Sinh [Sinh 12] Quy luật hiện tượng di truyền

Hoàng Long.TRrC

Học sinh
Thành viên
28 Tháng bảy 2017
21
5
31
23
Đắk Nông
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỌI NGƯỜI GIÚP EM NÊN XEM LẠI CÔNG THỨC PHẦN NÀO ĐỂ HIỂU ĐƯỢC LỜI GIẢI BÀI NÀY KHÔNG Ạ ? VÌ EM ĐỌC LỜI GIẢI MÀ CHẲNG HIỂU GÌ
Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1 ; A2 ; a với tần số tương ứng là 0,5 ; 0,3 ; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen đều nằm riêng trên NST thường. Hãy xác định:

a. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.

b. Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền.

Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Biết rằng alen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen b quy định cây thấp. Tính xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con (theo lý thuyết).
giải
- Số KG trong QT: 6.3.10.10 = 1800 (kiểu gen)

- Thành phần KG quy đinh màu hoa khi QT đạt TTCB di truyền:

0,25A1A1 + 0,3A1A2 + 0,2 A1a + 0,09 A2A2 + 0,12 A2a + 0,04 aa = 1

- Thành phần KG quy định chiều cao cây ở F1 khi ngẫu phối:

(0,6.0,8) BB + (0,6.0,2 + 0,8.0,4) Bb + (0,4.0,2)bb = 1

0,48 BB + 0,44 Bb + 0,08 bb = 1

- Thành phần KG quy định chiều cao cây khi QT đạt TTCB di truyền:

p B = 0,48 + 0,44/2 = 0,7; qb = 1- 0,7 = 0,3

0,49 BB + 0,42 Bb + 0,09 bb = 1

(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm)

- Xác suất lấy được cây cao dị hợp quần thể là:

0,42/ (0,42 + 0,49) = 0,42/0,91

- Xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con khi thực hiện phép lai đó:

(0,42/0,91)2 1/4 = 0,0533.
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
23
MỌI NGƯỜI GIÚP EM NÊN XEM LẠI CÔNG THỨC PHẦN NÀO ĐỂ HIỂU ĐƯỢC LỜI GIẢI BÀI NÀY KHÔNG Ạ ? VÌ EM ĐỌC LỜI GIẢI MÀ CHẲNG HIỂU GÌ
Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1 ; A2 ; a với tần số tương ứng là 0,5 ; 0,3 ; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen đều nằm riêng trên NST thường. Hãy xác định:

a. Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể.

b. Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.

c. Thành phần kiểu gen về gen quy định chiều cao cây ở F1 khi quần thể ngẫu phối và ở trạng thái cân bằng di truyền.

Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Biết rằng alen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen b quy định cây thấp. Tính xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con (theo lý thuyết).
giải
- Số KG trong QT: 6.3.10.10 = 1800 (kiểu gen)

- Thành phần KG quy đinh màu hoa khi QT đạt TTCB di truyền:

0,25A1A1 + 0,3A1A2 + 0,2 A1a + 0,09 A2A2 + 0,12 A2a + 0,04 aa = 1

- Thành phần KG quy định chiều cao cây ở F1 khi ngẫu phối:

(0,6.0,8) BB + (0,6.0,2 + 0,8.0,4) Bb + (0,4.0,2)bb = 1

0,48 BB + 0,44 Bb + 0,08 bb = 1

- Thành phần KG quy định chiều cao cây khi QT đạt TTCB di truyền:

p B = 0,48 + 0,44/2 = 0,7; qb = 1- 0,7 = 0,3

0,49 BB + 0,42 Bb + 0,09 bb = 1

(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm)

- Xác suất lấy được cây cao dị hợp quần thể là:

0,42/ (0,42 + 0,49) = 0,42/0,91

- Xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con khi thực hiện phép lai đó:

(0,42/0,91)2 1/4 = 0,0533.
uhm... bạn có thể nói rõ là phần nào bạn chưa hiểu được không? Chứ thực sự bạn đọc cả bài này mà không hiểu một tí nào thì bạn rất rất cần học lại từ đầu về di truyền quần thể đó :v
- Số KG trong QT: 6.3.10.10 = 1800 (kiểu gen)
Đoạn này dùng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể, bạn nên lên tra lại CT phần này vì thực sự đoạn này chỉ có thuộc CT và thay số vào thôi :v
- Thành phần KG quy đinh màu hoa khi QT đạt TTCB di truyền:

0,25A1A1 + 0,3A1A2 + 0,2 A1a + 0,09 A2A2 + 0,12 A2a + 0,04 aa = 1
Đây là phần CT cấu trúc di truyền của QT khi có 3 alen: (p + q + r)^2 =[tex]p^{2}[/tex] + [tex]q^{2}[/tex] + [tex]r^{2}[/tex] + 2pq + 2qr + 2pr = 1
- Thành phần KG quy định chiều cao cây ở F1 khi ngẫu phối:

(0,6.0,8) BB + (0,6.0,2 + 0,8.0,4) Bb + (0,4.0,2)bb = 1

0,48 BB + 0,44 Bb + 0,08 bb = 1

- Thành phần KG quy định chiều cao cây khi QT đạt TTCB di truyền:

p B = 0,48 + 0,44/2 = 0,7; qb = 1- 0,7 = 0,3

0,49 BB + 0,42 Bb + 0,09 bb = 1
Để hiểu rõ phần này bạn cần đọc lại phần di truyền quần thể khi có sự chệnh lệch về tần số alen giữa 2 giới.
- Xác suất lấy được cây cao dị hợp quần thể là:

0,42/ (0,42 + 0,49) = 0,42/0,91

- Xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con khi thực hiện phép lai đó:

(0,42/0,91)2 1/4 = 0,0533.
Để đời con có cây thân thấp thì P của bạn phải là dị hợp 2 bên, tức là cả bố và mẹ phải có KG Bb --> Phép toán đầu tiên chính là xác suất để bốc được 1 cây Bb trong tổng số cây thân cao (BB và Bb)
Và phần sau thì xác suất để đời con có cây thấp = 6/13Bb <bố> * 6/13Bb <mẹ> * 1/4 (xác suất cây bb từ phép lai Bb xBb) = 0,0533.

Bạn hiểu rồi chứ? :>
 
  • Like
Reactions: Hoàng Long.TRrC
Top Bottom