Sinh [Sinh 6] Câu hỏi ôn tập

R

r0se_evil_nd98

lá đơn(mồng tơi): mỗi cuống mang 1 phiến lá,
cả cuống và phiến rụng cùng 1 lúc
lá kép(hoa hồng) :cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con,
mỗi cuống con mang 1 phiến lá(lá chét),
chồi nách chỉ có ở cuống chính không có ở cuống con

câu 2:Bằng cách làm thí nghiệm lấy chậu trồng dây khoai lang để chỗ tối 2 ngày, dùng băng giấy đen bịt kín một phần của 2 mặt lá.
Để chậu chỗ có ánh sáng mặt trời từ 4 đến 6 giờ.
Ngắt lá đó, bỏ băng đen đun sôi cách thuỷ để tẩy hết chất diệp lục của lá rồi rửa sạch.
Bỏ lá đó vào dung dịch iốt loãng.
Kết quả phần lá không bị bịt có màu xanh tím, phần lá bị bịt thì không có màu xanh tím.Chứng tỏ rằng lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.

chúc bé học tốt!:D

à.em xem chị làm đúng chưa nha
lâu rồi kiến thức bay hết
hihi.nhớ đó.chưa chắc chị trả lời đúng đâu
 
Last edited by a moderator:
H

hailixiro142

1/Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn,lá hoa hồng thuộc loại lá kép?
2/Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
Càng nhanh càng tốt.:)|

1. Lá mồng tơi là lá đơn vì cuống lá nằm dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến lá. Lá hoa hồng là lá kép vì cuống chính phân thành nhiều cuống con, mỗi cuống mang 1 phiến lá, chồi nách nằm phía trên cuống chính.
2. -Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Sau đó dung băng giấy đen bịt kín 1 phần lá ở cả 2 mặt. Đem chậu cây đó để ra chỗ có nắng gắt từ 4-6 giờ.
Ngắt chiếc lá đó, bỏ băng giấy đen, cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục của lá rồi rửa sạch trong cốc nước ấm
-Bỏ lá đó vào cốc đựng thuốc thử tinh bột( dung dịch Iốt loãng) ta thu được kết quả phần không bịt băng đen có mầu xanh tím đặc trưng
-Vậy lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng
 
Top Bottom