Vịt là tên gọi phổ thông cho một số loài thuộc họ Vịt (Anatidae), bộ Ngỗng (Anseriformes). Các loài này được chia thành một số phân họ trong toàn bộ các phân họ thuộc họ Anatidae. Vịt chủ yếu là một loài chim nước, sống được ở cả vùng nước ngọt lẫn nước mặn, có kích thước nhỏ hơn so với những người bà con của chúng là ngan, ngỗng, và thiên nga.
Vịt có chiếc mỏ dẹp rất lợi hại trong việc bắt các loài sinh vật nhỏ sống dưới nước như thực vật thủy sinh, côn trùng, các động vật lưỡng cư, động vật thân mềm có kích thước nhỏ như sò hến…; ngoài ra, cỏ, các loài thực vật dưới nước cũng là thức ăn khoái khẩu của loài vịt.
Tuy nhiên , đôi lúc, vịt cũng thường hay quấy nhiễu những “người họ hàng” xung quanh như chim lặn, gà nước, sâm cầm...
Phần lớn loài vịt thường không bay được vào thời kỳ thay lông, chúng phải nhờ những bà con bảo vệ, cung cấp đầy đủ thức ăn trong suốt thời gian này. Để an toàn hơn nữa, loài vịt có thói quen di trú trước khi bước vào gian đoạn thay lông.
Một vài loài vịt sinh sản ở những vùng ôn hòa, Bắc Cực, thường di cư; số khác ở vùng nhiệt đới cũng có thói quen này, tuy nhiên tất cả các loài vịt đều có tập tính này. Loài vịt đặc trưng ở Úc, nơi có những cơn mưa lớn thất thường, rất thích đến ở những hồ, ao nhỏ để tránh các cơn mưa nặng hạt.
Ở nhiều khu vực trên thế giới, vịt hoang (bao gồm cả loài vịt đồng thoát ra khỏi sự nuôi nhốt), thường bị săn bắn, giăng bẫy để phục vụ cho con người (làm thực phẩm hoặc xuất hiện các môn thể thao giải trí).
Vịt có rất nhiều giá trị kinh tế, chúng cung cấp cho con người thịt, trứng, lông. Ngoài ra, vịt còn được dùng để nuôi nhốt như một loài chim kiểng, hay phục vụ các màn xiếc trong Sở thú. Hầu hết các loài vịt đều được thuần hóa từ loài vịt cổ xanh (Anas platyrhynchos) ở vùng Mallard. Nhiều loài vịt ngày nay có kích cỡ lớn hơn so với thủy tổ của chúng (chiều dài từ cổ đến đuôi của chúng vào khoảng 12 inch tức khoảng 30 cm.
Số lượng loài hiện tồn tại vẫn là một chủ đề gây tranh cãi. Trong các loại văn bản khác nhau người ta liệt kê từ 16 đến 19 loài. Một số tác giả còn cho rằng chim cánh cụt chân chèo trắng là một loài chim lặn nhỏ (Eudyptula) riêng, mặc dù ngày nay nói chung nó được coi là phân loài của chim cánh cụt nhỏ (chẳng hạn Williams, 1995; Davis & Renner, 2003). Tương tự, người ta vẫn chưa rõ chim cánh cụt hoàng gia chỉ đơn thuần là dạng biến đổi màu sắc của chim cánh cụt Macaroni hay không. Ngoài ra, cũng khá thích hợp để coi như một loài riêng là quần thể miền bắc của chim cánh cụt Rockhopper (Davis & Renner, 2003). Mặc dù tất cả các loài chim cánh cụt hiện còn đều có nguồn gốc ở nam bán cầu, nhưng ngược lại với niềm tin phổ biến, chúng không chỉ tìm thấy tại các khu vực có khí hậu lạnh, chẳng hạn châu Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có vài loài chim cánh cụt thực sự sinh sống xa đến vậy về phía nam. Có ba loài sinh sống ở khu vực nhiệt đới; một loài sinh sống xa về phía bắc tới quần đảo Galápagos (chim cánh cụt Galápagos) và thỉnh thoảng chúng còn vượt qua cả đường xích đạo trong khi kiếm ăn.
Loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri): chim trưởng thành trung bình cao khoảng 1,1 m (3 ft 7 in) và cân nặng 35 kg (75 lb) hoặc hơn thế. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất là chim cánh cụt nhỏ (còn gọi là chim cánh cụt tiên), chúng chỉ cao khoảng 40 cm (16 in) và cân nặng 1 kg (2,2 lb). Nói chung loài chim cánh cụt nào có kích thước lớn hơn thì cũng có khả năng giữ nhiệt tốt hơn, và vì thế sinh sống trong khu vực lạnh hơn, trong khi các loài chim cánh cụt nhỏ chủ yếu tìm thấy trong khu vực có khí hậu ôn đới hay thậm chí là nhiệt đới.
Phần lớn chim cánh cụt ăn các loại nhuyễn thể, cá, mực và các dạng sinh vật biển khác chúng bắt được trong khi bơi lội dưới nước. Chúng tiêu tốn khoảng một nửa thời gian trên cạn và nửa còn lại dưới lòng các đại dương.
Một trong những dạng hành vi gây trở ngại nhất của chim cánh cụt diễn ra khi chim mẹ mất con của nó, hoặc là do chúng không chịu đựng được cơn bão đầu tiên trong đời, hoặc là do các lý do khác như kẻ thù. Khi chim mẹ mất con, nó có ý đồ ăn trộm con của chim mẹ khác- có lẽ là để giảm sự thương tiếc con. Hành vi này làm các nhà khoa học kinh ngạc, do nó là một hành động bột phát về tình cảm ngược lại với hành vi bản năng; là điều mà nhiều động vật hoang dã không bao giờ có khi chúng mất con. Nhiều người đã sử dụng điều này như là chứng cứ cơ bản trong nhiều thập kỷ để cho rằng nhiều động vật có tình cảm tương tự như con người, thông thường là dành cho mục đích về các quyền của động vật. Một cách tự nhiên, những con chim mái khác trong nhóm không thích hành vi này và sẽ giúp đỡ con chim mẹ thực thụ bảo vệ các con của nó. Tuy nhiên, hành vi này có thể được giải thích một cách tốt hơn như là phương tiện cho chim mái, hoặc chim trống, có thể nhớ được sự hợp tác toàn diện của các chim bố mẹ khác trong việc nuôi nấng chim con, nếu cho rằng mối quan hệ là một vợ-một chồng; có lẽ ở đây có sự khác biệt giữa chim trống và chim mái liên quan tới việc ăn trộm chim non (có thể thật này) và giữa các loài trong sự liên hệ với đặc tính một vợ-một chồng là theo mùa hay vĩnh cửu.
Chim cánh cụt dường như không e ngại con người và các nhóm nhà thám hiểm có thể đến gần chúng mà không làm cho chúng sợ.
Một số loài chim cánh cụt có thể giao phối cả đời, trong khi các loài khác chỉ giao phối một mùa. Nói chung, chúng tạo ra một bầy con nhỏ và cả chim bố lẫn chim mẹ cùng chăm sóc con non.
Ở một số loài, con cái đẻ từ 1 đến 2 trứng, ấp 65 ngày. Sau mỗi lần ấp, con cái giảm 40-50% khối lượng. Sau khi trứng nở, con mẹ tiếp tục ủ ấm cho con non.
Bộ Đà điểu là một nhóm các loài chim lớn, không bay có nguồn gốc Gondwana, phần lớn trong chúng hiện nay đã tuyệt chủng. Không giống như các loài chim không bay khác, các loài đà điểu không có xương chạc trên xương ức của chúng và như thế thiếu nơi neo đủ mạnh cho các cơ cánh của chúng, vì thế chúng không thể bay được mặc dù chúng có các cánh phù hợp cho việc bay lượn.
Phần lớn khu vực đại lục Gondwana cổ đã do các loài đà điểu chiếm lĩnh, hoặc có chúng cho đến thời gian tương đối gần đây.
Đà điểu châu Phi là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại. Thành viên lớn nhất của loài này có thể cao tới 3 m, cân nặng 135 kg và chạy nhanh hơn ngựa.
Đà điểu Úc hay chim Emu là loài đứng thứ hai về kích thước, cao tới 2 m và cân nặng khoảng 60 kg. Giống như đà điểu châu Phi, nó chạy nhanh, là loài chim đầy sức mạnh của đồng bằng và miền rừng.
Cũng có nguồn gốc ở Australia và các đảo phía bắc là 3 loài Đà điểu đầu mào. Chúng ngắn hơn Emu và có cơ thể rắn chắc, đà điểu đầu mào ưa thích các cánh rừng nhiệt đới rậm rạp. Chúng có thể rất nguy hiểm khi bị dồn vào thế bí hay khi chúng bị bất ngờ. Tại New Guinea, trứng của đà điểu đầu mào bị lấy đi và cho nở thành con non để ăn thịt như là một loại đặc sản, mặc dù có (hay có lẽ do) những rủi ro mà chúng gây ra đối với tính mạng con người.
Các loài chim chạy nhỏ nhất là 5 loài chim kiwi ở New Zealand. Kiwi có kích thước cỡ như gà, chúng nhút nhát và nóng tính. Chúng làm tổ trong các hang sâu và sử dụng cơ quan khứu giác phát triển cao để bới đất nhằm tìm kiếm các loài côn trùng nhỏ. Kiwi đáng chú ý vì chúng đẻ trứng có tỷ lệ rất lớn so với kích thước cơ thể. Trứng chim kiwi có thể tương đương với 15-20% trọng lượng cơ thể chim mái.
Nam Mỹ có 2 loài đà điểu châu Mỹ có kích thước trung bình, chạy nhanh trên những cánh đồng cỏ hoang (pampa) ở Nam Mỹ. Các cá thể lớn nhất của loài đà điểu Nam Mỹ lớn (Rhea americana) có thể cao tới 1,5 m và cân nặng 20 - 25 kg. Tại Nam Mỹ còn có 47 loài trong 9 chi, bao gồm các loài chim nhỏ và cư trú dưới đất nhưng không phải là không bay được, thuộc họ Tinamidae và chúng có họ hàng gần với các loài đà điểu.
Đại bàng hay Chim ưng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim . Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, Phi châu... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu và Lục địa Bắc Mỹ
Đại bàng có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài.Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg.Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg.Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25 %
Theo một số tài liệu chưa được chứng minh thì đại bàng có sải cánh hơn 3m và nặng tới 30kg.Thực tế thì đại bàng nhỏ hơn thế.Sải cánh của chúng chỉ dài từ 1,5m cho đến 2m.
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao.Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước.Tổ là nơi chim cái đẻ trứng.Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng.Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con.Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành
Kền kền, còn có nơi gọi là kên kên, là tên gọi chung của một nhóm các loài chim ăn thịt và ăn xác chết, sống ở các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực và châu Đại Dương. Một trong những đặc điểm của kền kền là đầu thường trọc, không có lông do tập quán ăn thịt xác chết bằng cách thò cả đầu vào xác con vật để ăn thịt nên đầu bị dính máu và dịch xác con mồi nếu có lông thì sẽ bị dính và khó làm sạch. Đặc điểm này giúp kền kền rửa sạch đầu nhanh chóng ở các con sông gần đấy. Kền kền được chia làm 2 nhóm. Kền kền ở thế giới cũ ở châu Phi, châu Á và châu Á thuộc họ Accipitridae - họ này bao gồm cả Đại bàng, Diều hâu, Chim ó, Ác là. Chúng tìm xác chết bằng cách nhìn bằng mắt. Loài kền kền ở Tân Thế Giới về vẻ bề ngoài không liên quan một chút nào đến họ Accipitridae nhưng thuộc họ Cathartidae gần gũi với loài cò. Nhiều loài thuộc họ này có khứu giác tốt, không giống như chim săn mồi bình thường. Sự tương đồng giữa hai loại kền kền kể trên là do sự tiến hóa hội tụ hơn là quan hệ gần gũi.
Kền kền, còn có nơi gọi là kên kên, là tên gọi chung của một nhóm các loài chim ăn thịt và ăn xác chết, sống ở các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực và châu Đại Dương. Một trong những đặc điểm của kền kền là đầu thường trọc, không có lông do tập quán ăn thịt xác chết bằng cách thò cả đầu vào xác con vật để ăn thịt nên đầu bị dính máu và dịch xác con mồi nếu có lông thì sẽ bị dính và khó làm sạch. Đặc điểm này giúp kền kền rửa sạch đầu nhanh chóng ở các con sông gần đấy. Kền kền được chia làm 2 nhóm. Kền kền ở thế giới cũ ở châu Phi, châu Á và châu Á thuộc họ Accipitridae - họ này bao gồm cả Đại bàng, Diều hâu, Chim ó, Ác là. Chúng tìm xác chết bằng cách nhìn bằng mắt. Loài kền kền ở Tân Thế Giới về vẻ bề ngoài không liên quan một chút nào đến họ Accipitridae nhưng thuộc họ Cathartidae gần gũi với loài cò. Nhiều loài thuộc họ này có khứu giác tốt, không giống như chim săn mồi bình thường. Sự tương đồng giữa hai loại kền kền kể trên là do sự tiến hóa hội tụ hơn là quan hệ gần gũi.
nguồn:wikipedia
~~> Chú ý:
+Khi sử dụng tài nguyên của trang web khác cần phải ghi rõ nguồn + Tên trang web đó . Nếu ko xóa bài mà ko báo trước.