[ Sinh 12 ] Thư viện câu hỏi - trả lời

Q

quynhdihoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình lập ra topic này với mục đích là cung cấp cho các mem lớp 12 những câu hỏi cũng như câu trả lời phục vụ cho học tập . Mong các mem trong toàn thể 4rum nhiệt tình hưởng ứng, vô đây đóng góp chút ít. Cám ơn mọi người nghen.
 
Q

quynhdihoc

Mình sẽ mở đầu:
Hỏi: Sự đa dạng phong phú của sinh vật trong thiên nhiên được giải thích

bằng các quy luật biến dị như thế nào?


Trả lời:
1. Giải thích = các hiện tượng đột biến

Đột biến là n biến dị ảnh hưởng đến vật chất di truyền nên có thể di truyền được.
Dưới ảnh hưởng của các nhân tố vật lí hay hoá học ở mt ngoài cơ thế, hay n rối loạn
trao đổi chất nội bào, những biến đổi sinnh lí , sinh hoá tê sbào trên cơ thế mà vật chất
di truyền dc thay đổi cấu trúc hay số lượng dưới các hình thức sau:
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dưới dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn hay chuyển
đoạn NST. Cácđạng đột biến cấu trúc NST gây nên những biến đổi lớn, thường có hại
cho sinh vật như: mất một đoạn NST 21 ở người gây bệnh ung thư máu.
Một số đột biến cấu trúc NST lại trở thành có lợi cho sinh vật như: nhờ hiện tượng mất
đoạn mà có thể loại bỏ ra khỏi NST những gen không mong muốn. Có trường hợp thêm
đoạn ( lặp đoạn ) lại làm tăng cường độ biểu hiện tính trạng . Hiện tượng đảo đoạn ít
làm ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật, ngược lại còn tạo ra khả năng tăng cường sự
sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng 1 loài. Những hiện tượng
chuyển đoạn nhỏ xảy ra khá phổ biến ở trong thiên nhiên, nhờ đó mà người ta có thể
chuyển những nhóm gen mong muốn từ nhiễm sắc thể của loài này sang NST của loài
khác.
CÁc đột biến cấu trúc NSt có hại như vậy đã tạo ra sự đổi khác của sinh vật, tạo thêm
sự đa dạng, phong phú của sinh vật.
- CÁc đột biến thể dị bội làm cho số lượng của 1 cặp hay của 1 số cặp NSt bị thay đổi
theo hướng thêm hoặc bớt 1 số NST. CÁc đột biến này đều làm cho hình dạng, cấu trúc
của cơ thể thay đổi so với dạng cơ thể chưa bị đột biến
VD:ở cà độc dược, 12 thể ba nhiễm ở 12 NST đã cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng và kích thước.
- CÁc đột biến thể đa bội làm cho bộ NST tăng lên theo bội số của n, làm cho cơ thể to
lớn hơn bt. là cơ sở để tạo ra dạng sinh vật mới khác hẳn với dạng gốc 2n.
- CÁc đột biến gen làm thay đổi cấu trúc tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN đã dẫn tới
việc điều khiển tổng hợp nên các phân tử protein không bt, gây nên việc thay đổi đột
ngột một loại tính trạng nào đó.
Sô gen trong cơ thể có nhiều hơn NST gấp bội, vì vậy đột biến gen mang tính phổ biến
hơn đột biến NST. Đột biến gen là nguyên nhân tạo ra các alen khác nhau làm biến đổi
kiểu gen, hình thành nên nhiều kiểu gen khác nhau, tạo ra sự đa dạng, phong phú của
loài. Những hiện tượng đó làm cho đột biến gen trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu
của quá trình chọn lọc.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

2. Giải thích bằng các biến dị tổ hợp:

biến dị tổ hợp là hiện tượng kiểu gencủa con cái sắp xếp lại các gen của bố mẹ tạo theo một cách khác. Nhờ đó mà số lượng kiểu gen trong loài tăng lên gấp bội.
Nguyên nhân tạo ra các biến dị tổ hợp là do các gen phân li độc lập hay trao đổi chéo trong giảm phân kết hợp với sự tái tổ hợp trong thụ tinh.
Đột biến gen được biến dị tổ hợp nhân lên là cơ sở để giải thích sự đa dạng phong phú của loài.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

3. Thường biến.

Tuy không làm biến đổi kiểu gen, nhưng vì nó đã tạo ra kiểu gen phản ứng khác nhau

trước những thay đổi môi trường, hình thành nên nhiều kiểu hình thích nghi của sinh vật.

Xét về kiểu hình và ý nghĩa của việc tạo ra khả năng thích nghi của sinh vật thì thường

biến cũng là hiệnt ượng góp phần giải thích sự đa dạng, phong phú của sinh giới.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Câu tiếp này:



Sự tạo thành protein và axit nucleic:


CÁc hợp chất hữu cơ đó đã dc tổng hợp từ các hợp chất vô cơ theo phương thức hoá học.
Trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất có các khí mêtan, amôniac, xianôgen (C2N2), CO,hơi nước. Lúc đó chưa có O2 và N2. Do tác dụng của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên như bức xạ mặt trời , tia tử ngoại... các chất vô cơ đã hình thành các hc cacbua hiđrô gồm 2 nguyên tố C và H., rồi đến hợp chất có 3 nguyên tố C, H , O. như xacarit ( gluxit) , lipit sau đó hình thành các hợp chất có 4 nguyên tố C, H, O, N như các axit amin, các nucleotit.
Từ các aa này hình thành nên các protein đơn giản rồi đến phức tạp . Từ các nucleotit hình thành nên các axit nucleic.
Ngày nay, người ta đã tạo ra các mạch pôlipeptit và pôlinuclêôtit ở trong phòng thí nghiệm.
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

Vai trò của protein và axit nucleic trong quá trình hình thành sự sống:


CÁc hợp chất hữu cơ đó càng trở nên phức tạp thì càng nặng theo mưa rơi xuống biển hoà tan vào nước đại dương và tạo ra những dung dịch keo côaxecva. Trong phòng thsi nghiệm ng ta đã tổng hợp lại được các chất này.
Côaxecva cókhả năng hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch, lớn dần, biến đổi cấu trúc nội tại của chúng dưới tác dụng của cơ giới và phân chia thành những giọt mới.
Như vậy, côaxecva đã có dấu hiệu sơ khai của đặc tính trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản.
Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của côaxecva ngày càng hoàn thiệnhơn.
Côaxecva đã hình thành màng ngăn cách với môi trường. Màng này có cấu trúc bằng các hợp chất protein và lipit. Qua màng, côaxecva đã thực hiện sự trao đổi chất với mt ngoài . Ngày nay trong phòng thí nghiệm đã tạo được những côaxacva có màng bán thấm.
Sự hình thành các enzim đóng vai trò xúc tác các quá trình tổng hợp và phân giải các hợp chất hữu cơ một cách nhanh chóng.
Nhờ cơ chế tự sao chép axit nucleic, các dạng sống đã sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm của chúng qua các thế hệ sau.
Nhờ tác dụng của chọn lọc tự nhiên , hệ protein- axit nucleic có thể phát triển thành cơ thể sinh vật, có khả năng nhân đôi, tự đổi mới. Qua qt lâu dài, côaxecva đã hình thành các dạng sống chưa có cấu tạo tế bào rồi đến cơ thể đơn bào và sau đó là cơ thể đa bào.
Ngày nay, sự sống không còn dc tiếp tục hình thành từ chất vô cơ theo phương thức hoá học vì thiếu những điều kiện lịch sử cần thiết

__________________
 
Last edited by a moderator:
Q

quynhdihoc

ban lap ra mem nay hay do nhung trong nay van con co nhung cho chua duoc that chinh xaclam !

Thứ nhất bạn phải viết có dấu
thứ hai là bạn có thể đưa ra những chỗ chưa chính xác đó để mình có thể sửa được không? Mình muốn các thông tin trong này phải chính xác đến mức cao nhất có thể để các mem khi tham khảo không bị nhầm như thế nữa, các bạn giúp mình nhé. Thanks .
 
H

hunganhdo

VAI TRÒ CỦA ATP
ATP
Một trong những hợp chất căn bản của sự sống là ATP. Nó giữ vai trò chủ chốt trong hầu như tất cả các quá trình chuyển hóa năng lượng của mỗi hoạt động sống.
Phân tử ATP là một nucleotid được tạo thành từ Adenin, đường ribose và 3 phosphate PO4 nằm thẳng hàng với nhau. Adenin gắn với ribose tạo thành Adenosine. Adenosine gắn với một phosphate gọi là AMP (Adenosine-Mono-Phosphate), gắn với hai phosphate gọi là ADP (Adenosine-Di-Phosphate) và gắn với ba phosphate gọi là ATP (Adenosine-Tri-Phosphate).
Cấu trúc phân tử ATP
Một tính chất quan trọng của phân tử ATP là dễ biến đổi thuận nghịch để giải phóng hoặc tích trữ năng lượng . Khi ATP thủy giải nó sẽ tạo ra hai ADP và Pi - phosphate vô cơ:
enzyme
ATP + H2O --.. ADP + Pi + năng lượng

Nếu ADP tiếp tục thủy giải sẽ thành AMP. Ngược lại ATP sẽ được tổng hợp nên từ ADP và Pi nếu có đủ năng lượng cho phản ứng:
enzyme
ADP + Pi + năng lượng  ATP + H2O

The adenine nucleotides – AMP, ADP and ATP
CHỨC NĂNG CỦA ATP

Các quá trình TĐC kết hợp rất chặt chẽ, song sự oxy hóa các chất trao đổi bị chi phối bởi hàm lượng ADP.
Sự diễn biến của quá trình này phụ thuộc vào tỷ lệ ATP được sử dụng để tạo công vật lý và công hóa học.


Sự liên quan giữa việc sử dụng ATP
và oxy hóa nguyên liệu TĐC

CHỨC NĂNG CỦA ATP
Công tạo ra hoặc năng lượng sử dụng được chi phối bởi tỷ lệ nguyên liệu được oxy hóa và do đó số lượng thực phẩm cần phải tiêu thụ phải tương ứng với năng lượng tiêu dùng.
Chúng ta đều biết nguyên liệu vượt quá dự trữ glycogen trong gan và cơ sẽ được tích trữ trong các mô mỡ.

Nhưng … sự phân giải ATP đơn giản không phụ thuộc vào kết quả sử dụng.
Các giai đoạn trung gian trong phản ứng của ATP thành ADP cũng rất quan trọng.
ATP + H2O  ADP + Pi (phosphate)
SỰ HÌNH THÀNH ATP
Để đảm bảo được vai trò chính yếu của mình trong trao đổi chất, lượng dự trữ ATP thường xuyên phải được hồi phục. ATP có thể theo những đường khác nhau:
Phản ứng phosphoryl hóa ở mức cơ chất: đó là phản ứng chuyển trực tiếp nhóm phosphate từ một “dẫn xuất cao năng” đến ADP.

SỰ HÌNH THÀNH ATP
SỰ HÌNH THÀNH ATP
Phản ứng chuyển enol sang xeto của phosphoenolpyruvat là phản ứng phát năng lượng mạnh do đó có thể cặp đôi (kết hợp) với phản ứng tổng hợp ATP. Ví dụ, phản ứng chuyển nhóm phosphate từ phosphocreatin sang ADP là rất quan trọng cho sự co cơ.
Phản ứng phosphoryl hóa oxy hóa: Phản ứng oxy hóa - khử sinh học (cũng như phản ứng quang hợp) thường làm phát sinh ra một gradient nồng độ proton H+ ở 2 phía màng. Năng lượng tự do của quá trình tiêu tán gradient proton H+ này được cặp đôi với phản ứng ATP, do đó mới có tên phosphoryl hóa oxy hóa.
SỰ HÌNH THÀNH ATP
Phản ứng hình thành ATP bởi adenylatkinaza: Do cắt nhóm pirophosphat làm phát sinh ra AMP. Enzyme adenylatkinaza sẽ xúc tác phản ứng:
AMP + ATP  2 ADP
Tiếp đó ADP lại được phosphoryl hóa bằng phản ứng đã mô tả ở trên.

VAI TRÒ CỦA ATP TRONG
TRAO ĐỔI CHẤT CỦA TẾ BÀO
Như đã biết, adenosinetriphosphate là một chất chế biến và vận chuyển năng lượng. Nó được tạo thành trong quá trình phân giải các chất khác nhau như oxy hóa các chất trong ty thể, đường phân và lên men, quang hợp ở diệp lục của thực vật xanh và các quá trình vận chuyển ion ở vi khuẩn,…Ngược lại, ATP cũng là chất cung cấp năng lượng cho các quá trình tổng hợp của cơ thể sinh vật. Đó là các phản ứng gắn liền với phân giải phân tử ATP, công co cơ, sinh tổng hợp các chất protein, axit nucleic…cũng như sản sinh và duy trì tính phân bố không đều các chất giữa tế bào với môi trường xung quanh.
VAI TRÒ CỦA ATP TRONG
TRAO ĐỔI CHẤT CỦA TẾ BÀO
Trong các phần trước cho thấy: sự thay đổi năng lượng tự do âm, khi thủy phân nhóm phosphate tận cùng của ATP lớn hơn khi thủy phân liên kết esterphosphate. Ví dụ khi thủy phân phosphate tận cùng của ATP năng lượng giải phóng vào khoảng G0 = -32,7 kJ/mol, còn thủy phân liên kết esterphosphate của glucose-6-phosphate chỉ giải phóng năng lượng tự do vào khoảng G0 = -12,6 kJ/mol.

VAI TRÒ CỦA ATP TRONG
TRAO ĐỔI CHẤT CỦA TẾ BÀO
Khác biệt này, do năng lượng tự do tích lũy trong liên kết năng lượng và liên kết cao năng khác nhau. Đa số, các liên kết giàu năng lượng là các liên kết phosphate có cấu trúc anhydride (ATP, ADP, acetylphosphate, aminoacetylphosphate, pirophosphate,..), có cấu trúc enolphosphate (phosphoenolpyruvat), và cấu trúc phosphoguanidinphosphate (creatinphosphate), cũng như thioester (ví dụ acetyl-CoA) và S-adenosylmethionin (ví dụ methinoin hoạt động). Còn các liên kết nhiệt lượng thì khi thủy phân, nhiệt năng giải phóng nhỏ hơn -16 kJ/mol, thường là các sản phẩm trung gian của đường phân như glucose-6-phosphate, fructose-6-phosphate, glycerat-3-phosphate,…

VAI TRÒ CỦA ATP TRONG
TRAO ĐỔI CHẤT CỦA TẾ BÀO
Những liên kết giàu năng lượng có thế vận chuyển nhóm cao, ví dụ như hai phản ứng chuyển phosphate mô tả ở trên mà có ATP là chất cho phosphate. Khi chuyển esterphosphate tận cùng của ATP lên glucose là chất nhận (tạo thành esterphosphate với thế năng vận chuyển phosphate thấp) làm giảm năng lượng tự do và phản ứng không thuận ngịch. Còn chuyển phosphate từ ATP đến AMP hay từ ATP đến creatin dẫn đến tạo thành các liên kết phosphate giàu năng lượng (ADP hoặc A-R-P ~P hay creatin ~ P). Như vậy, các phản ứng này xảy ra giữa các liên kết có thế năng vận chuyển nhóm cao, nghĩa là không thải nhiệt tự do và xảy ra thuận nghịch.
Các quá trình cung cấp và tiêu hao
năng lượng ở cơ thể sinh vật

VAI TRÒ CỦA ATP TRONG TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO


Ion H+ ở dịch ngoại bào xâm nhập vào tế bào bởi chất mang protein của màng, và kết hợp với ion OH- của tế bào làm giảm gradien pH.
Chất mang protein vận chuyển H+ qua màng tế bào đồng thời vận chuyển ion Na+ ra khỏi tế bào.

Sự vận chuyển tích cực nhờ bơm Na+, K+
VAI TRÒ CỦA ATP TRONG TRAO ĐỔI CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

Sau đó, ion Na+ xâm nhập trở lại tế bào với các chất khác như đường và acid amin, hoặc quá trình thu nhận và đào thải các chất của tế bào.
Tóm lại, đây là cơ chế vận chuyển tích cực các chất (cơ chế đồng vận chuyển )

Sự vận chuyển tích cực do bơm H+
VAI TRÒ CỦA ATP TRONG CO CƠ
BỐN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA ATP
Trong phân tử ATP có hai liên kết cao năng (hai liên kết phosphoanhydrid) và có khả năng tham gia vào các phản ứng chuyển nhóm. ATP có thể tham gia vào các phản ứng khác nhau, chuyển năng lượng cho phân tử khác và nạp cho phân tử ấy năng lượng cần thiết để thực hiện các phản ứng tiếp theo. Tùy thuộc vào liên kết nào trong số các liên kết cao năng của ATP bị đứt mà phản ứng có thể xảy ra:
Chuyển nhóm phosphate cuối và tạo ra ADP.
Chuyển hai nhóm phosphate cuối và tạo ra AMP.
Chuyển AMP và thải ra pirophosphate.
Chuyển adenosine và tạo ra pirophosphate từ hai nhóm phosphate cuối và phosphate vô cơ từ nhóm phosphate thứ ba của ATP.



BỐN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA ATP
Phản ứng loại một (a) thường hay xảy ra nhất. Nếu nhóm phosphate cuối được chuyển tới nước thì phản ứng sẽ dẫn đến thủy phân nhóm phosphate cuối ấy. Quá trình chuyển nhóm phosphate tới nước là phản ứng phát nhiệt do đó thường được cặp đôi với phản ứng thu nhiệt. Nhóm phosphate cuối này có thể chuyển từ ATP sang nhóm hydroxyl, sang nhóm cacboxyl hoặc sang nhóm amid. Chất xúc tác của tất cả phản ứng chuyển này là kinaza.
BỐN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA ATP
Thường trong các quá trình trao đổi chất, các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển hóa thông qua biến đổi chúng thành dạng phosphoryl hóa. Năng lượng tự do giải phóng ra khi thủy phân ATP thành ADP và phosphate vô cơ được dùng để phosphoryl hóa cơ chất.

BỐN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA ATP
Phản ứng loại hai (b) chuyển nhóm pirophosphate rất ít gặp so với phản ứng loại một.
Phản ứng loại ba (c) chuyển AMP sang phân tử khác và giải phóng phosphate rất thường gặp. Kết quả của phản ứng này là tạo thành hợp chất (R-AMP) có khả năng chuyển nhóm. Loại phản ứng này xảy ra khi hoạt hóa các axit amin để chuẩn bị tổng hợp protein cũng như khi hoạt hóa các axit béo để chuẩn bị tham gia trao đổi chất.
BỐN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA ATP
ATP cũng đựoc sử dụng để chuyển đổi giữa các nucleosidtriphosphate. Như ta đã biết khi tổng hợp protein, axit nucleic, polysacarit, …lại cần những nucleosidtriphosphate khác với ATP. Tất cả những nucleosidtriphosphate này đều được tổng hợp từ ATP và nucleosidtriphosphate tương ứng (NDP).

BỐN LOẠI PHẢN ỨNG CỦA ATP
Nói cách khác, năng lượng tự do của ATP có thể được sử dụng để sinh tổng hợp ra các nucleosid và các desoxynucleosidtriphosphate khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhdo

HỆ THỐNG ENZYME TRONG CHUỖI HÔ HẤP
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÔ HẤP:

Hô hấp là đặc trưng chung của mọi cơ thể sống, cho nên ở mọi dạng sống đều có những quá trình xảy ra giống nhau.

Đó là những con đường biến đổi chất nền xảy ra trong mọi cơ thể



Hô hấp gồm các giai đoạn:
+Đường phân: xảy ra trong tế bào chất của tế bào- (cytosol)
+Chu trình Krebs: xảy ra trong chất nền của ty thể- (matrix)
+Chuỗi hô hấp: xảy ra ở màng trong của ty thể- (intermembrane).

Thực chất của hô hấp trong tế bào cơ thể sống là hàng loạt các phản ứng hóa sinh nhờ các chất xúc tác đặc biệt là các enzim.


II.HỆ THỐNG ENZYME TRONG CHUỖI HÔ HẤP.
1.PHA YẾM KHÍ CỦA HÔ HẤP - CON ĐƯỜNG ĐƯỜNG PHÂN (GLYCOLYSIS):

Quá trình đường phân (glycolysis) hay là con đường Embden - Meyerhop - Parnas (EMP).

Trong pha này, nguyên liệu hô hấp (glucoz) sẽ được phân giải tới sản phẩm chứa 3 nguyên tử cacbon là axit pyruvic.

Con đường đường phân được chia làm các bước sau:



Bước 1: Hoạt hóa phân tử đường:
+Enzyme hexokinase (glucokinaza) biến đổi glucose dưới tác dụng của ATP tạo thành glucozo - 6 photphat.
+Enzyme photphohexoizomerase: biến đổi glucozo - 6 photphat thành fructozo - 6 photphat.
Mặt khác, trong tế bào có enzyme fructokinase biến đổi fructose tự do thành fructozo - 6 photphat.
+Enzyme photphohexokinaza: biến đổi tiếp các fructozo - 6 photphat thành fructozo - 1,6 diphotphat khi nhận thêm một gốc axit photphoric.
Nguồn năng lượng để tạo nên este này cũng là ATP được hoạt hoá bởi ion Magiê.
Bước 2: Phân cắt phân tử hexose thành triose
+Enzyme aldolase: phân cắt phân tử fructozo - 1,6 - diphotphat thành hai đường triose là glyxeraldehyt-3photphate và dihydroxyacetonphotphate.

Dihydroxyacetonphotphate một mặt có thể bị khử thành - glixerophotphat là nguồn gốc quan trọng của glixerol trong chất béo.

+Enzyme photphotriozoizomeraza: biến đổi hoàn toàn dihydroxyacetonphotphate thành glyxeraldehyt-3photphate.
-Bước 3: Các phản ứng oxi hóa, photphorin hóa cơ chất:
+Enzyme adehyt-3-photphoglixeric dehydrogenaza: Oxi hoá glyxeraldehyt-3photphate tạo thành axit 1,3-diphotphoglixeric.
Các nguyên tử hidro chuyển cho chất nhận là NAD (hoặc có thể là các NADP) tạo thành NADH (hoặc NADPH).
+Enzyme photphoglixerokinaz (photphoglixerat mutase) chuyển liên kết cao năng trong axit 1,3-diphotphoglixeric sang cho ADP và biến đổi thành axit 3-photphoglixeric, đồng thời hình thành nên phân tử ATP đầu tiên của quá trình hô hấp.
+Enzyme photphoglixeromutaza: chuyển gốc photphat từ vị trí cacbon thứ ba sang cacbon thứ hai tạo nên axit 2-photphoglixeric.
-Bước 4: Biến axit 2-photphoglixeric thanh axit pyruvic:
+Enzyme enolaza: axit 2-photphoglixeric bị mất nước và tạo thành axit photphoenolpyruvic.

+Enzyme pyruvatkinaza: chuyển gốc photphat từ axit photphoenolpyruvic cho ADP để tạo thành phân tử ATP thứ hai và axit enolpyruvic.

Axit enolpyruvic dễ biến đổi thành dạng xeto bền hơn là axit pyruvic.

Như vậy trong toàn bộ quá trình đường phân, từ một phân tử glucoz đã tạo nên:
+2 phân tử ATP
+2 phân tử NADH (hoặc NADPH)
+2 phân tử axit pyruvic
(Thực ra tạo ra 4 phân tử ATP, nhưng đã sử dụng 2 phân tử ATP để hoạt hoá phân tử đường ban đầu),

Các enzyme của con đường đường phân định vị ở vùng hoà tan của tế bào chất.
Do đó quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất.
2.PHA HIẾU KHÍ CỦA HÔ HẤP-CHU TRÌNH KREBS:
Chu trình này còn gọi là chu trình axit citríc, vì axit này là một chất trung gian quan trọng.Hoặc gọi là chu trình Axit TriCacboxilic (TCA)

Trong điều kiện có oxi, axit pyruvic sẽ được phân giải hiếu khí hoàn toàn thành CO2 và H2O trong chu trình Krebs.
Trong điều kiện không có oxy, axit pyruvic sẽ bị khử thành các sản phẩm của quá trình lên men, như lactic, etanol.


Bản chất của chu trình Krebs là các phản ứng lần lượt decacboxyl hoá và dehydro hoá (khử cacboxyl và khử hydro) của axit pyruvic

Ôxy của nước được dùng để oxy hoá cacbon của axit pyruvic

Hydro của nước cùng với hydro của axit pyruvic được giải phóng ra nhờ các enzyme dehydrogenaza sẽ được chuyển tới oxy không khí đã được hoạt hoá bởi các oxidaza.

Các phản ứng của chu trình Krebs
Phản ứng oxi hoá decacboxyl hoá của axit pyruvic với sự tham gia của coenzyme A (CoA) và NAD (nhóm hoạt động của dehydrogenaza của axit pyruvic).

Kết quả của phản ứng này là tạo nên axetyl - CoA (Axetyl - CoA sẽ tham gia vào chu trình Krebs), NADH và giải phóng phân tử CO2 đầu tiên.

2.CHUỖI HÔ HẤP:
Chuỗi hô hấp là quá trình oxi hoá sinh học, nhờ vai trò xúc tác của hệ thống các enzyme.

Thực chất, chuỗi hô hấp là hệ thống các phản ứng oxi hoá khử, trong đó hydro được tách ra từ các chất hữu cơ chuyển đến oxi để tạo thành nước.

Việc vận chuyển hydro hay điện tử trong chuỗi hô hấp là do enzyme xúc tác.
+Phần vận chuyển hydro có các enzyme:
*Dehydrogenase có coenzyme là pyridinnucleotid
*Các enzyme flavin
*Ubiquinon của chuỗi hô hấp.
+Phần vận chuyển điện tử có các enzyme:
*Cytochrom
*Cytochromoxidase.
Các đương lượng khử trong phần vận chuyển hydro là các điện tử của hydro.
Mỗi phân tử NAD+, FAD và ubiquinon vận chuyển hai điện tử (phần vận chuyển hai điện tử)
Hệ thống cytochrom hoặc cytochromoxidase vận chuyển một điện tử (phần vận chuyển một điện tử)
Oxi ở tận cùng của chuỗi hô hấp bị khử để cuối cùng tạo thành nước.
PHẦN VẬN CHUYỂN HYDRO CỦA CHUỖI HÔ HẤP

a.Các enzyme có coenzyme là pyridinnucleotid:

+Các coenzyme pyridinnucleotid là:
*Nicotinamid - adenin - dinucleotid (NAD+).
*Nicotinamid - adenin - dinucleotid - phosphate (NADP+).
+Chúng tồn tại dưới hai dạng:
*Dạng oxi hoá: Nitơ-pyridin của NAD+ hay NADP+ tích điện dương (dạng pyrimidin),
*Khi tiếp nhận hydro chúng chuyển sang trang thái khử NADH hay NADPH.
+Dạng NADH chủ yếu tham gia vào các quá trình oxy hoá trong chuỗi hô hấp
NADPH tham gia các quá trình tái tổng hợp.
b.Các enzyme flavin:
-Các flavinnucleotide gồm :
+flavin-mononucleotide (FMN)
+flavin-adenin-dinucleotide (FAD)

-Chúng đều là dẫn xuất của ribo flavin và là những coenzyme có chức năng vận chuyển hydro.
c.Ubiquinon (coenzyme Q):
Ubiquinon còn có tên gọi là coenzyme Q.
Ubiquinon nằm giữa các enzyme flavin và hệ thống cytochrom.
Nó là hệ thống quinon chính của chuỗi hô hấp.
Ubiquinon là giai đoạn chính, vị trí cửa ngõ của hai con đường vận chuyển hydro chủ yếu của chuỗi hô hấp



NADH
1
CoEnzyme Q Cytochrom b2 ...
2
Malat


Con đường thứ nhất là hệ thống NADH-CoE Q-reductase
Con đường thứ hai là hệ thống malatdehydrogenase-CoE Q-reductase


Cả hai con đường đều có sự tham gia của các flavoprotein
*Con đường thứ nhất phụ thuộc FMN.
*Con đường thứ hai phụ thuộc FAD.
PHẦN VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ CỦA
CHUỖI HÔ HẤP:

-Phần vận chuyển điện tử gồm
+Các cytochrom b, c1, c.
+Cytochromoxidase.
+Oxy là chất nhận điện tử cuối cùng.

-Các cytochrom và cytochromoxidase là các "Hemoprotein"- có nhân "Hem" là nhóm ngoại liên kết với protein.
Bộ khung cơ bản của nhân "Hem" là nhóm porphyrin.

-Các cytochrom chỉ khác nhau ở các chuỗi bên.
Nguyên tử trung tâm của hệ thống vòng porphyrin là sắt (dạng Fe2+ hay Fe3+) và có thể trao đổi hoá trị.

Chuỗi hô hấp gồm bốn phần phức hợp enzyme:
+Phức hợp I : Hệ thống NADH-ubiquinon-reductase.
+Phức hợp II : Hệ thống succinat-ubiquinon-reductase.
+Phức hợp III : Hệ thống ubiquinon-cytochrom c-reductase.
+Phức hợp IV : Hệ thống cytochrom c-cytochrom- oxidase.

Mỗi phần được coi là các "vùng" (tiểu hệ thống) của chuỗi hô hấp.

Các phức hợp này là đơn vị chức năng của màng trong ty thể.

Trong quá trình vận chuyển hydro và điện tử thì các phức hợp này có tác dụng phối hợp.




Mỗi phức hợp có khả năng vận chuyển điện tử và dự
trữ năng lượng riêng.

Các hệ thống có các trung tâm sắt- lưu hùynh- protein có thế năng oxy hóa khử trong mỗi giai đọan riêng khác nhau.

Ngoài ra, trong các phức hợp này còn có các kim loại
khác như Molypden, Mangan hay Đồng cũng có
vai trò vận chuyển điện tử và năng lượng.
Phức hợp I : (NADH-ubiquinon-reductase):


+Trọng lượng tiểu phần trên 500.000
+Chứa ít nhất 16 chuỗi polypeptid, 2 trong chúng có thể là flavoprotein phụ thuộc FMN.
+Có thể có 3 trung tâm Fe- S- Protein.
+Và có thể có các dưới đơn vị khác.

Trung tâm oxy hóa NADH của phức hợp I này nằm bên trong ty thể.
Phức hợp II: (succinat- ubiquinon- reductase)

-Thực chất là succinat dehydrogenase, gồm:
+2 hai chuỗi polypeptid liên kếⴠvới 1 phân tử FAD
+1 trung tâm Fe- S- Protein
Enzyme này có thể di chuyển vào màng trong ty thể

-Ubiquinon
+Là phần tử kỵ nước trong lớp kép lipit của màng trong ty thể
? Vai trò tiếp nhận hydro trong phức hợp I và II, kết hợp giữa vận chuyển hydro và điện tử của chuỗi hô hấp.
Phức hợp III (ubiquinon- cytochrom c- reductase)


+Trọng lượng tiểu phần khoảng 300.000
+Có 6- 8 chuỗi polypeptid cấu thành, trong đó:
*2- 3 chuỗi chứa cytochrome b, định vị giữa lớp lipit kép
cuả màng trong ty thể.
*1 chuỗi chứa cytochrome c1, định vị ở mặt ngoài của màng
trong ty thể.
*1 chuỗi chứa Fe-S-Protein
*1 chuỗi liên kết với antimycin
*Các chuỗi còn lại chưa rõ chức năng.


Phức hợp IV (cytochrom c- oxydase):


+Cytochrom a nằm ở phía ngoài, tiếp nhận điện tử từ
cytochrom c.

+2 nguyên tử Cu nằm bên trong lớp kép lipit và là chất truyền
điện tử giữa các nhóm "Hem" từ a đến a3.

+Cytochrom a3 tiếp nhận điện tử từ Cu và bị oxy hóa bởi oxy.
Kết luận:

Hô hấp là những chuỗi phản ứng hóa sinh phức tạp mà các phản ứng đều được xúc tác bởi các enzyme theo một hệ thống chặt chẽ, đảm bảo cho quá trình hô hấp diễn ra theo những quá trình chung ở mọi sinh vật.
 
H

hunganhdo

\bigcap_{}^{}uhm, mấy bài này hồi thi học sinh giỏi 11 cô bắt học thuộc hết đóa.sợ chưa.nhưng đây là kiến thức cơ bản nên là nền tảng cho việc học các phần sau, đặc biệt cho phần lớp 12.còn nhiều lắm,các bạn cứ đọc hết đi đã ha!
 
Last edited by a moderator:
H

hoatrongmatbao

Trời ạ


trời ạ có ai chobài tập nào hay hay vào đây ko đọc nguyên lý thuyết nhiều chuối lắm mà ly thuyết thì trong sgk và stk nhìu rùi có bài tập nào hay cho anh em làm đi
 
Q

quynhdihoc

Trời ạ


trời ạ có ai chobài tập nào hay hay vào đây ko đọc nguyên lý thuyết nhiều chuối lắm mà ly thuyết thì trong sgk và stk nhìu rùi có bài tập nào hay cho anh em làm đi

sr anh chị, đây là topic chỉ post lí thuyết, sẽ không có bài tập đâu ạ, mà chị có sách tham khảo rồi nhưng chưa chắc là các mem khác đã có, em chỉ muốn giúp các anh chị ấy có một số câu hỏi - trả lời để tham khảo. Còn nếu chị thích làm bài tập thì chị có thể tự lập 1 topic riêng với nội dung là bài tập sinh .... rồi nhờ các mem khác cho bài . Chị có thể làm thoả mái ạ. Trong topic này em sẽ hạn chế nói nhiều để chỉ post thôn gtin cần thiết cho các mem.
 
Q

quynhdihoc

Hỏi:

HỎi: Trình bày vai trò của giao phối đối với tiến hoá. vì sao nói quần thể giao phối là kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú cho quá trình chọn lọc tự nhiên?

Trả lời:
Vai trò của giao phối đối với tiến hoá:
- Giao phối tạo ra vô số biến dị tổ hợp. Đó là những biến dị tổ hợp lại các gen trên cơ sở đó xuất hiện các tổ hợp tính trạng mới hoặc làm xuất hiện kiểu hình mới do tương tác gen, thay đổi tương quan tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình, tạo ra nhiều cá thể có khả năng thích ứng khác nhau trước môi trường. Mỗi một cá thể, mỗi một loài có tới hàng ngàn gen. Vì vậy , số kiểu tổ hợp gen của mỗi loài là rất lớn.
- Quá trình giao phối làm cho các đột biến nhân lên, phát tán nhanh chóng trong quần thể qua nhiều thế hệ. cũng chính qua giao phối các gen đột biến có thể được tổ hợp lại theo nhiều kiểu khác nhau. Có thể nói biến dị đột biến là nguyên liệu sơ cấp, biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra, giao phối còn làm trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra tổ hợp gen thích nghi tiến hoá của loài bên cạnh sử dụng các đột biến mới xuất hiện còn huy động kho dự trữ của các gen đột biến đã hình thành từ lâu, tồn tại ở dạng dị hợp.
 
Q

quynhdihoc

HỎi: Hãy giải thích biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên là những nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật và cũng là những nhân tố chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của qt tiến hoá từ một nguồn gốc chung.


Trả lời:
Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên là 3 nhân tố cơ bản và có quan hệ với nhau trong qt tiến hoá của sinh vật
Biến dị và di truyền là 2 mặt đối lập , nhưng mang tính đồng nhất và tồn tại song song trong cơ thể sống.
biến dị và di truyền liên quan chặt chẽ với điều kiện sống:
- Dưới tác dụng của điều kiện sống sinh vật xuất hiện các biến dị. Chúng được củng cố và tích luỹ trong điều kiện sống thuận lợi và thông qua sự sinh sản mà truyền lại cho thế hệ sau.
- Mối quan hệ môi trường- biến dị - di truyền phát triển ngày càng hoàn thiện dẫn đến sự đa dạng và phogn phú của giới sinh vật.
biến dị di truyền là cơ sở của quá trình tiến hoá, nguyên liệu của qt chọn lọc:
- Sinh vật k ngừng phát sinh biến dị dưới tác động của điều kiện sống. Tuy nhiên chỉ những biến dị có lợi cho sinh vật và phù hợp với điều kiện sống mới dc bảo tồn và tích luỹ, còn những biến dị có hại sẽ bị đào thải.
- Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua những đặc tính biến dị, di truyền của sinh vật, là nhân tố chính trong qt hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
- MỌi thay đổi lớn của sv đều bắt nguồn từ những biến dị nhỏ, trải qua qt chọn lọc tự nhiên chậm chạp, nhưng lâu dài. Qt đó vẫn dẫn đến hình thành loài mới.
- Chọn lọc tự nhiên là động lực chủ yếu của qt tiếnhoá. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị nhỏ, cá biệt thành những biến đổi lớn phổ biến cho cả loài.
-Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân li tính trạng trong sự hình thành loài mới từ một loài ban đầu. Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Kết quả của chọn lọc tự nhiên đã chứng minh rằng toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của một qt tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
Tóm lại, biến dị, di truyền và chọn lọc tựnhiên là 3 nhân tố cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau trong qt tiến hoá của sv. Trong đó biến dị và di truyền là cơ sở của qt chọn lọc, chọn lọc tự nhiên là động lực chủ yếu của qt tiến hoá của sinh giới.
 
Q

quynhdihoc

Hỏi: Trình bày và giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. Cho ví dụ minh hoạ

Trả lời
1. Vai trò của chọn lọc tự nhiên:
- Màu sắc tự vệ của sâu bọ.
- Do tính biến dị, tổ tiên của các loài sâu rau có nhiều màu khác nhau. : xanh lục, xanh nhat,. xám.và chưa phải đã sống bằng lá rau. Trên lá rau thì màu xanh lục của sâu làm chim khó phát hiện. Vì vậy, những cá thể màu xanh lục sống sót, sinh sản nhiều, con cháu ngày một đông.
- Những cá thể mang màu sắc khác sẽ bị chim phát hiện và tiêu diệt, do đó chúng ít được sống sót, ít được sinh sản, con cháu ngày một ít dần và cuối cùng là bị diệt vong.
-Kết quả ngày nay: sâu sống sót trên lá rau thường có màu xanh lục.
2. tính hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi:
- Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí trong những điều kiện nhất định: cá ra khỏi nước sẽ chết, ngô thích nghi với thụ phấn nhờ gió, Nhưng khi có gió nhiều, hạt phấn không rơi đúng vào đầu nhuỵ.
Hoàn cảnh sống thay đổi thì hướng chọn lọc thay đổi. Có những đặc điểm trở thành không hợp lí nữa và bị đào thải hay biến đổi theo 1 hướng khác Kanguru thú sống ở dưới đất đi bằng 2 chân sau, nhưng khi trở lại sống trên cây thì 2 chân trước lại phát triển.
 
Q

quynhdihoc

3. Giải thích:


Như vậy, chọn lọc tự nhiên dựa trên 2 cơ sở : tính biến dị, tính di truyền là nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi của sv. Tính biến dị cung cấp nguồn nguyên liệu cho sự chọn lọc, tính di truyền tạo cho chọn lọc tích luỹ các biến dị. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính, là nguyên nhân làm cho sv tiến hoá theo hướng ngày càng thích nghi với điều kiện sống.
Di truyền học hiện đại giải thích sự hình thành các đặc điểm thích nghi bằng:
- Thích nghi kiểu hình. Đây chính là những thường biến trong đời sống cá thể, bảo đám sự thích nghi thụ động của cơ thể trước các điều kiện môi trường.
- Thích nghi kiểu gen là sự hình thành những kiểu gen trong lịch sử dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Đây chính là những thích nghi bẩm sinh . Thích nghi kiểu gen chịu tác động của 3 nhân tố chủ yếu : đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
Quần thể giao phối có kiểu gen và kiểu hình đa dạng phong phú. Chính hiện tượng đó đã giúp cho từng nhóm cá thể sinh vật thích nghi với các điều kiện sống khác nhau, giúp cho loài tồn tại.
Tóm lại, các đặc điểm thích nghi của sv là kết quả của một qt tiến hoá lâu dài, dưới tác dụng của các nhân tố biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên trong điều kiện sống k ngừng thay đổi.
 
M

meokon_buon

bài viết của bạn Hunganhdo hơi khó hiểu vì bạn viết nhiều mục giống nhau, bạn có thể gộp lại cho các bạn dễ đọc mà,thaks
 
Last edited by a moderator:
H

huy8687

nên chia bảng hoặc chương mục tổng hợp vào 1 or nhiều REP mỗi REP một chương ...
bạn làm thế này khó theo dõi ném ... vs để màu đỏ đậm vs đen đạm cho dễ nhìn
 
Top Bottom