sinh 8:Trao đổi chất và năng lượng

H

huan2122000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

_Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể?
_Vì sao nói thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
_Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
_Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
 
Q

quynhchungbk@gmail.com

sinh

- Đa dạng thực phẩm: Thực phẩm dù hoàn hảo tới đâu cũng không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể cần từ 20 đến 30 loại thực phẩm khác nhau mới bảo đảm đủ chất. Muốn thế, bạn cần phối hợp nhiều loại thực phẩm trong thực đơn, mỗi thứ một ít để làm được nhiều món (mặn, canh, xào, thập cẩm... ) và phải chịu khó đổi món mỗi bữa.

- Đủ chứ không cần nhiều: Không phải cứ ăn nhiều là đủ vì ăn uống không chừng mực, ăn nhiều hơn so với nhu cầu thì rất có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng (như béo phì, tim mạch, ung thư, *** tháo đường...). Tốt nhất là ăn vừa đủ với nhu cầu của từng người trong từng thời kỳ cụ thể. Chẳng hạn, trẻ em và thanh thiếu niên là lứa tuổi đang phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao thì bữa ăn cần bảo đảm hơn về chất và lượng; người lao động, đặc biệt là lao động nặng, nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn người làm việc văn phòng.
1
- Đắt chưa hẳn bổ : Bữa ăn nên có cả thực phẩm động vật và thực vật. Nếu ngày nào cũng ăn thịt với trứng mà thiếu cá và đậu hũ thì rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch sẽ đến thăm sớm. Một người trưởng thành mỗi tháng cần ăn 1,5 kg thịt; 2 kg hải sản và 3 kg đậu hũ là có thể cân đối được lượng đạm.

- Hợp khẩu vị: Để ăn ngon, không phải thức ăn cần được chế biến thịnh soạn mà cái cần là hợp khẩu vị và khả năng tiêu hóa hấp thu của từng người. Nhà có trẻ em thì không nên nấu mặn, nêm cay; có người già, người bệnh thì phải nấu chín mềm, lỏng loãng, nhiều bữa trong ngày...

- Cân đối chất béo: Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao nhất trong các loại thực phẩm nhưng không sử dụng quá nhiều cũng không nên kiêng khem quá mức, vì cả hai việc này đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần cân đối giữa béo động vật và béo thực vật. Uống sữa, ăn thịt heo đã có mỡ rồi thì nên dùng dầu ăn khi chế biến món ăn.

- Càng ít đường tinh càng tốt: Chỉ nên sử dụng đường tinh dưới 20 g/ngày/người (khoảng 4 muỗng cà phê). Không nên dùng thường xuyên các món ngọt như chè, bánh ngọt, nước ngọt, sữa có đường...

- Nhạt tốt hơn mặn: Thức ăn chế biến nhạt sẽ tốt hơn mặn vì để phòng tránh bệnh cao huyết áp. Lượng muối ăn mỗi ngày nên dưới 10 g/người (khoảng 2 muỗng cà phê) kể cả muối ướp cá, muối dưa cà, nêm canh xào...

- Nhiều rau, củ, quả: Đây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giàu chất xơ thuận lợi cho tiêu hóa, đặc biệt là chứa nhiều chất chống ôxy hóa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào và duy trì tuổi thanh xuân.

- Mùa nào thức ấy: Lên thực đơn sẵn là cách chủ động để chuẩn bị cho bữa ăn gia đình lý tưởng. Tuy nhiên, cần linh hoạt mùa nào thức nấy và tình hình bữa chợ để thay đổi cho phù hợp.

- Ba sạch: Thức ăn đem lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe nhưng nếu không bảo đảm vệ sinh thì trở thành mầm mống của nhiều bệnh tật. Để nâng cao sức khỏe và giúp bữa ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn, cần chú ý đến nguyên tắc ba sạch: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2

1
Vitamin D : kích thích sự hấp thu các chất dinh dưỡng có canxi và phôt pho, làm tăng lượng canxi trong máu ở xương, làm cho bộ xương thêm rắn chắc.

- VTM D cũng có thể bổ xung trong trường hợp cần thiết (xem thêm bài còi xương) nhưng cũng không nên lạm dụng. Thừa VTM D gây bứt rứt khó ngủ, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, tiêu chảy, nặng hơn sẽ làm cho lượng can xi trong máu tăng cao, làm thay đổi nhịp tim và tổn thương thận.
Bệnh còi xương do thiếu vitaminDTrẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi, photpho. Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D. Điều trị và phòng bệnh: ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá... Trong thời gian mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau tươi... Trong năm đầu, nên tắm nắng hằng ngày cho trẻ vào thời gian trước 10 giờ sáng. Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, nên cho trẻ ra ngoài trời vào tháng thứ 2 (tùy theo thời tiết). Nếu trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng, ngày thứ 8 sau khi đẻ cho trẻ uống vitamin D.

Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện thiếu vitamin như đã nêu cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý dùng thuốc vì dù là vitamin nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đúng liều dễ gây ngộ độc dẫn đến hậu quả khôn lường.
 
S

sonsuboy

Câu 3:Các nghiên cứu khoa học cho thấy, ở những vùng thiếu iốt nặng, có nhiều thanh thiếu niên bị thiểu năng trí tuệ, dù có điều kiện đi học họ cũng không thể biết chữ, không biết làm các phép tính cộng trừ. Khoảng 10% trẻ em thuộc nhiều lứa tuổi phải bỏ học vì hậu quả của thiếu iốt. Nhiều trẻ em và người lớn bị điếc nặng, bị liệt hoặc có tư thế đặc biệt. Thiếu iốt cũng gây nên sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh. Bệnh bướu cổ do thiếu iốt là bệnh hay gặp nhất và dễ nhận ra nhất trong các rối loạn do thiếu iốt.
Thế nên để thấy tầm quan trọng của muối iốt là quan trọng thế nào.
Câu 2:hưởng của thiếu vitamin D được ghi nhận vào thế kỉ 16 ở Âu châu. Thời đó, cuộc cách mạng kĩ nghệ ở vùng bắc Âu thu hút rất nhiều công nhân từ các vùng phía nam, và người ta ghi nhận rằng con em của những công nhân di cư này thường có chứng còi xương (xương không cứng được), cơ thể chậm phát triển. Mãi đến thế kỉ 19, có người lí giải rằng trẻ em bị còi xương là do thiếu phơi nắng mặt trời. Sau đó, người ta một mặt khuyến khích phơi nắng, một mặt cho ăn dầu cá tuyết (cold fish, một loại dầu chứa nhiều vitamin D), và kết quả rất tuyệt vời: chứng còi xương được trị dứt.
GG
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom