[sinh 12]Một số dạng mới và hay

L

love_sky

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Ở ruồi giấm A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là:
A.56.25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng.
B.50% mắt đỏ: 50% mắt trắng.
C.75% mắt đỏ: 25% mắt trắng.
D.62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.
2/ Một loài thực vật gen A qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A,a và B,b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn đỏ, 21% hạt tròn trắng, 12% hạt dài đỏ, 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A,a,B,b trong quần thể lần lượt là:
A.0,5;0,5;0,6;0,4.
B.0,7;0,3;0,6;0,4.
C.0,6;0,4;0,5;0,5.
D.0,5;0,5;0,7;0,3.
3/Ở 1 loài thực vật, 2 cặp gen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen đều như nhau , tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F1. Cho F1 giao phấn, được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Qúa trình phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là:
A.38% B.54% C.42% D.19%
4/Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX (2n=24), châu chấu đực có cặp NST giới tính XO (2n=23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp ko xảy ra đột biến và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
[tex]A.2^{12}[/tex] loại.
[tex]B.2^{11}[/tex] loại.
[tex]C.2^{11}[/tex]+1 loại.
[tex]D.2^{12} [/tex]+1 loại
5/ Trong một quần thể giao phối tự do xét 1 gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; 1 gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A.87,36% B.81,25% C.31,36% D.56,25%
6/Ở một loài thú gen A qui định lông đen là trội hoàn toàn so với gen a qui định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST XY. Phép lai thuận giữa con cái đen thuần chủng với con đực trắng được F1, cho F1 tạp giao, thu được ở F2 có tỉ lệ 3 đen:1 trắng trong đó con trắng toàn là con đực. Phép lai nghịch sẽ cho kết quả:
A.3 trắng:1 đen (toàn con đực)
B.3 đen:1 trắng (toàn con cái).
C.1 cái đen:1 cái trắng:1 đực đen:1 đực trắng.
D.3 đen:1 trắng (toàn con đực)
7/ Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi ADN ban đầu đã nhân đôi:
A.5 lần B.3 lần C.4 lần D.6 lần
8/ Ở người gen H qui định máu đông bình thường, h qui định máu khó đông nằm trên NST giới tính X. Một gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai máu khó đông và có hội chứng Claiphento. Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
B.Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
C.Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D.Mẹ XhXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
Mấy câu này mình trích trong 1 đề thi thử khá khó. Các bạn giải giúp mình nhé, thanks nhiều :)
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

1/Ở ruồi giấm A qui định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là:
A.56.25% mắt đỏ: 43,75% mắt trắng. B.50% mắt đỏ: 50% mắt trắng.
C.75% mắt đỏ: 25% mắt trắng. D.62,5% mắt đỏ: 37,5% mắt trắng.
2/ Một loài thực vật gen A qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A,a và B,b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn đỏ, 21% hạt tròn trắng, 12% hạt dài đỏ, 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A,a,B,b trong quần thể lần lượt là:
A.0,5;0,5;0,6;0,4. B.0,7;0,3;0,6;0,4.
C.0,6;0,4;0,5;0,5. D.0,5;0,5;0,7;0,3.
3/Ở 1 loài thực vật, 2 cặp gen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen đều như nhau , tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F1. Cho F1 giao phấn, được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Qúa trình phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là:
A.38% B.54% C.42% D.19%
4/Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX (2n=24), châu chấu đực có cặp NST giới tính XO (2n=23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp ko xảy ra đột biến và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
[tex]A.2^{12}[/tex] loại. [tex]B.2^{11}[/tex] loại. [tex]C.2^{11}[/tex]+1 loại. [tex][/B][/COLOR]D.2^{12} [/tex]+1 loại
5/ Trong một quần thể giao phối tự do xét 1 gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2; 1 gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:
A.87,36% B.81,25% C.31,36% D.56,25%
6/Ở một loài thú gen A qui định lông đen là trội hoàn toàn so với gen a qui định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST XY. Phép lai thuận giữa con cái đen thuần chủng với con đực trắng được F1, cho F1 tạp giao, thu được ở F2 có tỉ lệ 3 đen:1 trắng trong đó con trắng toàn là con đực. Phép lai nghịch sẽ cho kết quả:
A.3 trắng:1 đen (toàn con đực) B.3 đen:1 trắng (toàn con cái).
C.1 cái đen:1 cái trắng:1 đực đen:1 đực trắng. D.3 đen:1 trắng (toàn con đực)
cái này viết sđl ra.
7/ Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi ADN ban đầu đã nhân đôi:
A.5 lần B.3 lần C.4 lần D.6 lần
2.6(2^x-1)=180
8/ Ở người gen H qui định máu đông bình thường, h qui định máu khó đông nằm trên NST giới tính X. Một gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai máu khó đông và có hội chứng Claiphento. Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
B.Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
mẹ XHXh ko phân ly trg giảm phân 2 tạo GL XHXH, XhXh, G XhXh kết hợp G Y--->XhXhY
C.Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D.Mẹ XhXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
Mấy câu này mình trích trong 1 đề thi thử khá khó. Các bạn giải giúp mình nhé, thanks nhiều :)


mình làm tạm đã. mà mình góp ý chút nha. lần sau trình bày dễ nhìn chút. mình căng mắt ra đọc mà nhìn lộn dòng mấy lần đó
 
Last edited by a moderator:
L

love_sky

Hic, mình sửa lại rồi.. Bạn giải thích giùm mình câu 1,3,5 rõ hơn chút nha. Còn câu 4,6 đáp án là A với B bạn ak. Mình mún hỏi thêm cái nữa là đột biến lệch bội trong giảm phân 1 khác giảm phân 2 chỗ nào vậy bạn? Thanks.
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

câu 4 cũng đoán thôi. cơ thể bt` 2n giảm phân cho 2^n loại G
thì t đoán XO (2n=23) cho 2^11+1
để hỏi cô giáo xem sao.
còn câu 6 mình viết sdl ra thấy thế mà.( để mình suy nghĩ thêm) giờ giải thích cho bạn mấy câu kia trc nha
1/ giới cái : (0,5XA, 0,5 Xa) x (0,25 XA. 0,25Xa, 0,5Y) giới đực
3/ tính bt` theo ct HVG
5/ = (AA+Aa)x(BB+Bb) (chú ý đây là QT giao phối tự do, các tỉ lệ tính theo ct nghiệm đúng chủa ĐL Hardy Weinberg)
 
T

thuhien248

2/ Một loài thực vật gen A qui định hạt tròn là trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt dài; gen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A,a và B,b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở 1 quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn đỏ, 21% hạt tròn trắng, 12% hạt dài đỏ, 4% hạt dài trắng. Tần số tương đối của các alen A,a,B,b trong quần thể lần lượt là:
A.0,5;0,5;0,6;0,4.
B.0,7;0,3;0,6;0,4.
C.0,6;0,4;0,5;0,5.
D.0,5;0,5;0,7;0,3

6/Ở một loài thú gen A qui định lông đen là trội hoàn toàn so với gen a qui định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp NST XY. Phép lai thuận giữa con cái đen thuần chủng với con đực trắng được F1, cho F1 tạp giao, thu được ở F2 có tỉ lệ 3 đen:1 trắng trong đó con trắng toàn là con đực. Phép lai nghịch sẽ cho kết quả:
A.3 trắng:1 đen (toàn con đực)
B.3 đen:1 trắng (toàn con cái).
C.1 cái đen:1 cái trắng:1 đực đen:1 đực trắng.
D.3 đen:1 trắng (toàn con đực)
Do đây là gen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST XY nên khi viết sdl cần để ý có cả alen trên Y
phép lai nghịck :
P: XaXa x XAYA
F1: XAXa x XaYA
F2: XAXa : XAYA : XaYA : XaXa( con cái)
=> 3đen : 1 trắng và trắng chỉ có ở con cái!:D

 
L

love_sky

Câu 3 mình xác định được F1 có CT là [tex]\frac{Ab}{aB}[/tex] có tần số HVG là 40% rùi còn cái trội về cả 2 tính trạng thấy tùm lum, ko biết tính sao nữa :-SS
Câu 1 mình chưa hiểu lắm, tại sao lại ra sdl đó? Bạn giải thích giùm nha.
Thanks.
 
Last edited by a moderator:
L

lifeisgray

Câu 3 mình xác định được F1 có CT là [tex]\frac{Ab}{aB}[/tex] có tần số HVG là 40% rùi còn cái trội về cả 2 tính trạng thấy tùm lum, ko biết tính sao nữa :-SS

3/Ở 1 loài thực vật, 2 cặp gen Aa và Bb qui định 2 cặp tính trạng tương phản, giá trị thích nghi của các alen đều như nhau , tính trội là trội hoàn toàn. Khi cho các cây P thuần chủng khác nhau giao phấn thu được F1. Cho F1 giao phấn, được F2 có tỉ lệ kiểu hình lặn về cả 2 tính trạng chiếm 4%. Qúa trình phát sinh giao tử đực và cái diễn ra như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình trội về cả 2 tính trạng là:
A.38% B.54% C.42% D.19%
Đề cho dạng này bạn không cần tìm tần số hoán vị làm gì cho tốn công, trắc nghiệm mà, làm như vậy cũng phải 2 phút, còn không quen nhẩm phải kẻ bảng thì chắc cũng phải 5 phút (chưa tính thời gian đọc đề) .... tiu @.@.
aabb=0,04 = aa - aaB_
=> aaB_ = 0,25 - 0,04 = 0,21 = B_ - A_B_
=> A_B_ = 0,75 - 0,21 = 0,54

Còn làm như cách của bạn thì thế này.
đực cái có kiểu gen giống nhau và phát sinh giao tử như nhau => f=2x với x là tỉ lệ giao tử ab ở bố hoặc mẹ
=> aabb=0,04 => x=0,2 < 0,25 => giao tử hoán vị
=> kiểu gen dị hợp chéo, f=40%
=> (đực) AB = ab= 0,2; Ab = aB = 0,3
......(cái) AB = ab= 0,2; Ab = aB = 0,3
=> A_B_ = 0,2x0,2 + 2x0,2x(1-0,2) + 2x (0,3x0,3) = 2 x 0,2 x 1 - 0,2x0,2 + 2 x (0,3 x0,3) Nếu nhẩm không ra thì bạn kẻ cái bảng 5x5, ghi giao tử, tỉ lệ của đực, cái ở hàng, cột thứ nhất, nhân theo từng ô, sau đó ngồi đếm cộng lại :D.

4/Châu chấu cái có cặp NST giới tính XX (2n=24), châu chấu đực có cặp NST giới tính XO (2n=23). Khi châu chấu đực giảm phân có khả năng cho bao nhiêu loại giao tử trong trường hợp ko xảy ra đột biến và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
2^12 giao tử, 2^11 là khi đề cho giao tử không có NST giới tính có sức sống kém.
NST giới tính khi phân li có thể có 2 trường hợp X hoặc O(không có NST giới tính).

Mình mún hỏi thêm cái nữa là đột biến lệch bội trong giảm phân 1 khác giảm phân 2 chỗ nào vậy bạn? Thanks.
Bạn muốn hỏi về cơ chế phát sinh đột biến lệch bội ở giảm phân 1 và 2 hay là thể đột biến giảm phân bình thường thì thì khác nhau thế nào ??
Nếu như cơ chế phát sinh đột biến trong giảm phân tạo thể đột biến thì
Nguyên nhân: cặp NST kép không phân li ở giảm phân 1, NST kép không tách nhau ở giảm phân 2.
Kết quả: "Một thì bằng ban đầu, hai thì gấp đôi một nửa ban đầu, một và hai thì gấp đôi ban đầu". Xét cho 1 cặp NST nhé! Ở giảm phân 2 do có 2 tế bào, nên còn tùy cặp NST không phân li ở cả 2 tb hay chỉ 1 tb mà có thể có toàn giao tử đột biến hay có thêm giao tử bình thường.
Còn nếu bạn hỏi thể đột biến khi phát sinh giao tử bình thường, trong giảm phân 1 và 2 khác nhau thế nào thì mình xin chịu ^^.
 
L

love_sky

Ý mình là cơ chế phát sinh đột biến. Ví dụ như cơ thể có kiểu gen AaBbCc bị đột biến lệch bội trong quá trình phát sinh giao tử sẽ cho các giao tử ở giảm phân 1 và giảm phân 2 khác nhau như thế nào?
 
L

lifeisgray

Ý mình là cơ chế phát sinh đột biến. Ví dụ như cơ thể có kiểu gen AaBbCc bị đột biến lệch bội trong quá trình phát sinh giao tử sẽ cho các giao tử ở giảm phân 1 và giảm phân 2 khác nhau như thế nào?

:) Mình không thể nào hiểu nổi ý của bạn câu trước không khớp câu sau. Thêm nữa trong câu sau thôi, bạn nói AaBbCc bị đột biến lệch bội nhưng không cho nó lệch bội như thế nào thì sao có thể làm được ......
Có phải ý bạn muốn hỏi cơ chế phát sinh ra thể đột biến lệch bôi từ kiểu gen AaBbCc khi có rối loạn trong KS1 hay KS2 thì giao tử sẽ khác nhau như thế nào?
Vậy thì phải biết được là rối loạn phân li ở mấy NST, ở KS2 thì xảy ra ở cả 2 tế bào con hay là 1 trong 2 tế bào con, rối loạn xét ở mức cơ thể hay tế bào.

Bạn đọc một số ví dụ định hình vấn đề nhé bạn, hy vọng cái này chính là cái bạn cần, xét nhiều gen hơn cũng lấy cơ sở là 1 NST, xét từng NST từng cặp gen rồi nhân/ ghép lại.
Xét 1 tb có kiểu gen Aa nằm trên NST số 1, các loại gt sinh ra từ tế bào khi NST này
không phân li ở KS1, KS2 bình thường => Aa, O
không phân li ở KS2 của 1 trong 2 tế bào con => AA, a, O hoặc aa, A, O
không phân li ở KS2 của cả 2 tế bào con => AA, aa, O
không phân li ở cả KS1 và KS2 => AAaa, O (một số tài liệu còn thêm vào AAa, hoặc Aaa, A nhưng đó giờ làm trắc nghiệm mình chỉ gặp 2 cái kia vì nghe nói khả năng rất thấp)
Xét 1 cá thể có kiểu gen nằm trên NST số 1, các loại gt sinh ra từ cá thể khi NST này
không phân li ở KS1, KS2 bình thường => Aa, A, a, O
không phân li ở KS2 của 1 trong 2 tế bào con => AA, aa, A, a, O
không phân li ở KS2 của cả 2 tế bào con => AA, aa, A, a, O
không phân li ở cả KS1 và KS2 => AAaa, O, A, a (còn có thể có thêm AAa và Aaa theo 1 số tài liệu)
không phân li ở KS1 hoặc KS2 => Aa, AA, aa, A, a, O
không phân li ở KS1 hoặc KS2 hoặc cả 2 => AAaa, Aa, AA, aa, A, a, O (vẫn như trên còn có thể có thêm AAa và Aaa)
 
L

love_sky

Hì, nhờ bạn giải thích giùm mình cái này nha. Mình có học 1 cái là: "Gọi n là số cặp NST có cấu trúc khác nhau có trong TB sinh giao tử. Nếu giảm phân ko xảy ra trao đổi chéo thì số loại giao tử tối đa có thể xuất hiện là: [tex]2^n[/tex]."
Cho mình hỏi:
-- Cặp NST có cấu trúc khác nhau có nghĩa là sao? Có phải là cặp NST tương đồng?
-- Câu trên với câu này có liên quan với nhau ko: "Kiểu gen có n cặp gen dị hợp thì cũng cho [tex]2^n[/tex] loại giao tử". Tại sao câu trên ko có điều kiện dị hợp?
-- Nếu có trao đổi chéo ở m cặp NST tương đồng (mỗi cặp có trao đổi chéo xảy ra ở hơn 1 điểm thì công thức tính số loại giao tử là gì?
Các bạn giải thích giúp mình nha. Thanks :)
 
T

trihoa2112_yds

- Cặp NST có cấu trúc khác nhau đồng nghĩa hoàn toàn với kiểu gen dị hợp, tuy nhiên với ngôn ngữ khoa học thì phải dùng là cặp NST có cấu trúc khác nhau trong cặp tương đồng. Và nói đúng - đầy đủ câu này thì phải nói là cặp nhiễm sắc thể có cấu trúc khác nhau trong cặp tương đồng. Nghĩa là khi có cấu trúc giống nhau thì chúng là đồng hợp.
- Trao đổi chéo, nếu muốn học thật kĩ và nắm hết phần này không hề đơn giản.
+ bao gồm trao đổi chéo tại 1 điểm, 2 điểm cùng lúc, 2 điểm không cùng lúc...........Như vậy thôi là đủ rối rồi chứ đừng nói là hơn 1 điểm. Tuy nhiên thường thì chương trình của Bộ áp dụng trong thi đại học thì thoáng hơn, chủ yếu là trao đổi chéo tại 1 điểm, hoặc quá hơn là trao đổi chéo tại 2 điểm nói chung, khi đó sẽ thoáng hơn cho các bạn.
+ Nếu là trao đổi chéo tại 2 điểm thì công thức tính thành n + 2m như thường thôi, không quá phức tạp khi xét nhiều.
 
X

xingiauten

Đề cho dạng này bạn không cần tìm tần số hoán vị làm gì cho tốn công, trắc nghiệm mà, làm như vậy cũng phải 2 phút, còn không quen nhẩm phải kẻ bảng thì chắc cũng phải 5 phút (chưa tính thời gian đọc đề) .... tiu @.@.
aabb=0,04 = aa - aaB_
=> aaB_ = 0,25 - 0,04 = 0,21 = B_ - A_B_
=> A_B_ = 0,75 - 0,21 = 0,54


Cai nay co nghia la nhu the nao nhi? nhat là lấy 0.25 và o.27 ở đâu ra vậy ban? bạn giải thích giúp tôi nhé. Thank truoc nha
A quên nữa cái này là sao vậy bạn aa - aaB_; B_ - A_B_
 
L

lifeisgray

Cặp NST có cấu trúc khác nhau có nghĩa là sao? Có phải là cặp NST tương đồng?
Cấu trúc khác nhau như thế nghĩa là những NST "không tương đồng" bạn ạ, mình nhớ định nghĩa bộ NST 2n (có n cặp tương đồng) là có các NST giống nhau về cấu trúc tồn tại thành từng cặp, vậy khác cấu trúc thì không tương đồng rồi (NST giới tính thì xét vào trường hợp đặc biệt nhá bạn).

Câu trên với câu này có liên quan với nhau ko: "Kiểu gen có n cặp gen dị hợp thì cũng cho loại giao tử". Tại sao câu trên ko có điều kiện dị hợp?
Cái này thì không giống với câu trên cho lắm, câu trên xét giao tử dựa vào nguồn góc NST, câu sau xét giao tử dựa vào kiểu gen mà đã dựa vào kiểu gen thì phải biết được số cặp đồng hợp, dị hợp.

Nếu có trao đổi chéo ở m cặp NST tương đồng (mỗi cặp có trao đổi chéo xảy ra ở hơn 1 điểm thì công thức tính số loại giao tử là gì?
Trước kia thì có, bây giờ thì không bởi vì tìm ra 1 lỗi sai của nó, bạn làm thử xem sao, bộ NST 2n
(a+b+c+d =n); số loại giao tử = 2^a x 4^(b+d) x 8^c
a: số cặp bình thường không có hoán vị
b: số cặp hoán vị tại 1 điểm
c: số cặp hoán vị tại 2 điểm không cùng lúc
d: số cặp hoán vị tại 2 điểm cùng lúc
Trước khi thi HK khoảng 3 tuần thì tìm ra cái lỗi của nó, nhưng lo ôn thi, xong lại dính vào 1 vụ chuyên đề nên bữa nay mới rảnh, mình sẽ hỏi thử các giáo viên về cái này. Năm ngoái mình toàn dùng công thức này, mà không nghe ai nói sai =.=", không biết mình hiểu chưa tới hiểu chưa đúng công thức hay sao nữa.
Mọi người trên diễn đàn góp ý thêm giúp nhá!

P/S: mình kiểm tra lại rồi, do hiểu chưa đúng cái "tính theo lý thuyết" của công thức nên tưởng nó sai :D, chắc công thức trên đúng rồi :D.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom