[Sinh 12] Phiên Mã

H

hazamakuroo

So sánh quá trình phiên mã ở SV nhân sơ và sinh vật nhân thực ?

Giống nhau :
- ADN dạng xoắn cục bộ
- Chỉ dùng 1 mạch của mỗi gen làm khuôn mẫu
- Nguyên liệu là các rNu
- Đều có sự xúc tác của enzim ARN- polimeraza
- ARN tổng hợp theo chiều 5'- 3'
- Tổng hợp theo NTBS

Khác nhau :
- Nhân sơ :
+ mỗi loài có 1 enzim ARN - polimeraza đặc thù
+ mARN không chứa intron nên được sử dụng ngay để tổng hợp Pr
- Nhân thực :
+ có nhiều enzim ARN - polimeraza được sử dụng
+ mARN được tổng hợp xong chỉ là bản sao sơ cấp, phải qua loại bỏ intron nối các exon để trở thành ARN trưởng thành sử dụng cho tổng hợp Pr.
 
P

phumanhpro

Giống:
_Đều sử dụng enz ADN pol.
_Đều có 1 mạch dẫn (mạch tổng hợp liên tục) và 1 mạch theo sau (mạch tổng hợp đứt quãng).
_1 đơn vị sao chép đều gồm 2 chạc chữ Y.
_Các quá trình tháo xoắn, tách mạch,.. tương đối giống nhau.
Khác:
SV NS / SVNT
_Chỉ có 1 đơn vị tái bản duy nhất / Có nhiều đơn vị tái bản.
_Hệ enz ADN pol chỉ có 3 loại / Hệ enz ADN pol có đến hơn 11 loại.
_Tốc độ nhân đôi nhanh (500 Nu/s) / Tốc độ nhân đôi chậm (50Nu/s).
_Sau nhân đôi, ADN con vẫn có chiều dài bằng chiều dài ADN mẹ (Do ADN có dạng vòng) / Sau nhân đôi, ADN con có chiều dài ngắn hơn ADN mẹ (Nguyên nhân do đoạn cuối cùng của ADN mẹ có đoạn ARN mồi nhưng ko đc thay thế bằng đoạn Nu=>ADN con ngắn đi - Người ta gọi hiện tượng này là "sự cố đầu mút").
 
H

hoan1793

Giống:
_Đều sử dụng enz ADN pol.
_Đều có 1 mạch dẫn (mạch tổng hợp liên tục) và 1 mạch theo sau (mạch tổng hợp đứt quãng).
_1 đơn vị sao chép đều gồm 2 chạc chữ Y.
_Các quá trình tháo xoắn, tách mạch,.. tương đối giống nhau.
Khác:
SV NS / SVNT
_Chỉ có 1 đơn vị tái bản duy nhất / Có nhiều đơn vị tái bản.
_Hệ enz ADN pol chỉ có 3 loại / Hệ enz ADN pol có đến hơn 11 loại.
_Tốc độ nhân đôi nhanh (500 Nu/s) / Tốc độ nhân đôi chậm (50Nu/s).
_Sau nhân đôi, ADN con vẫn có chiều dài bằng chiều dài ADN mẹ (Do ADN có dạng vòng) / Sau nhân đôi, ADN con có chiều dài ngắn hơn ADN mẹ (Nguyên nhân do đoạn cuối cùng của ADN mẹ có đoạn ARN mồi nhưng ko đc thay thế bằng đoạn Nu=>ADN con ngắn đi - Người ta gọi hiện tượng này là "sự cố đầu mút").

cái này là do cắt bỏ đoạn intron thôi :)

...............................................................
 
H

hazamakuroo

Giống:
_Đều sử dụng enz ADN pol.
_Đều có 1 mạch dẫn (mạch tổng hợp liên tục) và 1 mạch theo sau (mạch tổng hợp đứt quãng).
_1 đơn vị sao chép đều gồm 2 chạc chữ Y.
_Các quá trình tháo xoắn, tách mạch,.. tương đối giống nhau.
Khác:
SV NS / SVNT
_Chỉ có 1 đơn vị tái bản duy nhất / Có nhiều đơn vị tái bản.
_Hệ enz ADN pol chỉ có 3 loại / Hệ enz ADN pol có đến hơn 11 loại.
_Tốc độ nhân đôi nhanh (500 Nu/s) / Tốc độ nhân đôi chậm (50Nu/s).
_Sau nhân đôi, ADN con vẫn có chiều dài bằng chiều dài ADN mẹ (Do ADN có dạng vòng) / Sau nhân đôi, ADN con có chiều dài ngắn hơn ADN mẹ (Nguyên nhân do đoạn cuối cùng của ADN mẹ có đoạn ARN mồi nhưng ko đc thay thế bằng đoạn Nu=>ADN con ngắn đi - Người ta gọi hiện tượng này là "sự cố đầu mút").
đây là so sánh quá trình tái bản bạn ak !
câu hỏi là So sánh quá trình phiên mã ở SV nhân sơ và sinh vật nhân thực ?
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

p/s. Thầy Quang Anh nói liên quan yếu tố xích ma và TF mình ko hiểu

Về bản chất chúng đề là protein cả ;))

- Do ARN pol muốn nhận biết được gen nào cần phiên mã thì chúng cần phải tương tác với một số loại protein đặc biệt mà ở nhân sơ các tiểu đơn vị protein này được gọi là yếu tố xích ma.

- Còn đối với nhân thực, ARN pol II không thể trực tiếp nhận ra và liên kết với promoter của gen mà cần phải qua 1 loại protein được gọi là yếu tố phiên mã-TF (Transcription factors).

Chỉ cần tham khả mức này thui, vì đề thi đh bám sát sgk mà, k có mấy cái này đâu.:D
Tất nhiên nếu muốn tìm hiểu sâu thì cách nhanh nhất là google :D hoặc tìm đọc sách của thầy Đinh Đoàn Long, hoặc Vũ Đức Lưu, Phạm Văn Lập.

@Haza: có file gì hay vậy?:D, send t với đi:D
lananhcvp@gmail.com
 
Top Bottom