Câu 1: Trong quá trình lớn lên, tôm phải trãi qua nhiều lần lột xác. Thời gian để tôm hoàn tất lột xác diễn ra rất nhanh thường sau khi lột xác 3 – 5 giờ thì lớp vỏ mới sẽ cứng lại. Chu kỳ lột vỏ là thời gian giữa 2 lần lột xác liên tiếp nhau tuỳ thuộc vào kích cỡ, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường…Giai đoạn nhỏ tôm đực và tôm cái tăng trưởng tương đương nhau nhưng khi thành thục và sinh sản thì con cái tăng trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng tập trung cho sự phát triển buồng trứng do đó con đực trưởng thành có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Trong điều kiện nuôi, tôm bắt đầu phân đàn mạnh từ tháng thứ 3 trở đi.
-Đặc điểm hệ sinh thái tôm càng xanh:
Đặc điểm sinh thái môi trường
+Nhiệt độ: nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sống của tôm. Tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển bình thường ở phạm vi nhiệt độ 20-34 độ C, thích hợp trong khoảng 28 – 310C. Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ gây rối loạn sinh lý của tôm như ngưng bắt mồi, ít hoạt động, đục cơ,…
+pH: pH thích hợp cho tôm càng xanh phát triển từ 7 – 8,5. Khi pH thấp tôm sẽ nổi đầu, dạt vào bờ, mang đổi màu, tôm bơi lội chậm chạp và chết sau đó.
+ Oxy hòa tan: Tôm càng xanh sống ở môi trường có hàm lượng oxy cao (trên 3 mg/l), dưới mức này tôm sinh trưởng và phát triển kém, tập trung ở ven bờ và chết sau vài giờ. Nếu hàm lượng vượt quá mức bão hòa cũng gây tác hại đến quá trình hô hấp (chứa nhiều khí trong hệ tuần hoàn làm cản trở lưu thông máu).
+Độ trong: thích hợp từ 25 – 40 cm, nếu nhỏ hơn 25 cm thì nước quá đục, điều này có thể gây ra tình trạng thiếu oxy hay cản trở hô hấp của tôm.