổ hợp các biến dị.
Biến dị tổ hợp là tổ hợp lại các vật chất di truyền vốn có của ông bà tổ tiên.
+ Nguyên nhân: do quá trình giao phối.
+ Cơ chế phát sinh: xảy ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh, do hoán vị gen, do tương tác gen.
+ Biểu hiện: Sự sắp xếp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ, tổ tiên, hoặc xuất hiện tính trạng mới.
+ Ý nghĩa: Là nguồn biến dị thường xuyên và vô tận ở sinh vật, tăng tính đa dạng cho sinh giới, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá

6. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập.
Ý nghĩa:
QLPL: +) Với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc, sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên
+) Với chọn giống: ĐLPL là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai cho đời con lai F1. Các gen trội thường là gen tốt, trong chọn giống cần tập trung các gen trội quý vào cùng 1 cơ thể để tạo giống mới có giá trị kinh tế cao.
QLPLĐL: +) Với tiến hóa: Giải thích sự đa dạng của sinh giới, là nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
+) Là cơ sở khoa học và phương pháp tạo giống mới trong lai hữu tính.

7. Cấu trúc của nhiễm sắc thể ? Chức năng của nhiểm sắc thể ?
I. Cấu tạo của nhiễm sắc thể :
Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
a. Hình thái của nhiễm sắc thể :
- Nhiễm sắc thể được nhìn thấy rõ nhất ở kỳ giữa của quá trình phân bào, lúc này các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái co xoắn cực đại và có dạng đặc trưng.
- Ở trạng thái co xoắn cực đại, nhiễm sắc thể có thể có nhiều hình dạng khác nhau : hình hạt, hình que hay hình chữ V, chiều dài từ 0,2 – 50 micrômet, đường kính từ 0,2 – 2 micrômet.
b. Cấu tạo của nhiễm sắc thể :
v Cấu tạo hiển vi :
- Mỗi nhiễm sắc thể thường gồm có 2 cánh nằm ở hai bên. Giữa hai cánh có một eo thắt lại gọi là eo sơ cấp. Tại eo sơ cấp có tâm động. Tâm động là trung tâm vận động, là điểm trượt của nhiễm sắc thể trên dây thoi vô sắc giúp nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
- Ở một số nhiễm sắc thể, trên một cánh còn có eo thứ hai, gọi là eo thứ cấp. Có người cho rằng, eo thứ cấp là nơi tổng hợp rARN, trước khi đi ra tế bào chất để góp phần tạo ra ribôxôm, chúng tạm thời tích tụ ở eo này và tạo thành nhân con.
v Cấu tạo siêu hiển vi :
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc với chủ yếu gồm 2 thành phần là axit đêôxiribônuclêic và một loại prôtêin có tên là hixtôn.
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nhiễm sắc thể là chuỗi nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm là một khối dạng cầu, bên trong chứa 8 phần tử hixtôn, bên ngoài được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit. Giữa 2 nuclêôxôm kế tiếp là một đoạn ADN nối dài 15 đến 100 cặp nuclêôtit và một phân tử hixtôn.
- Tổ hợp ADN với hixtôn trong chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính khoảng 100 A0. Sợi cơ bản xoắn lại một lần nữa tạo nên sợi nhiễm sắc có đường kính 25 A0, sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn hình thành cấu trúc crômatit có đường kính khoảng 7000 A0.
II. Chức năng của nhiễm sắc thể :
Nhiễm sắc thể có 2 chức năng cơ bản sau :
- Nhiễm sắc thể chứa ADN mang gen nên được xem là nơi bảo quản thông tin di truyền.
- Nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ :
· Thông qua các cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, thông tin di truyền của nhiễm sắc thể được truyền tử tế bào này sang tế bào khác và từ cơ thể này sang cơ thể khác của loài.
· ADN trên nhiễm sắc thể còn thực hiện sao mã tổng hợp ARN, thông qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp sẽ tương tác với môi trường biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

8. Cơ chế xác định giới tính ở người là như thế nào ?
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.

9. Qúa trình tự nhân đôi của ADN gồm những nguyên tắc nào ?
khuôn mẫu, bán bảo toàn (giữ lại một nửa), bổ sung.

10. Chức năng của ADN ?
ADN (viết tắt theo kiểu Pháp và Việt Nam) hay DNA(viết tắt theo tiếng Anh) là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Như vậy ADN có chức năng di truyền các đặc tính sih học của sự sống. Nếu vì lí do gì đó, trong quá trình phân chia, cấu trúc ADN bị thay đổi sẽ gây ra các đột biến

11. Qúa trình tổng hợp của ADN ?
Quá trình tự nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp (thông thường dưới 1 phần vạn, xem thêm đột biến). Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung, và tế bào có hệ thống tìm kiếm và sửa chữa các sai hỏng DNA hoạt động hiệu quả.
Trong các phân tử DNA xoắn kép mới tổng hợp thì có 1 chuỗi là từ DNA ban đầu còn chuỗi kia được tổng hợp từ các thành phần của môi trường nội bào, đó là nội dung của nguyên tắc bán bảo toàn.

12. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
* Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Gen ( một đoạn của phân tử ADN ) -> mARN -> Prôtein -> tính trạng
a. Mối quan hệ giữa gen và mARN:
-Gen mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại mARN nào đó.
-Thông tin di truyền của gen được quy định bởi trật tự sắp xếp các nucleotit trên một mạch đơn của gen một cách xác định.
-Trật tự sắp sếp các nucleotit trên gen quy định trình tự sắp xếp các nucleotit trên ARN.
-Như vậy, mARN được tổng hợp trong nhân tế bào dựa trên khuôn mẫu một mạch đơn của gen theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
-mARN sao chép lại bản mã hóa bằng trật tự sắp xếp các nucleotit trên phân tử ADN.
b. Mối quan hệ giữa mARN và Protein:
-mARN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc Protein về thành phần số lượng trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử Protein nào đó trong cấu trúc bậc một.
-Protein được tổng hợp trong tế bào chất không có khả năng tự sao nguyên mẫu nhưng luôn mang tính đặc thù vậy giữa gen và Protein có mối quan hệ thông qua một dạng trung gian mang thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất để tổng hợp Protein đó là mARN.
-mARN, tARN được tổng hợp trong nhân tế bào dựa trên khuôn mẫu của gen theo nguyên tắc bổ sung sau đó mang thông tin di truyền sao mã ra chất tế bào.
- Trong tế bào chất, mARN, tARN, rARN được kết hợp với nhau để tổng hợp Protein theo đúng khuôn mẫu của gen.
- Như vậy, trật tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trật tự sắp xếp các nucleotit trong mARN sau đó quy định trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin bậc một của phân tử Protein.
c. Mối quan hệ giữa Protein và tính trạng.
- Protein được tổng hợp trong tế bào chất và thực hiện các chức năng của của cơ thể sinh vật.
- Protein chịu tác động trực tiếp của môi trường hình thành nên các tính trạng đặc trưng của cơ thể.
* Tóm lại mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như sau:
-Thông tin di truyền của gen cấu trúc được phiên mã thành mARN giúp gen giải mã thông tin bằng trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử Protein.
-Trật tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trật tự sắp xếp các axit amin theo nguyên tắc bộ ba mã hóa và bộ ba đối mã ở mARN và tARN.
-Như vậy từ cấu trúc của gen quy định cấu trúc của mARN quy định cấu trúc của Protein quy định tính trạng tương ứng nên có thể nói gen quy định tính trạng.

CHÚC BẠN MAY MẮN! Thân ~ Nhi
 
Top Bottom