Sinh [Sinh 8] Hệ bài tiết

N

nongdan2012

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể của chúng ta (Bài tiết là gì hoặc trình bày khái niệm bài tiết)? Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do cơ quan nào đảm nhiệm?
Câu 2: Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào? (trình bày các thành phần của hệ bài tiết nước tiểu?)
Câu 3: Trình bày sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận?
Câu 4: Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Câu 5: Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Câu 6: Trình bày cấu tạo và chức năng của da? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện được những chức năng đó?
Câu 7: Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron thần kinh?
Câu 8: Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới dạng sơ đồ? Phân biệt chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động?
Câu 9: Khi tiến hành thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sống gồm có 3 bước.
Em hãy cho biết mỗi bước thí nghiệm đó nhằm mục đích gì?
Câu 10: Nêu cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tuỷ sống?
Câu 11: Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tuỷ? Tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha?
Câu 12 : Trên một con ếch đã mổ để nghiên cứu rễ tuỷ, em Quang đã vô ý thúc mũi kéo là đứt một số rễ. Bằng cách nào em có thể phát hiện ra rễ nào còn và rễ nào mất ?
Câu 13: Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của trụ não, não trung gian và tiểu não? Giải thích vì sao người say rượu thường có hiện tượng chân nam đá chân chiêu?
Câu 14: Trình bày cấu tạo ngoài và câu tạo trong của đại não? Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp Thú?
Câu 15: Trình bày sự giống và khác nhau về mặt cấu trúc và chức năng giữa 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Hãy trình bày phản xạ điều hoà hoạt động của tim và hệ mạch trong các trường hợp sau:
- Lúc huyết áp tăng cao?
- Lúc hoạt động lao động nặng?
Câu 16: Mô tả cấu tạo của cầu mắt nói chung và màng lưới nói riêng?
Câu 17 : Cận thị là do đâu ? làm thế nào để nhìn rõ? Tại sao người già thường phải đeo kính lão? Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều?
Câu 18: Nêu rõ những hậu quả của bệnhđau mắt hột và cách phòng tránh?
Câu19: Trình bày cấu tạo của ốc tai và quá trình thu nhận sóng âm? Vì sao ta có thể xác định
 
U

upbabe123

1, bài tiết là sự lọc thải các chất thừa, chất cặn bã, chất độc hại ra ngoài cơ thể. bài tiết giúp đảm bảo sự ổn định của môi trường trong, giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường. các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là nước tiểu do thận đảm nhiệm, mồ hôi do da, khí CO2 do phổi
2, Hệ bài tiết nước tiểu gồm bóng ***, ống ***, ống dẫn nước tiểu và thận, thận là cơ quan quan trọng nhất
3, - Máu theo động mạch đến tới cầu thận vs áp lực cao tạo ra lực đẩy nc và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30-40 A°) trên vách mao mạch và nang cầu thận,các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên ko qua lỗ lọc.Kết quả là taonj nên nc tiểu đầu trong nang cầu thận.
- Nc tiểu đầu đi qua ống thận,ở đây xảy ra 2 quả trình : Quá trình hấp thụ lại nc và các chất cần thiết; quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất ko cần thiết khác.Kq tạo nên nc tiểu chính thức.
==> Nc tiểu chính thức lọc đc đổ vào bể thận rồi theo ống dẫn tiểu đổ dồn xuống bóng ***,theo ống *** ra ngoài.
4,* -Nước tiểu đầu không có máu và protein
-Máu có tế bào máu và protein
*Nước tiểu đầu:
+ Nồng độ: loãng
+ Chất độc: ít
+ Chất dinh dưỡng: nhiều
Nước tiểu chính thức:
+Nồng độ: đậm đặc
+Chất độc: Nhiều
+ dinh dưỡng: ít
5,- Mỗi ngày, cầu thận 1 người trưởng thành lọc được 1 440l máu và tạo ra khoảng nước tiểu đầu
- Nhờ quá trình hấp thụ lại mà sau đó chỉ khoảng 1.5 lít nước tiểu chính thức được tạo thành và dẫn xuống bể thận, rồi theo ống dẫn nước tiểu xuống bóng ***.
- Lượng nước tiểu trong bóng *** lên đến 200ml sẽ làm căng bóng ***, tăng áp suất trong bóng *** và gây cảm giác buồn đi tiểu. Nếu cơ vòng mở ra ( có sự phối hợp co của cơ bóng *** và cơ bụng), nước tiểu sẽ thoát ra ngoài.
6, CẤU TẠO:- gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da
- ngoài cùng là tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau, dễ bong ra
- Dưới tầng sừng là lớp tế bào sống có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, trong tế bào có chứa các hạt sắc tố tạo nên màu da. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào ở lớp sừng bong ra
- Phần dưới lớp tế bào sống là lớp bì cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt trong đó có các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu
- Lớp mỡ dưới da chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt
- Lông, móng là sản phẩm của da. Lòng bàn tay và gan bàn chân không có lông
- Lông, móng được sinh ra từ các túi cấu tạo bởi các tế bào của tầng tế bào sống,
CHỨC NĂNG: +tạo nên vẻ đẹp của con người
+bảo vệ cơ thể: Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước, do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn
- Chất nhờn do tuyến nhờn tiết ra còn có tác dụng diệt khuẩn
- Sắc tố da giúp góp phần chống tác hại của tia tử ngoại
+điều hòa thân nhiệt: - Nhận các kích thích của môi trường là nhờ các cơ quan thụ cảm
- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi
7, - Thân chứa nhân
- Các sợi nhánh và sợi trục, trong đó sợi trục có bao mielin bao ngoài. Các bao mielin được ngăn cách bằng các eo Rangvie
- Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các noron này với các noron khác hoặc với cơ quan trả lời.
- Chức năng của noron là hưng phấn và dẫn truyền.
10, - tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng
- Chất xám là căn cứ ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện
- chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não.
11,CẤU TẠO - Có 31 đôi dây thần kinh tủy
- Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước ( rễ vận động)
- Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.
CHỨC NĂNG
- rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng ( cơ chi)
- rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
- Dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh
GIẢI THÍCH:
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và vó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước.. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.
 
Last edited by a moderator:
H

huong2000x

Câu 18: Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
Hậu quả :

* Mắt hột giai đoạn I
o Thường xuất hiện âm thầm, không có dấu hiệu chủ quan, phát hiện do khám sức khoẻ hàng loạt.
o Kết mạc sụn mi trên thẩm lậu nhẹ, che lấp một phần mạch máu. Các hột nhỏ màu trắng vàng kích thước bằng đầu kim xuất hiện khắp kết mạc sụn mi trên gọi là tiền hột.
o Bờ trên sụn mi và kết mạc cùng đồ có một số hột trong suốt và vài đám hột nhỏ.
o Rất hiếm trường hợp có hột ở kết mạc sụn mi dưới.
* Mắt hột giai đoạn II
o Triệu chứng chủ quan thường chưa có gì rầm rộ. Sáng thức dậy có một ít tiết tố đọng lại ở trong mắt.
o Triệu chứng khách quan vẫn tập trung ở kết mạc sụn mi trên.
o Kết mạc xù xì, mạch máu bị che lấp hoàn toàn bởi thẩm lậu.
o Gai nhú mọc đầy, tập trung nhiều ở hai góc mi.
o Nhiều hột to, chín mộng, rất dễ vỡ khi ta ấm bằng tăm bông, tiết ra một chất nhầy đặc hiệu.
o Thấy đầy đủ các tuổi của mắt hột: tiền hột, hột to, hột hoại tử, có ít sẹo kết mạc đặc hiệu.
o Có thể thấy màng máu mỏng.
* Mắt hột giai đoạn III
o Giai đoạn này kéo dài nhất. Đặc điểm là có sự xen kẻ giữa các dấu hiệu hoạt tính (nhú gai, thẩm lậu, hột) và dấu hiệu ổn định (sẹo).
o Một đặc điểm nữa của giai đoạn này là xuất hiện biến chứng như cụp mi, lông xiêu.
* Mắt hột giai đoạn IV
o Mắt hột lành sẹo. trên kết mạc hết yếu tố hoạt tính, chỉ có sẹo ở mức độ khác nhau.
o Từ giai đoạn III trở đi, khi khám ta có thể thấy có màng máu trên giác mạc. Màng máu này sse4 thấy rõ hơn khi khám dưới kính sinh hiển vi, và sẽ thấy lỗ lõm trên giác mạc gọi là lõm hột Herbert.
hoặc đến tinh trạng sẹo hoá kết mạc, có thể gây nên biến chứng quặm và lông xiêu

Phòng chống:
Vì vi khuẩn gây bệnh mắt hột rất dễ lây từ nước tiết ra ở mũi, họng, mắt sang thẳng người khác hay qua đồ dùng như khăn mặt v.v... tăng cường giữ gìn vệ sinh là cách ngăn ngừa tốt nhất.

* Vệ sinh cá nhân: giữ vệ sinh mặt và đôi mắt, rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn với người mắc bệnh, không để tay bẩn chạm vào mắt, tránh để ruồi nhặng chạm vào mắt.
* Vệ sinh môi trường: môi trường nước sạch, tiêu diệt ruồi nhặng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom