[Sinh 12]-Nguyên nhân gây đột biến

S

soltt

Nguyên nhân thì có nhìu , cùng nguyên nhân với đột biến gen thui bạn ạ , bạn mở sgk lớp 12 bài "đột biến gen" là có ngay ấy muh :)
 
L

lanlan9x

Không có gì khác à ?
Mình tưởng phải khác chứ nếu nối về nguyên nhân gây đột biến gen thì chỉ là chung chung thôi còn cô muốn trả lời cụ thể thì làm thế nào?
 
T

thanhhai12a2

nguyên nhân gây đột biến thay cặp nu này bằng cặp nu khác thì có nhiều lắm
có lẽ cô bạn muốn nói đến các hoá chất gây đột biến EMS và NMU chăng :-/
 
F

FreeBird007

Đột biến thay cặp Nu này bằng cặp Nu khác là do đâu ?

Bác nào giỏi sinh giúp em với mai kt rồi mà không biết :(:(:(:(:(

Bổ túc kiến thức về đột biến thay thế cặp nucleotide:
Kiểu đột biến đơn giản nhất là thay thế một base, trong đó một cặp nucleotide trong gene được thay thế bằng một cặp nucleotide khác.
Ví dụ: A được thay thế bằng G trong sợi ADN. Sự thay thế này tạo ra sự cặp base G-T. Ở lần sao chép tiếp theo tạo ra cặp G-C trong một phân tử ADN con và cặp A-T ở phân tử ADN con kia.

Tương tự, đột biến thay thế A bằng T trên một sợi, tạo ra sự kết cặp tạm thời T-T. Kết quả sao chép tạo ra T-A trên một phân tử ADN con và A-T trên phân tử ADN con kia. Trong trường hợp hợp này, cặp base T-A là đột biến và cặp A-T không đột biến. Nếu sợi gốc ADN không đột biến có trình tự 5'-GAC-3', trên sợi đột biến có trình tự 5'-GTC-3' và sợi kia không đột biến có trình tự 5'-GAC-3'.

Cơ chế phân tử của đột biến thay thế base:
Một vài hợp chất hóa học tương tự nitrogen base bình thường của ADN, đôi khi chúng có thể gắn vào ADN thay cho base bình thường. Những chất như thế được gọi là các chất tương đương với base (base analogs). Các chất tương đương này kết cặp không như sự kết cặp của các base bình thường. Vì vậy chúng có thể gây ra đột biến do gắn vào một nucleotide không đúng trong quá trình sao chép.

Sự kết cặp nhầm có thể sinh ra ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể sinh ra khi base bị ion hóa. Tác nhân gây đột biến 5-bromouracil (5-BrU) là chất tương đương với thymine, có brome ở vị trí carbon số 5 thay cho nhóm -CH3 của thymine. Hoạt tính của nó dựa trên quá tình inolization và ionization. Ở dạng keto, 5-BrU kết cặp với adenin như trường hợp thymine. Tuy nhiên, sự có mặt của nguyên tử bromine làm thay đổi một cách có ý nghĩa sự phân bố electron ở vòng base. Vì vậy 5-BrU có thể chuyển sang dạng enol và dạng ion, và nó có thể kết cặp với guanine như trường hợp cytosine tạo ra cặp 5-BrU-G.

Trong lần nhân đôi tiếp theo G kết cặp với C, tạo cặp G-C thay cho cặp A-T. Kết quả gây ra đột biến đồng hoán. Tương tự 5-BrU cũng có thể gây ra đột biến đồng hoán A-T thay cho cặp G-C.

Một hóa chất gây đột biến khác là 2-amino-purine (2-AP), là hóa chất tương đương adenine, có thể kết cặp với thymine. Khi bị proton hóa, 2-AP có thể kết cặp nhầm với cytosine, có thể gây ra thế hệ sau đột biến đồng hoán G-C thay cho A-T do kết cặp nhầm với cytosine trong lần sao chép tiếp theo.

Sự kết cặp nhầm có thể sinh ra ngẫu nhiên, nhưng cũng có thể sinh ra khi base bị ion hóa. Tác nhân gây đột biến 5-bromouracil (5-BrU) là chất tương đương với thymine, có brome ở vị trí carbon số 5 thay cho nhóm -CH3 của thymine. Hoạt tính của nó dựa trên quá tình inolization và ionization. Ở dạng keto, 5-BrU kết cặp với adenin như trường hợp thymine. Tuy nhiên, sự có mặt của nguyên tử bromine làm thay đổi một cách có ý nghĩa sự phân bố electron ở vòng base. Vì vậy 5-BrU có thể chuyển sang dạng enol và dạng ion, và nó có thể kết cặp với guanine như trường hợp cytosine tạo ra cặp 5-BrU-G.

Trong lần nhân đôi tiếp theo G kết cặp với C, tạo cặp G-C thay cho cặp A-T. Kết quả gây ra đột biến đồng hoán. Tương tự 5-BrU cũng có thể gây ra đột biến đồng hoán A-T thay cho cặp G-C.

Một hóa chất gây đột biến khác là 2-amino-purine (2-AP), là hóa chất tương đương adenine, có thể kết cặp với thymine. Khi bị proton hóa, 2-AP có thể kết cặp nhầm với cytosine, có thể gây ra thế hệ sau đột biến đồng hoán G-C thay cho A-T do kết cặp nhầm với cytosine trong lần sao chép tiếp theo.
 
Top Bottom