SỰ BIỆT HÓA TẾ BÀO
Nằm trong chuyên ngành Sinh học Phát triển, sự biệt hóa tế tế bào được hiểu là quá trình mà một tế bào ít biệt hóa trở thành một loại tế bào biệt hóa nhiều hơn. Sự biệt hóa diễn ra rất nhiều lần trong suốt quá trình phát triển của sinh vật đa bào khi sinh vật đó được biến đổi từ một hợp tử đơn giản thành một hệ thống phức tạp các loại mô và tế bào. Sự biệt hóa là một quá trình phổ biến ở cơ thể trưởng thành: các tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) phân chia và tạo ra các tế bào con (daughter cell) biệt hóa toàn diện trong suốt quá trình sửa chữa mô và thay thế tế bào bình thường. Sự biệt hóa làm thay đổi rất nhiều kích thước, hình dạng, đặc tính màng, hoạt động trao đổi chất, và khả năng đáp ứng tín hiệu của tế bào. Những thay đổi này phụ thuộc chủ yếu vào các hoạt động chỉnh sửa được kiểm soát cao trong quá trình biểu hiện gen. Có một vài ngoại lệ, sự biệt hóa tế bào hầu như không hề liên quan đến một thay đổi nào trong chính trình tự DNA. Vì vậy, các tế bào khác nhau có thể có những đặc điểm lý học rất khác nhau cho dù có genome giống nhau.
Một tế bào có khả năng biệt hóa thành tất cả các loại tế bào ở cơ thể trưởng thành được coi là tế bào vạn năng (pluripotent). Các tế bào này được gọi là tế bào gốc phôi ở động vật và là tế bào mô phân sinh ở thực vật bậc cao. Một tế bào có thể biệt hóa thành tất cả các loại tế bào, gồm cả mô nhau thai, được coi là toàn năng (totipotent). Ở động vật có vú, chỉ hợp tử và thế hệ phôi bào kế tiếp là toàn năng, trong khi ở thực vật các tế bào biệt hóa có thể trở thành tế bào toàn năng bằng những kỹ thuật thí nghiệm đơn giản. Trong ngành bệnh học tế bào, mức độ biệt hóa của tế bào được sử dụng để đánh giá sự tiến triển của bệnh ung thư. “Grade” là một marker để xác định cách thức biệt hóa một tế bào trong khối u.
Nguồn:Sưu tầm