Sinh [Sinh 7] Động vật

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay mình thấy có một vài bạn đăng câu hỏi về các hệ cơ quan ở động vật nhưng bài viết quá rải rác nên mình tạo bài viết này để mọi người cùng thảo luận luôn nhé. Ai có câu hỏi hay thắc mắc trả lời vào bài viết mình sẽ giúp đỡ hết mình. Không chỉ về phần động vật mà cả các phần khác ở chương trình sinh học THCS nhé.
@xX Shiro _ Mayu Xx có gì em hỏi vào đây để nó đỡ rời rác, lúc tìm sẽ nhanh hơn đấy.. :)
 

xX Shiro _ Mayu Xx

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng ba 2017
24
8
16
20
Hôm nay mình thấy có một vài bạn đăng câu hỏi về các hệ cơ quan ở động vật nhưng bài viết quá rải rác nên mình tạo bài viết này để mọi người cùng thảo luận luôn nhé. Ai có câu hỏi hay thắc mắc trả lời vào bài viết mình sẽ giúp đỡ hết mình. Không chỉ về phần động vật mà cả các phần khác ở chương trình sinh học THCS nhé.
@xX Shiro _ Mayu Xx có gì em hỏi vào đây để nó đỡ rời rác, lúc tìm sẽ nhanh hơn đấy.. :)
Vâng, thực ra em cũng ko định thế đâu nhưng vì một số lí do nên... haha:p
 

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Vâng, thực ra em cũng ko định thế đâu nhưng vì một số lí do nên... haha:p
chị đăng đây để nó thành 1 bài viết lúc mà e không nhớ tìm lại còn dễ chứ rải rác quá sẽ không tìm được đầy đủ
có gì cần hỏi e cứ đăng ở đây, chị và các tv khác trên diễn đàn sẽ giúp đỡ e một cách nhiệt tình.. :)
Cố gắng học tốt nha. :)) Không sợ phiền chỉ sợ không có ai tới làm phiền.
 
  • Like
Reactions: xX Shiro _ Mayu Xx

Shmily Karry's

Cựu Phụ trách box Sinh & box TGQT
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
6 Tháng tư 2017
2,965
4,314
644
Bình Dương
Tại sao bón phân chuồng ủ hoai mục ?
Vì các loại phân hữu cơ (bao gồm phân chuồng) phải qua thời gian phân huỷ hay quá trình khoáng hóa mới có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, nếu bón một lượng lớn cây không hấp thụ kịp sẽ bị rửa trôi chất dinh dưỡng. Vậy nên, trước khi bón loại phân này cần phải ủ hoai mục thật kĩ, như thế sẽ có tác dụng đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ, tránh hiện tượng mất đạm đồng thời diệt mầm bệnh, nấm, trứng giun sán.
Cách ủ hoai mục (st)
Có 3 phương pháp ủ phân cơ bản, tùy theo điều kiện để áp dụng cho hiệu quả:

1. Ủ nóng : Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm. Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

2. Ủ nguội : Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

3. Ủ nóng trước, nguội sau : Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt. Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân.

Ngoài ra, có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học như Micromix – 3; fito biomix,… để rút ngắn thời gian ủ và nâng cao hiệu quả.

P/s: cái này mình lấy ở trên mạng, chứ mình không hoàn toàn rõ lắm vè cách ủ hoai mục theo có quy trình, khi mình ủ một lượng nhỏ thì mình chỉ lấy các chất hữu cơ cần thiết để trong điều kiện ém khí đẻ các vi khuẩn có lợi phát triển tốt, sau một thời gian thì lấy nó làm phân bón thôi.. :)
 
  • Like
Reactions: hoangnga2709
Top Bottom