Sinh [Sinh 8] Đề cương HKI

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày đặc điểm cấu tạo chức năng của các loại tế bào máu?
2. Bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
3. Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
4. Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
5. Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào nếu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
6. Nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa và bài tiết?
P/S: đây là đề cương HKI em mong các anh chị trả lời đúng
 

machung25112003

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tư 2017
1,227
1,041
264
Hà Nội
2. Bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.
3. Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.
 

Bonechimte

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
8 Tháng bảy 2017
2,553
4,752
563
Hà Nội
...
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo chức năng của các loại tế bào máu?
2. Bạch cầu đã tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể?
3. Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
4. Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
5. Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào nếu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
6. Nêu sự khác biệt giữa đồng hóa và tiêu hóa, giữa dị hóa và bài tiết?
P/S: đây là đề cương HKI em mong các anh chị trả lời đúng
1, Máu gồm huyết tương và tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu)
Huyết tương giúp giữ máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch
Bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn đột nhập vào tế bào, tạo kháng thể... tiết protein đặc hiệu phá tế bào bị bệnh
Tiểu cầu: dễ vỡ~ giải phóng 1 loại ezim giúp đông máu
Hồng cầu~ Có khả năng liên kết vs o2 và Co2 giúp vận chuyển o2 và Co2 giúp hô hấp trong tế bào

6,
Dị hóa:là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.
-Bài tiết:là quá trình lọc và thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
So sánh sự khác biệt giữa dị hóa và đồng hóa:
-Dị hóa:là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.
-Đồng hóa:là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.
=> Đồng hóa và dị hóa mâu thuẫn, đối lập nhau nhưng thống nhất chặt chẽ với nhau. Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, trạng thái cơ thể
5,
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxy từ môi trường, thải ra khí cácboníc và chất thải.
- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxy, tế bào thải vào máu khí cacboníc và sản phẩm bài tiết.

- Mối quan hệ: TĐC ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacboníc đề thải ra môi trường. TĐC ở tế bào giải phóng năng lương cung cấp cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các hoạt động TĐC. Như vậy hoạt động TĐC ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.
TĐC: Trao đổi chất^^
4,
Các đặc điểm cấu tạo của ruột non để đảm bảo nhận tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là:
+ Nếp gấp
+ Lông ruột, lông cực nhỏ => Giúp diện tích bề mặt hấp thụ đạt 400 - 500 m2
 
Last edited:
  • Like
Reactions: machung25112003

Cửu Long

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng ba 2017
362
387
119
Bình Định
Trung tâm đào tạo THẢ THÍNH
Cho hỏi câu 5 có phải là câu trả lời đúng hay còn ý kiến nào khác k ạ?
 

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
5. Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào nếu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa, hô hấp, bài tiết với môi trường ngoài. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, ôxi từ môi trường ra thải ra khí cacbônic và chất thải.
Trao đổi chất ờ cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi trường trong. Máu cung cấp cho tế bào các chất dinh dưỡng và ôxi. Tế bào thải vào máu khí cacbônic và sản phẩm bài tiết.
Mối quan hệ : Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí C02 để thải nỉ môi trường. Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cư thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất... Như vậy, hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.

100% NHA BN ĐÚNG=LIKE
 
  • Like
Reactions: Cửu Long

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
2Bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng 3 cơ chế:
1/ Thực bào: Bạch cầu trung tính, đại thực bào chui ra khỏi mạch máu tới ổ viêm [tex]\rightarrow[/tex] hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn [tex]\rightarrow[/tex] tiêu hóa chúng.
2/ Tiết kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên: Tế bào B tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.
3/ Phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh: Tế bào T nhận diện, tiếp xúc tế bào nhiễm bệnh [tex]\rightarrow[/tex] tiết prôtêin đặc hiệu phá vỡ tế bào nhiễm bệnh.
Tự làm
 

Chết vì Sinh

Học sinh chăm học
Thành viên
31 Tháng mười 2017
429
444
134
20
Đà Nẵng
THCS Quang Trung
Câu 6
cau-1-cau-2-cau-3-cau-4-trang-103-sgk-sinh_1_1414490141.jpg


Câu 4
Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vaitrò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
  • Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
  • Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
  • Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.

Câu 3 Người ta thường tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em những loại bệnh sau : sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm não, ....
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Cửu Long
Top Bottom