[Sinh 12] - Thảo luận bài tập di truyền học quần thể.

S

spring_bud1935

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:):):):)Khi dạo quanh 1 vòng diễn đàn và đọc các bài viết về chương Di truyền học quần thể, mình có bắt gặp một bài được các bạn hỏi nhiều lần:

Trong 1 quần thể bướm gồm 900 con, tần số alen p quy định tính trạng tác động nhanh của enzim là 0.6 và tần số alen q quy định tính trạng tác động chậm của enzim là 0.4. 90 con bướm từ quần thể khác di cư vào quần thể này và bướm di cư này có tần số alen quy định tính trạng tác động chậm của enzim là 0.8 TÍnh tần số alen của quần thể mới

Khi đọc bài giải, mình không hiểu cách giải! :(:(:(:( Tại sao lại có khái niệm M, và tính denta q

Theo mình, bài tập này có thể giải theo cách sau
*Quần thể ban đầu: Tổng alen = 900x2=1800

Số alen nhanh: 0.6x 1800=1080

Số alen chậm: 0.4x1800=720

*Quần thể di cư: Tổng alen = 2x90=180

Số alen nhanh: 0.2x180=36

Số alen chậm: 0.8x180=144
\RightarrowQuần thể mới:
Tần số alen nhanh = [TEX] 1080+36/1800+180[/TEX]= 0.56
Tần số alen chậm = 1-0.56=0.44

Kết quả cũng rất khác so với cách làm trước đây:(

Nhân đây mình xin đưa 1 bài tập nữa để các bạn cùng giải và giúp mình
thế hệ P của quần thể giao phối tần số tương đối của alen A của cá thể đực là 0.9, qua ngẫu phối thế hệ thứ 2 của quần thể có thành phần kiểu gen: 0.5625AA+0.375 Aa+0.0265aa.

a, Nếu không có đột biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen trong quần thể thứ nhất như thế nào?

b, Ở thé hệ thứ 10 quá trình chọn lọc tự nhiên đã loại thải tất cả các cá thể có tính trạng lặn biểu hiện ở kiểu hình, có nhận xét gì về tần số tương đối của alen A và a ở thế hệ thứ 10?

Mình rất mong được các bạn góp ý và rất vui khi được học hỏi!;);););):p:p:p:p
 
Last edited by a moderator:
K

kienthuc.

Mình xin giúp bạn ở câu hỏi này nhé!

Nhân đây mình xin đưa 1 bài tập nữa để các bạn cùng giải và giúp mình
thế hệ P của quần thể giao phối tần số tương đối của alen A của cá thể đực là 0.9, qua ngẫu phối thế hệ thứ 2 của quần thể có thành phần kiểu gen: 0.5625AA+0.375 Aa+0.0265aa.

a, Nếu không có đột biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen trong quần thể thứ nhất như thế nào?

b, Ở thé hệ thứ 10 quá trình chọn lọc tự nhiên đã loại thải tất cả các cá thể có tính trạng lặn biểu hiện ở kiểu hình, có nhận xét gì về tần số tương đối của alen A và a ở thế hệ thứ 10?

Mình rất mong được các bạn góp ý và rất vui khi được học hỏi!;);););):p:p:p:p
Ta gọi x, y lần lượt là tần số A, a của giới cái ta có:
+ Giới đực: A = 0.9 / a = 0.1
+ Giới cái: A = x / a = y
Sau khi ngẩu phối ta được:
[tex]0.9xAA(p^2) + (0.1x + 0.9y)Aa(2pq) + 0.1y(q^2) = 1[/tex]
Theo đề bài ta tính được:
A = 0.75 / a = 0.25 ( ở thế hệ thứ 2)
*** Bạn nên lưu ý 1 điều ở đây đó chính là dù đối với ngẩu phối hay tự phối và trải qua bao nhiêu thế hệ đi nữa tần số alen vẫn không thay đổi từ điều trên ta được:
[tex](1) 0.9x + \frac{0.1x+0.9y}{2}=0.75[/tex]
[tex](2)0.1y+ \frac{0.1x+0.9y}{2}=0.25[/tex]
Từ (1) và (2) => x, y.
a. Giải hệ tìm x, y bạn sẽ làm được câu này!
b. Vì đây là ngẩu phối nên tần số KG của QT sẽ được duy trì dù có ngẩu phối qua bao nhiêu thế hệ đi nữa.
=> Thành phần KG của QT của thế hệ thứ 10 sau khi bị tác động bởi chọn lọc tự nhiên là:
[tex]0.6AA(p^2)+0.4Aa(2pq)=1[/tex]
Như vậy bạn nhé!
Mến chào bạn!
 
S

spring_bud1935

@ kienthuc: Bạn có thể giải thích vì sao có sự khác nhau giữa 2 cách giải của bài 1 cho mình nghe đc không? Cảm ơn bạn.

lananh_vy_vp
Có M=90/900=0,1
-->đenta q=M(qcho-qnhận)=0,1(0,3-0,8)=-0,05
-->q quần thể mới:0,8-0,05=0,75
-->P quần thể mới:1-0,75=0,25
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom