[Sinh 7] Ôn tập

H

hien.cute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Chương 6: ĐVCXS
- con nào sống tần mặt, tần đáy, tần giữa, dưới bùn? Đặc điểm từng con vật trong mỗi tần (thân, đuôi, vây)
- Đặc điểm thích nghi đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn
- Hệ tuần hoàn Bò sát, Chim (số ngăn tim, máu nuôi cơ thể , máu đó xuất phát từ tâm nào, máu trong tim. )
- Tìm động vật trong 3 bộ: gặm nhấm, linh trưởng, guốc chẵn.
- Đặc điểm chung của lớp thú
- Cấu tạo trong lớp Chim
*Chương 7: sự tiến hoá
- Hướng tiến hoá của động vật( nêu rõ, cụ thể)
*Chương 8: Động vật và đời sống con người
- Đa dạng sinh học ( khái niệm, đa dạng sing học ở môi trường hoang mạc đới nóng, đới lạnh ntn, giải thích tại sao như thế)
- Đặc điểm hình thái tập tính thích nghi của động vật ở hai môi trường đó (giải thích rõ vai trò của đặc điểm)
- Các biện pháp đấu tranh sinh học
- Thế nào là động vật quý hiếm. Biện pháp bảo vệ???/

GIÚP ZUMF TUI ĐI
CÁI ĐẤY LÀ HK I RÙI CÁI CẦN BÂY H LÀ KIA KÌA

Chú ý tiêu đề: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
 
Last edited by a moderator:
N

nhoktsukune

Các bạn đây nè:nhớ thank mình nhé....Ôn tập kiến thức:
CHƯƠNG 1: Bài 1: Cấu tạo của cơ thể
Cấu tạo

Các phần cơ thể:
- Da bao bọc toàn bộ cơ thể
- Cơ thể gồm 3 phần: Đầu, thân, chi (2 tay, 2 chân)
- Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành
• Khoang ngực: chứa tim, phổi là chủ yếu, được bảo vệ bởi lồng ngực do cột sống, xương sườn và xương ức tạo thành
• Khoang bụng: ở dưới cơ hoành, chứa các hệ: tiêu hóa (gan, dạ dày, ruột non, ruột già, tụy…), sinh dục, bài tiết (thận, bóng ***…)
~~ Ngoài ra còn có khoang sọ (chứa não) và ống xương (chứa tủy)

Các hệ cơ quan:





Sự phối hợp hoạt động của các cơ quanh

Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ qua trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau
Nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch mà các hoạt động giữa các cơ quan bên trong cơ thể, giữa cơ thể và môi trường luôn luôn thống nhất với nhau


CHƯƠNG 1: Bài 2: Tế bào
~~Tế bào là đơn vị cấu tạo nên tất cả các cơ quan trong cơ thể

Cấu tạo tế bào: gồm 3 phần chính
- Màng sinh chất (cấu tạo chủ yếu từ prôtêin và lipit)
- Chất tế bào (có các bào quan)
- Nhân: nhiễm sắc thể, nhân con

Chức năng của các bộ phận tế bào
- Màng sinh chất giúp tế bào thực hiện việc trao đổi chất
- Chất tế bào: diễn ra hoạt động sống của tế bào
• Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất
• Ribôxôm: nơi tổng hợp prôtêin
• Ti thể: tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng
• Bộ máy Gôngi: thu nhận, hoàn thiện, phân phối sán phẩm
• Trung thể: tham gia quá trình phân chia tế bào
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
• Nhiễm sắc thể: là cấu trúc hình thành protêin, có vai trò quyết định trong di truyền
• Nhân con: tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

Thành phần hóa học của tế bào
Tế bào là hỗn hợp phức tạp của hợp chất vô cơ và hữu cơ

1. Chất hữu cơ
- protêin (thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào) gòm các nguyên tố: C, H, O, N, S, P
- gluxit (hợp chất loại đường và bột, trong cơ thể tồn tại dưới dạng đường glucôzơ <có ở máu>) gồm các nguyên tố: C, H, O (tì lệ: 2H: 1O)
- Lipit (là chất dự trữ của cơ thể, thường ở dưới da và ở nhiều cơ quan) gồm các nguyên tố: C, H, O (tỉ lệ H, O thay đổi theo từng loại Lipit)
- Axit nuclêic (chủ yêu ở nhân tế bào) gồm AND, ARN

2. Chất vô cơ: muối khoáng của kim loại: Na, Ca, Fe, Cu

Hoạt động sống của tế bào
- Hoạt động của tế bào gồm
- Mọi hoạt động sống của tế bào đều liên quan đến hoạt động sống của cơ thể, nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

~~ Tế bào là đơn vị chức năng và đơn vị cấu tạo của cơ thể. [Phần II học bảng/gk-11 để thấy được rõ hiệu quả hơn] .

CHƯƠNG 1: Bài 3: Phản xạ
Cấu tạo
- Thân nơron chứa nhân, xung quanh có các sợi nhánh (tua ngắn) tạo nên chất xám trong bộ não. Tua dài nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan
- Sợi trục (tua dài) mảnh, thường có vỏ bằng chất miêlin bọc quanh
- Tận cùng có các cúc xinap nối tiếp với nơron khác

Chức năng
- Cảm ứng: tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
- Dẫn truyền: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định

Các loại nơron
- Nơron hướng tâm (cảm giác): thân nơron nằm ngoài trung ương thần kinh (do những tua dài của các nơron hướng tâm). Dẫn xung thần kinh từ ngoại biên-> trung ương thần kinh
- Nơron li tâm (vận động): thân nằm trong trung ương thần kinh (tạo bởi tua dài của nơron li tâm). Dẫn xung thần kinh từ bộ não hay tủy sống đến-> cơ quan (tạo sự vận động hay sự bài tiết)
- Nơron trung gian (liên lạc): thân nằm trong trung ương thần kinh (gồm những sợi hướng tâm và li tâm). Phần lớn các dây thần kinh trong cơ thể là những dây pha, dẫn các xung thần kinh đi theo cả 2 chiều

Cung phản xạ
Phản xạ: phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh
Cung phản xạ:
- Con đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm (da, cơ, tuyến…) qua trung tâm thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến)
- Một cung phản xạ gồm 5 khâu:
• Cơ quan thụ cảm
• Nơron hướng tâm (cảm giác)
• Nơron trung gian
• Nơron li tâm (vận động)
• Cơ quan phản ứng


Vòng phản xạ: vòng phản xạ là đường đi của cung phản xạ có kèm theo luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương thần kinh điều chỉnh phản xạ cho thích hợp .

CHƯƠNG 2: Bài 1: Bộ xương
Các phần chính của bộ xương

Chức năng
- Tạo khung nâng đỡ, giúp cơ thể có hình dáng nhất định, dáng đứng thẳng
- Chỗ bám cho các cơ, giúp cơ thể vận động
- Bảo vệ nội quan

Các phần chính của bộ xương: gồm 3 phần
- Xương đầu (sọ mặt và mặt)
• Xương sọ phát triển (gồm 8 xương ghép lại tạo thành)
• Xương mặt có lồi cằm, hàm bớt thô
- Xương thân
• Xương cột sống: gồm nhiều đốt sống khớp với nhau
• Xương lồng ngực: xương sườn khớp với xương ức và cột sống
- Xương chi
• Xương đai vai và xương đai hông
• Xương chi: xương tay và xương chân

Các loại xương: dựa vào hình dáng, cấu tạo chia 3 loại
- Xương dài: hình ống, chứa tủy (xương đùi, xương cánh tay)
- Xương ngắn: xương nhỏ (xương đốt sống)
- Xương dẹt: hình bản mỏng, dẹt (xương sọ)

Các loại khớp xương

- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
- Các loại khớp
• Khớp động: cử động dễ dàng, linh hoạt (ở cổ tay)
• Khớp bán động: cử động hạn chế (ở cột sống)
• Khớp bán động: không cử động được (ở sọ) .

Cần chương nào cứ bảo mình mình sẽ tóm tắt cho nhé ^^ths

HƯƠNG 2: Bài 2: Cấu tạo, tính chất của xương
Cấu tạo của xương

Cấu tạo và chức năng của xương dài
- Đầu xương:
• Sụn bọc đầu xương
• Mô xương xốp gồm các nan xương
--> Chức năng
• Giảm ma sát trong khớp xương
• Phân tán lực tác động
• Tạo các ô chứa tủy đỏ xương
- Thân xương
• Màng xương
• Mô xương cứng
• Khoang xương
--> Chức năng
• Giúp xương phát triển to về bề ngang
• Chịu lực, đảm bảo vững chắc
• Chứa tủy đỏ ở trẻ em, sinh hồng cầu, chứa tủy vàng ở người lớn

Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
- Ngoài là mô xương cứng
- Trong là mô xương xốp

Sự to ra và dài ra của xương

- Sự to ra của xương: do sự phân chia của tế bào màng xương
- Xương dài ra: do sụn tăng trưởng

Thành phần hóa học và tính chất của xương

- Thành phần hóa học
• Chất vô cơ là muối, canxi
• Chất hữu cơ: cốt giao
- Tính chất: giúp xương đàn hồi, vững chắc .
 
Last edited by a moderator:
P

phuong_binhtan

đây là j z nèk
có phải là trả lời câu hỏi ở trên nữa hok ta???:confused::confused::confused:
 
H

hien.cute

bạn ấy post từ hk I ak c hok phải của hk II chăgr ai làm đk bài này tiếc thật sợ kiểm tra hok đk điểm cao như mong mún wá huhuhu
 
N

nhoktsukune

Câu hỏi dễ trong sgk bạn tự trả lời hoặc tham khảo các sách tự mình làm mới nhớ, câu nào khó hiểu mới hỏi, mà, thích đào mộ à mà spam 2 bài liền, xác định đê!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Top Bottom