[sinh 7] đề kt 1 tiết

J

james_hook

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vì sao ếch thường sống, ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm ? Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 2: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày
Câu 3: Kể tên một số động vật thuộc lớp lưỡng cư, từ đó nêu lên đặc điểm chung của ngành này
Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn. So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch
Câu 5: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch
Câu 6: Kể tên một số động vật thuộc lớp bò sát. Từ đó nêu lên đặc điểm chung và vai trò của lớp này?
Câu 7: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoàicủa chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
Câu 8: Nêu đặc điểm chung của lớp chim. Cho vd về mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người
Câu 9: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Sự thai sinh có ưu điểm gì so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Câu 10: Nêu những đặc điểm cấu tạo các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ(Đại diện của lớp thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học
Câu 11: Kể tên các bộ thuộc lớp thú và cho vd ở mỗi bộ. Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
[/COLOR]
 
T

thaolovely1412

Câu 1
Ếch sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước là do ếch là loài lưỡng cư, hô hấp qua da là chủ yếu nên nếu da khô ếch sẽ không hô hấp được và nó sẽ chết-> sống nơi ẳm ướt. Ngoài ra nước cũng là nơi ếch sinh sản, đẻ trứng.
Còn ếch kiếm ăn về ban đêm là do nguồn thức ăn của chúng thường nhiều vàng ban đêm và kẻ thù của chúng ban đêm ít hoạt động
Đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đỉnh đầu ( mũi thông với khoang miệng vừa để ngửi vừa để thở )
- Mắt có mi dữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra , tai có màng nhĩ
- Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt
Nguồn : violet
Câu 2
vì lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ về ban đêm khiến 1 số loài sâu bọ chuyển sang hoạt động về ban ngày nên bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày
Nguồn: hocban.com
 
T

thaolovely1412

Câu 4
- Thằn lằn: + Phổi: Có nhiều ngăn, cơ liên sườn tham gia hô hấp.
+ Tim: Có 3 ngăn, tâm thất có vách hụt (máu ít pha trộn hơn)
+ Thận: thận sau, xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước ( nước tiểu đặc)
- Ếch: + Phổi: đơn giản, ít vách ngăn, chủ yếu hô hấp bằng da.
+ Tim: Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất máu pha trộn nhiều hơn)
+ Thận: Thận giữa, bóng *** lớn.
Câu 7
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
Thân hình thoi ( giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh ( quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng bao lấy hàm không có răng (làm cho đầu nhẹ). Cổ dài khớp đầu với thân phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Nguồn :Zing Blog
 
H

hangxiti12

Câu 3:

- 1 Số động vật thuộc lớp lưỡng cư: ếch dồng, ếch nhà,...
- Đặc điểm chung:
+Da trần, ẩm ướt
+Di chuyển bàng 4 chi
+Hô hấp bằng phổi và da
+có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha
+là động vật biến nhiệt
+sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoìa, nòng nọc phát triển qua biến thái
+là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa nước vừa cạn
 
H

hangxiti12

Câu 8: -Đặc điểm chung
+là động vật hằng nhiệt
+là động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau
+có lông vũ bao phủ
+có mỏ sừng
+chi trước biến thành cánh
+phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
+tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
+trứng có vỏ đá vôi, được ấp và nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố và mẹ
 
H

hangxiti12

Câu 7:
-sinh sản: chim bồ câu trống không có cơ quan giao phối. Khi đạp mái, xoang huyệt của chim trống lộn ra làm thành cơ quan giao phối tạm thời. Trứng được thụ tinh trong. Mỗi lứa đẻ chỉ gômg 2 trứng, có vỏ đá vôi bao bọc. Sau đó chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có 1 ít lông tơ, được chim bố,mẹ mớm nuôi bằng sữa điều (tiết từ diều của chim bố, mẹ)

Câu 7:
-Đặc điẻm thích nghi:
+thân hình thoi: làm giảm sức cản của không khí khi bay
+chi trước cánh chim: khi xoè ra tạo 1 diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại gọn áp vào thân
+chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt: giúp chim bám chặt vào cành cây khi đậu hoặc duỗi thẳng xoà rộng ngón khi chim hạ cánh
+lông ống: có các sợi lông làm thành phiến, mỏng: tạo thành cánh, đuôi của chim, khi xoè ra tạo diện tích rộng
+lông tơ: có các sợi lông làm thành chùm lông xốp: giữ nhiệt làm thân chim nhẹ
+mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không răng: làm đầu chim nhẹ
+cổ: cổ dài, khớp đầu với thân: giúp đầu chim linh hoạt phát huy được tác dụng của các giác quan (mắt, tai) thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom