K
konasu_naruto
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
mình xin cung cấp thêm một số hình ảnh kì dị của lớp giáp xác
Trong một nghiên cứu sự đa dạng sinh học tại Nam Thái Bình Dương do Tạp chí National Geographic tổ chức, các nhà khoa học tìm được các loài giáp xác trên nhưng chưa có tên riêng cho nhiều loài, vì chưa quyết định xếp chúng vào nhóm, lớp động vật nào.
Có những chiếc càng dài như móng vuốt phủ lớp xúc tua, nhưng dựa vào đặc điểm chung như vỏ xương bọc ngoài thịt, phần bụng nằm bẹp dưới hoàn toàn được che bởi phần ngực..., loài vật này được tạm xếp vào bộ cua.
Ngoài tên khoa học là Daldorfia Horrida, loài giáp xác trong ảnh trên còn được gọi "thân mật" là "Càng lởm chởm", bởi chúng có những chiếc càng tua tủa gai. Nguyên do, Daldorfia Horrida sinh sống tại các bãi san hô và đây là sự ngụy trang hết sức khéo léo. J.C. Mendoza và Swee Hee Tan, hai chuyên gia sinh vật biển, những người đã phát hiện loài này cho biết, cùng với hình dáng đáng sợ, Daldorfia Horrida có chất độc có thể gây hại cho con người.
Sống tại những bãi san hô mềm, loài cua nhện ngụy trang bằng hình dáng khúc khủy và màu hồng trong suốt của những chiếc càng.
Còn Cua nhện gai giống động vật lớp hình nhện nhiều hơn là cua với những chân và càng mảnh, dài phủ đầy lông. Đây là cách làm nản lòng thiên địch một cách hiệu quả.
Với chân và càng có lông, gai, loài cua nhện gai này có thể cuốn theo mình tảo, rong biển và một số loài phù dung khác khi di chuyển để ngụy trang. Chất độc có trong các lớp rong rêu có thể làm chùn ý định tấn công của các loài ăn thịt. Trước khi được tìm thấy ở Nam Thái Bình Dương, loài cua này chỉ sống tại Ấn Độ Dương.
Loài cua này có lớp lông dày, rậm rạp bao quanh cơ thể, được ví như giẻ lau sàn của đáy biển
Có cặp càng to và dài, nhưng các chân lại rất nhỏ, loài này vừa giống cua vừa giống nhện.
Khác với nhiều loài cua thường phải ngụy trang, người gác san hô có cặp càng rất "đô con" và hình thức bóng bẩy, dễ lộ diện. Loài cua này sẵn sàng ứng chiến nếu có kẻ lạ xâm nhập vào vùng đất mà chúng sinh sống.
Trong một nghiên cứu sự đa dạng sinh học tại Nam Thái Bình Dương do Tạp chí National Geographic tổ chức, các nhà khoa học tìm được các loài giáp xác trên nhưng chưa có tên riêng cho nhiều loài, vì chưa quyết định xếp chúng vào nhóm, lớp động vật nào.
Có những chiếc càng dài như móng vuốt phủ lớp xúc tua, nhưng dựa vào đặc điểm chung như vỏ xương bọc ngoài thịt, phần bụng nằm bẹp dưới hoàn toàn được che bởi phần ngực..., loài vật này được tạm xếp vào bộ cua.
Ngoài tên khoa học là Daldorfia Horrida, loài giáp xác trong ảnh trên còn được gọi "thân mật" là "Càng lởm chởm", bởi chúng có những chiếc càng tua tủa gai. Nguyên do, Daldorfia Horrida sinh sống tại các bãi san hô và đây là sự ngụy trang hết sức khéo léo. J.C. Mendoza và Swee Hee Tan, hai chuyên gia sinh vật biển, những người đã phát hiện loài này cho biết, cùng với hình dáng đáng sợ, Daldorfia Horrida có chất độc có thể gây hại cho con người.
Sống tại những bãi san hô mềm, loài cua nhện ngụy trang bằng hình dáng khúc khủy và màu hồng trong suốt của những chiếc càng.
Còn Cua nhện gai giống động vật lớp hình nhện nhiều hơn là cua với những chân và càng mảnh, dài phủ đầy lông. Đây là cách làm nản lòng thiên địch một cách hiệu quả.
Với chân và càng có lông, gai, loài cua nhện gai này có thể cuốn theo mình tảo, rong biển và một số loài phù dung khác khi di chuyển để ngụy trang. Chất độc có trong các lớp rong rêu có thể làm chùn ý định tấn công của các loài ăn thịt. Trước khi được tìm thấy ở Nam Thái Bình Dương, loài cua này chỉ sống tại Ấn Độ Dương.
Loài cua này có lớp lông dày, rậm rạp bao quanh cơ thể, được ví như giẻ lau sàn của đáy biển
Có cặp càng to và dài, nhưng các chân lại rất nhỏ, loài này vừa giống cua vừa giống nhện.
Khác với nhiều loài cua thường phải ngụy trang, người gác san hô có cặp càng rất "đô con" và hình thức bóng bẩy, dễ lộ diện. Loài cua này sẵn sàng ứng chiến nếu có kẻ lạ xâm nhập vào vùng đất mà chúng sinh sống.
Last edited by a moderator: