[Sinh 8] Đề cương

D

dotantai1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Các bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể? Giải thích sự tạo mủ ở vết thương.
2. Tại sao khi bị thương, máu chảy ra một lúc rồi đông lại? Nguyên tắc truyền máu.
3. Cấu tạo tim. Tại sao tim hoạt động suốt đời không biết mệt?
4. Để có hệ tuần hoàn khỏe mạnh cần thực hiện những chế độ sinh hoạt như thế nào?
5. Thành phần các chất trong thức ăn. Tiêu hóa là gì?
6. Cần làm gì để tránh bệnh đau dạ dày?
7. Hoạt động tiêu hóa chủ yếu tại ruột non . Nếu bị tắc ống dẫn mật thì quá trình tiêu hóa tại ruột non sẽ ảnh hưởng như thế nào?
8. Giải thích sự tiêu chảy và táo bón.
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

Câu 1: -Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ.
-Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
- Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: Thực bào : là hiện tượng bạch cầu ( bạch cầu trung tính và đại thực bào ) hình thành chân giả để bắt, nuốt, tiêu hóa vi khuẩn. Tế bào limpho B tạo ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. Tế bào T phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh, tiết ra các phân tử prôtêin.

câu 2:
khi bị thương đứt mạch máu, máu chảy ra một lúc rồi ngừng nhờ một khối máu bịt vết thương~~> đông máu
Sự đông máu liên quan đến hoạt động tiểu cầu là chủ yếu, để hình thành một búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu thành một khối máu đông bịt kín vết thương[/B]

Nguyên tắc truyền máu
+ Chọn lựa nhóm máu phù hợp
+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu
+truyền từ từ

câu 3:
Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết
Gồm 4 ngăn,(tâm nhĩ phải,tâm nhĩ trái,tâm thất phair,tâm thất trái) và gồm các van tim.Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Do đó, tim không mệt mỏi
Mỗi chu kì tim gồm 3 pha:
+ Tâm nhĩ co 0,1s
+ Tâm thất co 0,3s
+ Dãn chung : 0,4s

câu 4: cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên,đều đặn,vừa sức,xoa bóp ngoài da
+Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
+Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim
+Tim phòng các bệnh có hại cho tim như cúm,thương hàn,thấp khớp,..
[/B]
 
T

thongoc_97977

câu 5: thành phần các chất trong thức ăn như pr,lipit,muối khoáng ,nước,vitamin,
Tiêu hoá là sự biến đổi thức ăn thành các chất dễ tiêu hoá để cơ thể hấp thụ được.

câu 6:
+ Ăn chín: thức ăn nấu chín, kể cả rau sống cũng phải luộc chín.
+Ăn đúng giờ: Ăn uống vào một giờ cố định.
+Không thức khuya
+Không ăn thức ăn cứng, nên nhai kỹ, kiêng dùng gia vị chua cay, kiêng bia rượu, thuốc lá, cafe, nước có gas, giảm mỡ béo, ăn ít thực phẩm khó tiêu, đầy bụng như gạo nếp, rau cần, măng, các loại, gân động vật, không ăn quá nhanh, không ăn quá nhiều, ăn uống ít các loại đậu, sữa.
+Tránh thức uống gây ảnh hưởng dạ dày như Vitamin C, thuốc dạng sủi bọt, thuốc đau nhức, giảm đau, chống viêm...
+Cuối cùng có chế độ làm việc, nghĩ ngơi hợp lý, điều độ, sống cởi mỡ và lạc quan

câu 7:
Tại ruột non, thức ăn tiêu hóa nhờ dịch ruột, dịch tuỵ, mật để tiêu hóa về cơ bản mọi chất đạm, chất đường bột, chất béo, chất sơ một phần nên người ta nói hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non. Qua tiêu hóa ở ruột non dưỡng chấp ngấm vào máu nuôi cơ thể hoặc chuyển hóa dự trữ khi cần .

[/FONT]
 
Top Bottom