[Sinh 8] Vận động

T

thongvangan

giài bt sinh 8

Khi hoạt động cơ có lúc co mạnh lúc co yếu là do tuỳ theo trọng lượng của vật mà mình nhấc lên. Nếu vật đó nặng thì cơ sẽ co mạnh còn nếu vật nhẹ thì cơ sẽ co yếu.

Chúc bạn học tốt bộ môn sinh nha!
 
Last edited by a moderator:
C

chienkute_1999

Vì câu trúc xương hình thành và phát triển có liên quan tới lứa tuổi.
- Khi còn nhỏ cấu trúc xương chưa vững chắc nên có khả năng gãy ( thường thấy trẻ con gãy tay,chân là nhiều)
- Khi về già xương cứng và giòn đi nên dễ gãy khi làm các động tác quá sức
 
P

p3nh0ctapy3u

Gãy xương liên quan tới lứa tuổi là vì:
Nguy cơ gãy xương tuỳ theo lứa tuổi, tuổi càng lớn thì nguy cơ gãy xương càng cao. Do xương có hai tính chất là bền chắc(xương có nhiều chất khoáng) và mềm dẻo (do có nhiều cốt giao). Ở trẻ em chất khoáng chiếm 1/3, cốt giao chiếm 2/3 nên xương có tính chất mềm dẻo khó gãy. Còn ở người lớn thì chất khoáng chiếm 2/3, cốt giao chiếm 1/3 nên xương có tính chất bền chắc nên xương có nguy cơ bị gãy cao hơn...
 
H

hinatabeauti

Đó là do sự điều khiển lực của hệ thần kinh (do nơrôn và thần kinh giao) điều chỉnh phù hợp với trọng lực và khối lượng của vật. Mình đọc trong sách bách khoa thấy nói vậy.
 
H

hinatabeauti

[Sinh 8] bộ xương

1) Hãy cho bík tại sao khớp xương ở tay, chân, cổ lại là khớp động
khớp ở gót chân, bả vai, hông và xương cột sống là khớp bán động
khớp ở hộp sọ là khớp bất động
2) So sánh đặc điểm của xương bàn chân và xương bàn tay
3) Tại sao cột sống lại song hình 2 chữ S mà không có hình thẳng?
Trả lời nhanh nhé mình đang cần gấp^^
-1 thẻ vàng. Yêu cầu bạn không spam trong bài viết~
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

Điểm khác nhau

Do phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, xương chi dưới to, thành ống xương dày, đầu các xương dài có tiết diện lớn hơn.
Khác biệt lớn nhất nằm ở xương bàn tay/ngón tay và bàn chân/ngón chân

Xương bàn tay ngắn, nhỏ - xương bàn chân dài và đặc biệt có xương gót chân lớn, xương bàn chân và xương gót kết hợp lại tạo thành một khung hình vòm, để có thể chống đỡ sức nặng toàn cơ thể.

Xương ngón tay thon, dài, có khớp xương ngón cái linh động, giúp ngón cái có thể đối diện với 4 ngón còn lại của bàn tay ( cầm, nắm ), điều này không có ở ngón cái bàn chân - xương ngón chân to & ngắn, ngón út bàn chân chỉ có 2 đốt chứ không có 3 đốt như ngón út của bàn tay.

---->>> Điểm giống nhau

Xương tay và xương chân có cấu tạo khá linh hoạt để có thể hoạt động hằng ngày
Cả 2 đều có tác dụng "nâng, đỡ" cơ thể ....v...v....

nguồn google
 
H

hinatabeauti

[Sinh 8] cấu tạo của xương

*Hãy cho biết cấu tạo của bộ xương có ứng dụng gì đối với cuộc sống hàng ngày (ví dụ như xây dựng)

tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề bài viết: [Sinh 8] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

cấu tạo xương dài được ứng dụng trong xây dựng:
-Thân xương hình trụ dài, ngoài là mô xương cứng,trong lòng rỗng
-Đầu xương bên ngoài là mô xương cứng, phía trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương hình vòng cung.
Chịu lực tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu trong xây dựng.
 
H

hinatabeauti

**cho mình hỏi thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

***Hãy giải thích tại sao xương động vật được hầm thì bở?
 
H

hinatabeauti

[Sinh học 8] Cấu tạo và tính chất của cơ

1)Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc duỗi tối đa ko? Vì sao?
2)Đặc Điểm cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng co cơ là gì?
3)Phân tích về sự phối hợp vận dộng co, dãn giữa cơ hai đầu (cơ gấp) và cơ ba đầu (cơ duỗi) ở cánh tay.

tomandjerry789 said:
Chú ý tiêu đề bài viết: [Sinh học 8] + Tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

1/không khi nào cả cơ gấp và duỗi cùng co tối đa.Khi bị liệt cả cơ gấp và cơ duỗi cùng duỗi tối đa vì các cơ này mất khả năng thu nhận kích thích

2/ Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm tơ cơ dày và tơ cơ mảnh.Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại

3/Cơ hai đầu là cơ gấp ở phía trước xương cánh tay ,khi cơ này co lại kéo xương trụ và xương quay lên làm co lại,đồng thời cơ 3 đầu ở phía sau xương cánh tay dãn ra.
 
D

dan2503

1.cho mình hỏi thành phần hoá học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?

2.Hãy giải thích tại sao xương động vật được hầm thì bở?

trả lời :

1.thành phần hóa học cs ý nghĩa đối với xương :

-thành phần hửu cơ là chất kết dinh và đảm bảo tính đàn hồi của xương .

-thành phần vô cơ :canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. nhờ vậy xương vững chắc, là trụ cột của cơ thể

2.xương đv hầm thì bở vì:

-khi hầm xương bò lơn....chất cốt giao bị phân hủy vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở
 
S

sieu_quay_hb

các câu tiếp theo !

- Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

- Những hoạt động nào đc coi là sự luyện tập cơ ?

- Luyện tập thường xuyên có tác dụng ntn đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối vs hệ cơ ?


- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì ?

khả năng co cơ phụ thuộc vào trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động và khối lượng của vật
 
Top Bottom