Các vấn đề tâm thần kinh (căng thẳng, trầm cảm, lo âu...), rượu và một số chất trong thực phẩm có thể làm bệnh xuất hiện hoặc nặng thêm
1. Điều trị cơn đau đầu: Đối với các thể nhẹ, cơn đau xảy ra thưa, nhanh chấm dứt, cường độ đau nhẹ hoặc vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giảm đau thông thường không steroid (aspirin, aidometacin, diclofenac...).
Với những thể nặng, cơn đau dày, có thể dùng thuốc sau:
- Naproxen: Là thuốc chống viêm giảm đau không steroid có tác dụng ****** quá trình tổng hợp các prostaglandin, giúp hạ nhiệt, giảm cơn đau nửa đầu. Uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Không dùng cho người bị loét dạ dày, hen, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi.
- Gynergen: Làm mất cơn đau nửa đầu do làm co các nhánh ở động mạch cảnh ngoài, trị nhức đầu do vận mạch. Không dùng quá 7 ngày, nếu quá cần thì phải nghỉ mấy ngày mới được dùng tiếp. Thuốc có chống chỉ định với phụ nữ có thai, người bị bệnh tim, suy gan thận nặng, xơ cứng động mạch, suy tuần hoàn ngoại vi.
2. Dự phòng cơn đau:
- Dihydroergotamin: Có tác dụng duy trì thế cân bằng vận mạch ở não, kháng serotonin. Nó làm ổn định tính tăng phản ứng ở các mạch máu, nhất là ở hệ thống động mạch cảnh ngoài. Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người suy gan, thận nặng.
- Pizotifen: Phụ nữ có thai, nam giới phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh tăng nhãn áp (glaucome) không được dùng.
- Flunarizin: Ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh, phòng đau nửa đầu. Chỉ dùng thuốc này khi đã được bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám, có chẩn đoán xác định và kê đơn.
Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh đau nửa đầu cần có chế độ ăn uống thích hợp: kiêng rượu và thuốc lá (tránh hít phải khói thuốc), hạn chế bia, cà phê. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh những cơn căng thẳng về thần kinh; đảm bảo ngủ đủ (tối thiểu 7 giờ mỗi ngày), tập luyện thân thể đều đặn để giảm huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu.