Sinh [Sinh 6] Khám phá cây nắp ấm

3

321zaq

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cây nắp ấm thường được mệnh danh là những sát thủ kiều diễm trong tự nhiên bởi có lá hình chén đầy màu sắc sặc sỡ với mật ngọt như mồi nhử để thu hút côn trùng và các loài thú nhỏ. Đây là cách thức săn mồi độc đáo giúp chúng tồn tại trên những vùng đất khô cằn hay đầm lầy không đủ chất dinh dưỡng.
Pitcher1.jpg

Nhà thực vật học Stewart McPherson đã dành 3 năm để nghiên cứu 120 loài thực vật ăn thịt nắp ấm được biết đến từ trước đến nay. Trong ảnh là cây nắp ấm quý hiếm Nepenthes northiana đặc hữu của bang Sarawak, đảo Borneo (thuộc chủ quyền ba nước: Brunei, Indonesia và Malaysia). Cây Nepenthes northiana được đặt theo tên của nữ họa sĩ nổi tiếng nước Anh thế kỷ 19 Marianne North
Pitcher2.jpg

Không chỉ bẫy được côn trùng, những vị khách "không mời mà đến" như ếch và loài gặm nhấm như chuột cũng sẽ trở thành mồi ngon cho cây Nepenthes northiana khổng lồ này.
Pitcher3.jpg

Cây nắp ấm Nepenthes alba mới được khám phá gần đây và chỉ được tìm thấy trên triền dốc núi Tahan, bán đảo Malaysia.
Pitcher4.jpg

Đây là một cây nắp ấm có màu đen quý hiếm Nepenthes rafflesiana. Nó đang bị đe dọa và chỉ được tìm thấy tại vùng bờ biển bang Sarawak, Borneo
Pitcher5.jpg



Một cây nắp ấm chưa được các nhà khoa học đặt tên. Loài cây nắp ấm này mọc thẳng trực tiếp vào những vách đá vôi tại đảo Misool, New Guinea để hút chất dinh dưỡng và chiếc lá hình chén là nơi tích trữ nguồn nước dồi dào nuôi sống cây.
Pitcher6.jpg

Loài nắp ấm Nepenthes pilosa rất hiếm, được phát hiện cách đây hơn một thế kỷ trên sườn núi Kalimantan, đảo Borneo.
Pitcher7.jpg

Cây nắp ấm Nepenthes pervillei chỉ mọc tại vùng đồng quê trên đảo Seychelles, Ấn Độ Dương
Pitcher8.jpg

Cây nắp ấm Cephalotus folliculari có màu sắc quyến rũ thu hút kiến và những con mồi khác tò mò đến kiếm ăn, chúng sẽ rơi ngay vào bên trong chiếc ấm khổng lồ do thành lá hình chén khá trơn
Pitcher9.jpg

Đây là cây nắp ấm Nepenthes deaniana. Nó chỉ được tìm thấy trên sườn núi Philippines, được khám phá cách đây hơn 100 năm​
 
N

nhoklikeenglish

oh! Quả thật có nhiều loài nắp ấm quá ha! Ước gì mình cũng có một cây!
 
S

sonlam_boydepzai

Ồ! những cây nắp ấm này lạ thật! Ở Đà Lạt hình như cũng có đấy:D:D
 
H

hofghnh

[sinh 6] cây nắp ấm

Thân cây nắp ấm dùng những gì đẻ sinh sản & tạo ra dịch tiêu hóa côn trùng?

giúp mình với nha!thank nhiều!ai có câu trả lời nói mình sớm nha mình còn ...đi ôn nữa nha!

chú ý cách đặt tiêu đề:[sinh 6]+ tiêu đề phù hợp
bài viết phải có dấu
đã sửa
thân!
 
Last edited by a moderator:
S

sunshinenursery

Thân cây nắp ấm dùng những gì đẻ sinh sản & tạo ra dịch tiêu hóa côn trùng?

giúp mình với nha!thank nhiều!ai có câu trả lời nói mình sớm nha mình còn ...đi ôn nữa nha!
Theo mình, Ấm được mọc ra từ đuôi lá, mỗi đuôi lá sẽ mọc ra 1 chiếc vòi và phát triển thành ấm từ đây. Tất cả các dịch tiêu hóa đều nằm bên trong ấm. Chất dinh dưỡng được hút lên từ vòi ấm, bạn có thể liên lạc với mình để xem cây thật bạn nhé.
Tuy nhiên kiến thức về loài cây này đối với nước ta còn chưa nhiều và thiếu chính xac cũng nhiều. cho nên nhiều khi chấm điểm giáo viên sẽ căn cứ theo sách, bạn cứ bám sách nhé. Mình thì thấy sách cũng có sai mà ko ai chỉnh nên cứ để vậy.
http://sunshinenurserist.com/tin-tuc/chia-se-kinh-nghiem/-cay-an-thit---len-bao-vnexpress-net
Đây là một trong số những bài mình đính chính kiến thức sai lầm của nhìu người về cây nắp ấm.
 
L

lovely_girl2002

theo mìn biết..........

Khi chúng ta tưởng tượng ra cảnh một kẻ săn mồi và con mồi, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến hình ảnh những con sư tử đang rình rập và những con linh dương đang bồn chồn lo lắng, hoặc một con chim ưng với móng vuốt sắc nhọn đang tóm lấy một con sóc không may mắn.

Nhưng một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ, Ben Baiser, tác giả chính của một nghiên cứu tại Oikos, đã thực hiện một nghiên cứu về các loài cây ăn thịt sống trong đầm lầy, cho thấy một thế giới phức tạp mà bạn có thể thấy bên trong những loài thực vật có ấm nhỏ bé.
Hoạt động của cây nắp ấm có vẻ đơn giản: Những lá hình ống của cây thu và giữ nước mưa, nước này sẽ làm chết đuối những con kiến, bọ cánh cứng và lũ ruồi lỡ “sảy chân” rơi vào bẫy này.

Tuy nhiên nước mưa bên trong phần ấm của cây không chỉ là những cái ao nguy hiểm mà còn chứa một hệ thống phức tạp đời sống thủy sinh, gồm có những con muỗi đang nghoe nguẩy, ruồi ăn thịt và ấu trùng muỗi vằn, ve bọ, luân trùng, những con copepod (một loài giáp xác nhỏ chân kiếm có 6 chân ở ngực, có nhiều trong các sinh vật trôi nổi hoặc ký sinh trên loài cá), giun tròn và tảo đa bào. Những sinh vật tí xíu này đóng vai trò quan trọng giúp cây nắp ấm có thể tiêu hóa thức ăn. Chúng tạo nên cái mà các nhà khoa học gọi là “chuỗi xử lý”: khi một con bọ bị chết đuối trong nước chứa trong ấm, ấu trùng muỗi bơi tới và cắt xé nó thành các mảnh nhỏ hơn, vi khuẩn ăn các mẩu nhỏ, luân trùng ăn các vi khuẩn này và cây nắp ấm hấp thụ chất thải của các luân trùng.

Nhưng đó không phải là toàn bộ câu chuyện. Ấu trùng ruồi cũng ăn các luân trùng, ấu trùng muỗi, và những sinh vật bé nhỏ này, và tất cả những sinh vật bé nhỏ khác đều ăn vi khuẩn. Đó là một lưới thức ăn rất phức tạp.

Aaron Ellison, một đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà sinh thái cao cấp tại trường Lâm nghiệp Harvard, cho biết lưới thức ăn của cây nắp ấm là một mô hình lý tưởng để các nhà nghiên cứu hiểu hơn về những lưới thức ăn lớn hơn, với những động vật săn mồi bậc trên cùng như các con sói – thay đổi trong một thời kỳ dài hơn.

Ông chỉ ra rằng: "Với các cây nắp ấm, bạn có thể nắm được toàn bộ lưới thức ăn trong tay. Số lượng lớn các cây nắp ấm trong một đầm lầy cung cấp các cơ hội vô tận cho các thí nghiệm chi tiết về hoạt động của lưới thức ăn, không chỉ ở các cây nắp ấm, mà còn trong các hệ sinh thái lớn hơn như ao, hồ hay đại dương vốn khó nghiên cứu hơn".
Với kinh phí từ Quỹ Khoa học Quốc gia, nhóm nghiên cứu đã đến đầm lầy ở British Columbia, thành phố Quebec, và Georgia - toàn bộ phạm vi phân bố của loài cây này - để phân tích lưới thức ăn thủy sinh từ 60 cây nắp ấm. Họ tìm thấy 35 loại sinh vật khác nhau ở phía trong các ấm, với một lượng lớn các vi khuẩn được tính như một loại. Sau đó, Baiser nói: “Chúng tôi đã muốn biết tại sao chúng tôi có được các lưới thứ ăn khác nhau trong các ấm riêng biệt từ cùng những cái ao sinh vật như vậy? Cái gì đã tạo ra những lưới thức ăn khác nhau"?

Một số mô hình khoa học thiết lập tốt dự đoán, cách mà các lưới thức ăn hình thành dựa trên một hệ thống xếp hạng của các nhân tố sinh thái. Với nghiên cứu Oikos, Baiser và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra các quan sát thực tế mâu thuẫn với các mô hình đó. Ông giải thích: “Giả sử bạn có một nhóm các hồ. Và bạn có một chiếc thùng lớn giữ tất cả các loài có thể sống trong những hồ đó. Khi bạn đổ cái thùng đi, loài vật nào cũng kết thúc trong cái hồ nào? Các vấn đề hơn thế là gì: là kích thước của hồ, hay thực tế rằng loài ăn thịt X có mặt ở đó? Hay đó là ngẫu nhiên? Những mô hình này giúp chúng ta xé nhỏ những nhân tố đó ra thành từng phần".

Theo nghiên cứu Oikos, cách lưới thức ăn trong cây nắp ấm tập hợp không phải là ngẫu nhiên. Trong thực tế, dường như các tương tác giữa kẻ săn mồi và con mồi có tầm quan trọng chủ chốt. “Bạn lấy ra một loài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả”, Baiser nói.

Theo mình biết nữa thì nó có thể làm thuốc trị bệnh.
Bộ phận dùng: toàn cây
Công dụng: Dân gian dùng thân dây sắc uống làm thuốc trị ỉa chảy và hoa sắc nước uống thơm.

Ở Trung Quốc, dùng trị: 1. Viêm gan hoàng đản; 2. Đau loét dạ dày, hành tá tràng; 3. Sỏi niệu đạo, bệnh đường tiết niệu; 4. Cao huyết áp, *** đường; 5. Cảm mạo, ho, ho gà, khái huyết.
Liều dùng 15-30 (20-40)g khô hoặc 30-60 (40-80)g tươi, sắc uống.
Không dùng cho phụ nữ có thai.
tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Mình còn biết cách trồng và chăm sóc cho cây nắp ấm nữa:
Trồng cây từ hạt
Hạt gieo không khó nhưng phải thật kiên nhẫn vì lớn rất chậm, nhưng được cái là mình sẽ quan sát và biết được giống cây này sinh trưởng như thế nào và làm sao để sinh tồn khi điều kiện sống nghèo dinh dưỡng..
Chuẩn bị :
*Chậu nhỏ ( loại cỡ chậu người ta trồng cây thủy sinh bán trên thị trường ).
*Ly nhựa trong ( loại dùng một lần ) úp vào vừa khít miệng chậu, đục lỗ xung quanh phần đáy ly để tạo độ thông thoáng.
*Khay nhựa to đường kính từ 30cm-50cm cao khoảng 5cm là ok
*Chất trồng : trộn 4 phần cám dừa + 1 phần cát trắng ( thêm chút nước mưa cho ẩm ướt )
Cách gieo:

Chọn nơi kín gió ( vì hạt rất bé và nhẹ )
Cho chật trồng trộn sẵn đã ẩm ướt và chậu ươm, ém hơi chặt và lưng mặt hay thấp hơn thành chậu một chút.
Rãi đều hạt lên chậu ươm, sau đó tưới phun xương nhẹ nhàng bằng nước mưa cho ướt hạt để hạt dính vào chất trồng và có thể lấy ẩm từ chất trồng.
Lấy ly trong ụp lại cho chắc ( ly sẽ giữ ẩm cho hạt và tránh bị gió cuốn bay đi ), cho chậu ươm vào khay nước, nhớ là nước mưa nha ! để nước có thể rút từ từ vào trong chậu.
Để chậu nơi mát nắng nhẹ, sau 2 tuần sẽ ra 2 lá mầm, đưa từ từ ra nắng (nếu có thể bạn để ngoài nắng luôn cũng được, nhưng khay nước cung cấp cho chậu ươm phải đủ lớn để nước trong khay không bị quá nóng dưới ánh sáng mặt trời ) hiện đam mê cũng để nắng 100%.
Sau khi ra 2 lá mầm thì cây sẽ ra cái lá đầu tiên, và cái lá đầu tiên này cũng sẽ có cái bình, mặc dù rất bé chỉ bằng hạt mè hay bé hơn nữa, nhưng chúng cũng đã bắt đầu làm nhiệm vụ bắt mồi nuôi cây rồi, lá ra sau sẽ có cái bình lớn hơn lá ra trước,bạn có thể tạo một đường dẫn từ bên ngoài khay vào chậu ươm cho kiến có thể ra vô chậu, cây sẽ tự thu hút và bắt mồi khi cái bình đủ lớn, cứ vậy sau khoảng 10-12 tháng cây sẽ có khoảng 5-6 bình to bằng ngón tay út, rễ củ lúc này chỉ to bằng cọng giá thôi, khi này đã có thể tách cây ra trồng riêng từng cá thể, chăm sóc bình thường……( luôn giữ cho chất trồng ẩm ướt và tuyệt đối không tưới bất kì loại phân bón nào)

Sau năm đầu tiên cây sẽ phát triển tốt hơn và sẽ đạt tuổi trưởng thành sau 4 năm…
Cách chăm sóc cây nắp ấm:
Đất trồng:
Cây nắp ấm nên là đất nghèo dinh dưỡng thiếu khoáng chất và giữ ẩm tốt và thoáng. Dựa vào đặc điểm sinh lý đó người ta trồng cây nắp ấm trên một số chất trồng thay thế đất trồng tự nhiên nghèo dưỡng chất là:
Dớn (một loại rêu ngậm nước sống ở các vùng cao, vùng ôn đới) các tiệm cây cảnh (nhất là tiệm bán phong lan) thường bán dớn khô hoặc dớn sống Đà Lạt.

Mụn dừa (cám dừa, bột dừa) đã qua xử lý, tốt hơn có thể sử dụng xơ dừa hay vỏ dừa xắt cục ngoài ra có thể trộn thêm trấu sống, sỏi nhỏ, cát hạt to hay đá perlite để tăng độ thoáng cho chất trồng.

Chậu trồng cây nắp ấm không có gì đặc biệt, cũng như các loại cây cảnh thông thường, chậu cần có lỗ thoát nước. Chọn chậu trồng cây nắp ấm có đường kính chậu nhỏ hơn đường kính cây (tán lá cây) một chút sao cho khi trồng cây nắp ấm của bạn phần cuống ấm và ấm thò ra ngoài thòng xuống sẽ rất đẹp. Nếu có điều kiện thì các loại chậu treo là đẹp nhất để trồng cây nắp ấm vì nhìn những chậu, giỏ treo sẽ thấy những cái ấm thòng xuống rất là đẹp.

Nước tưới
Một ngày nên tưới ít nhất một lần, tưới càng nhiều lần cây nắp ấm càng khỏe, ra nhiều ấm và ấm càng to, màu đẹp. Tuyệt đối không bao giờ để cho cây nắp ấm bị khô. Nên sử dụng nước mưa, nước thẩm thấu ngược RO, nước máy có nồng độ chất khoáng hòa tan thấp.

Ánh sáng
Cây nắp ấm là loài cây mọc dưới tán rừng thưa nên ánh sáng thích hợp nhất là ánh sáng khuyếch tán nhưng vẫn phải có ánh sáng trực tiếp của buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Để trồng cây nắp ấm tốt nhất ta nên sử dụng thêm lưới che lan để hạn chế ánh nắng và tăng độ ẩm.
Phân bón

Tuyệt đối không nên sử dụng phân bón cho cây nắp ấm cũng như tất cả các loại cây bắt mồi, cây ăn thịt khác. Vì nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể sẽ làm chết cây hoặc cây sẽ không thể ra ấm được nữa. mặc dù cây sẽ rất sum xuê lá và lá xanh mướt.
Nếu bạn thật sự muốn bón phân cho chúng thì bạn có thể bắt côn trùng cho vào ấm của cây nắp ấm (như ruồi, muỗi, kiến và gián… hoặc có thể là cào cào, dế, sâu,… nhưng chỉ 1-2 con), chúng sẽ từ từ hấp thu con mồi. Cách này là đơn giản nhất nhưng không phải là nhất thiết vì cây nắp ấm có khả năng tự bắt côn trùng để sinh trưởng và phát triển. Và nếu chúng ta cho chúng ăn quá nhiều sẽ làm mất cân bằng vi sinh trong ấm sẽ làm cho ấm bị thối và héo nhanh hơn so với vòng đời bình thường của ấm.
Cây từ từ cao lên, nếu có giàn cho cây thì cây sẽ leo lên giàn bằng những tua nối giữa lá và bình, cây sẽ leo lên và phủ những cái bình lũng lẳng, trong rất hoang dã.
Nhưng nếu không có giàn cây sẽ ngã rạp không đẹp, khi này có thể dựng những cây trúc đứng và cột cho cây dựng lên, hay có thể cắt cụt xuống và chừa từ gốc lên 2 đến 3 nách lá ( chồi mới sẽ ra từ những nách lá này).
Cây đang lên khỏe mà cắt xuống sẽ nảy rất nhiều mầm mới, nếu như muốn cây ra bình lớn thì chỉ chừa lại 2-3 nhánh khỏe nhất còn lại là lặt bỏ,nếu như muốn cây ra xum xuê có nhiều bình nhỏ nhỏ đẹp xinh thì cứ để vậy, chỉ bỏ những mầm quá yếu.

Mình biết chỉ có bao nhiêu đây thui.:p
 
Top Bottom