Sinh [Sinh 7] Bộ câu hỏi về các ngành giun

Y

yumi_26

1/ So sánh giun đũa và sán lá gan:
- Giun đũa có tiết diện ngang cơ thể tròn còn sán lá gan thì cơ thể hình dẹp.
- Giun đũa bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hoá phân hoá còn sán lá gan chưa có.
- Về cơ quan sinh dục, giun đũa phân tính còn sán lá gan lưỡng tính.
2/ Đặc điểm của giun đốt tiến hoá hơn là có khoang cơ thể chính thức, có hệ thần kinh và hệ tuần hoàn kín.
 
H

haibara_55

Còn nữa nè:
- Giun đũa kí sinh trong ruột non người, còn sán lá gan kí sinh ở gan mật trâu bò
- Giun đũa chỉ có cơ dọc phát triển, còn sán lá gan có cơ dọc cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển
- Ruột sán lá gan phân nhánh, ruột giun đũa thẳng
- Cơ quan sinh dục dạng ống phân nhánh và rất chằng chịt, còn cơ quan sinh dục giun đũa phân thành nhánh, có 2 ống
 
B

bof1

vì vẫn còn nhiều người chưa biết tác hại của giun kim , chủ quan không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện , môi trường sống không hợp vệ sinh , vẫn còn nhiều trẻ mút tay ....v...v:khi (59):
 
B

bachoc9x

Vì trình độ hiểu biết về tác hại của giun của VN ta còn kém( nhất là vùng nông thôn) nên cả người lớn lẫn trẻ em đều sống không hợp vệ sinh dẫn đến tình trạng nước ta tỉ lệ mắc bệnh về giun cao.
 
V

vongoctram06

sinh 7 nóng hổi đây

1. Nơi sống của giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa là ở đâu ?
2. Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa kí sinh chỉ ở một vật chủ đúng hay sai ?
3. Giun đũa, giun móc câu, giun kim, giun rễ luá có đầu nhọn đuôi tù đúng hay sai ?
4. Rút ra kết luận về các đặc điểm chung của ngành giun tròn ?b-(
 
S

supergirlr

giun đũa ở ruột non
giun kim ở ruột già
giun móc câu ở tá tràng
giun rể lủa ở rể của cây lúa
 
M

mosoco_yumi_73

mình trả lời nhé: 1/ giun đũa :ruột non
giun kim :ruột già
giun móc câu :tá tràng, mạch bạch huyết
giun rễ lúa :cổ rễ lúa
2/ - đúng
- cả 4 con trên
-đặc điểm : cơ thể hình giun, thuôn hai đầu, mình tròn(tiết diện ngang
tròn)là đặc điểm nhận biết nhanh, còn muốn chính xác thì
vào sách.
thanks nha!;)
 
M

mosoco_yumi_73

*so sánh:giun đũa có cấu tạo khác sán lá gan: cơ thể thon dài, hai đầu thon lại, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn, phân tính, có khoang cơ thể chưa chính thức, rtong sinh sản phát triển, giun đũa không có sự thay đổi về vật chủ(chỉ có 1 vật chủ mà thôi)
*sự tiến hoá hơn của giun đốt đối với giun tròn và giun dẹp là: cơ thể có đốt, hkoang cơ thể đã chính thức, có hệ thần kinh và hệ tuần hoàn kín, hệ tiêu hoá có các bộ phận mới,xuất hiện chi bên và tơ.
 
C

conangkc

cách phòng chống sán lá gan là : giữ vệ sinh môi trường ,vệ sinh cá nhân, thực hiện ăn chín uống sôi.
vòng đời của sán lá gan :a8
trứng sán (gặp nước)-> ấu trùng có lông ->kí sinh trong ốc(sinh sản ra nhiều ấu trùng và rụng đuôi)->rời ốc, bám vào cỏ,rau...(kết vỏ cứng còn gọi là kén sán)->bò trâu ăn kén sán->bị sán lá gan->(tiếp tục vòng đời)
 
A

angel97

Cho mình góp công với nhé!
- Cách phòng chống sán lá gan: diệt ốc, xử lí phân, rau để diệt trứng, diệt kén,...
- Vòng đời của sán lá gan:
Trâu, bò bị bệnh sán lá gan--->trứng--->ấu trùng có lông--->ốc ruộng--->ấu trùng có đuôi--->bám vào cây cỏ--->kén sán--->tiếp tục vòng đời.
-Đặc điểm cấu tạo chung của giun đất là hình dạng ngoài hay cấu tạo trong vậy nhỉ?
*Hình dạng ngoài:
+Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
+Có nhiều đốt, mỗi đốt có một vòng tơ.
+Có chất nhày--->da trơn.
+Phần đầu có miệng, thành cơ thể phát triển, đai sinh dục và lỗ sinh dục.
+Phần đuôi có hậu môn.
 
C

cobe_lolem123

Sinh 7: Giun đốt

Vì sao mưa nhiều giun đốt lại chui lên mặt đất?
Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì sao có màu đỏ?
Cấu tạo trong giun đất thích nghi vs dong song như thế nào?




~> Bn chú ý viết chữ có dấu, trên đây mình sửa bài lại cho dễ đọc. Câu 3 mình vẫn chưa đọc ra chữ "dong song", mong bn sớm sửa lại bài viết.
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

1/ Mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất vì giun đất hô hấp qua da, nếu bị ngập nước giun đất ko hô hấp được dẫn đến thiếu oxi do vậy nó phải chui lên mặt đất lấy oxi.
2/ Đó là máu vì trong máu có sắt kết hợp với oxi.
3/ Cấu tạo của giun đất thích nghi với đời sống trong đất là:
- Cơ thể gồm nhiều đốt, trên mỗi đốt có 1 vành tơ kết hợp với các phần cơ thể phình duỗi xen kẽ giúp giun đất di chuyển được.
- Trong lớp mô bì có tế bào tiết ra chất nhầy làm da luôn trơn giúp giun dễ di chuyển và hô hấp qua da.
- Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất.
 
S

suting

có bạn nào học mổ giun chưa

có bạn nào học mổ giun chưa, mình học rồi, các bạn thấy thế nào
còn mình thì.............eo ơi ghê lắm:eek:
 
C

crazy_baby_boy_78

Mình không cần phải học mổ jun đâu, có các bước làm trong sách mừ, mình không thấy ghê lắm đâu, chỉ thấy run thuj
 
V

vongoctram06

Sinh 7: Giun

1. Quan sát hình 15.6 và các thông tin nêu trong sách giáo khoa, hãu mô tả sự tạo thành giun con từ giun bố mẹ:
2. Hệ cơ quan nào mới xuất hiên ở giun đất ?
3. Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt ?
 
S

supergirlr

hai con giun đất chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch, tách nhau trong 2,3 ngày để thành đai sinh dục bong ra, chạy về trước, khi tuột khỏi đai thắt hai đầu lại thành kén=> nở thành giun con

đó là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh

-Xáo trộn và đưa thảm mục vào đất
-Tăng tính chịu nước , mùn, canxi ,kali và bớt chua
-tạo điều kiện giúp cây sinh trưởng
 
Last edited by a moderator:
3

321zaq

Sinh học

:D2)Lợi ích của giun đất với trồng trọt là:
Do hoạt động sống, giun đất đã đùn đất cao lên 0,5 - 0,8cm mỗi năm, làm tăng độ phì nhiêu của đất, cây sẽ phát triển tốt.
Cảm ơn nhe!:D:khi (176)::M_nhoc2_16:
 
T

tieuthudaigia

Giun cái và giun đực chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch trứng + tinh trùng sẽ phát triển trong kến sán nở thành giun con
hai hệ cơ quan là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh
Giun đất xới tơi dất
 
M

mosoco_yumi_73

bạn đừng lo, học phải đi đôi với hành chứ!
phải thử nghiệm thử thì mới thấy mình có tiếp thu bài tốt hay hok chứ!Mặt dầu mình cũng hơi..........!!!!!
bạn cảm ơn mình đi!!
 
Top Bottom