[SINH 12] Một số câu hỏi hay

G

gauto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em thấy mấy câu này hay hay nên post lên cho mọi người xemvà trả lời. Mọi người có thể post những câu hay hay lên với nhá. Thanks. Ai thấy có ích thì thank em cái nhá.

Câu 1: Trên một đoạn ADN có 5 rơplicon (đơn vị sao chép trong quá trình nhân đôi ADN) hoạt động sao chép, trên mỗi rơpticon đều có 10 đoan Okazaki. Số đoạn ẢN mồi đã và đang hình thành là:
A_52
B_60
C_50
D_55

Câu 2: Ở 1 ruồi giấm cái có kiểu gen BV//bv, khi theo dõi 2000 TB sinh trứng trong điều kiên thí nghiệm, người ta phát hiện 360 TB có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:
A_18cM
B_9cM
C_36cM
D_3,6cM

Câu 3: Thể tứ bội phát sinh từ loài gốc lưỡng bội 2n=24 được hiểu chính xác là:
A_Cá thể đột biến mà trong một TB sinh dưỡng chứa 48 NST
B_Cá thể đột biến mà trong một TB sinh dưỡng chứa 24 cặp NST
C_Cá thể đột biến mà trong một TB sinh dưỡng chứa tổ hợp 4 bộ NST đơn bội.
D_Là kết quả của giao tử 2n+1 và giao tử 2n-1 kết hợp với nhau.

Câu 4: Lai 2 thứ quả cà chua tứ bội AAAa (quả đỏ) x Aaaa (quả đỏ), tỉ lệ của KG AAaa ở F1 là:
A_50%
B_25%
C_36%
D_12.5%

Câu 5: Đọc tên loại thể đột biến sau, ở một loài TV: Biết cơ thể bình thường có 2n=8
số NST ở cặp I: 4
số NST ở cặp II: 4
số NST ở cặp III: 5
số NST ở cặp IV: 4

Câu 6: (câu này không biết ai gặp chưa nhỉ). Để tổng hợp 1 loại prôtêin đơn giản của người nhờ VK qua sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp, người ta có 2 cách:
Cách 1: Tách gen mã hóa prôêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân TB, rồi cài đoạn gen đó vào plasmit của VK nhờ enzim ligaza.
Cách 2: Tách mARN trưởng thành của gen mã hóa prôtêin đó, sau đó dùng enzim phiên mã ngược tổng hợp lại gen (cADN), rồi cài đoạn cADN này vào plasmit nhờ enzim ligaza.
Trong thực tế, người ta chọn cách nào? Vì sao?
 
D

dinhmanh3a

Câu 1: Trên một đoạn ADN có 5 rơplicon (đơn vị sao chép trong quá trình nhân đôi ADN) hoạt động sao chép, trên mỗi rơpticon đều có 10 đoan Okazaki. Số đoạn ẢN mồi đã và đang hình thành là:
A_52
B_60
C_50
D_55

Câu 2: Ở 1 ruồi giấm cái có kiểu gen BV//bv, khi theo dõi 2000 TB sinh trứng trong điều kiên thí nghiệm, người ta phát hiện 360 TB có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:
A_18cM
B_9cM
C_36cM
D_3,6cM

Câu 3: Thể tứ bội phát sinh từ loài gốc lưỡng bội 2n=24 được hiểu chính xác là:
A_Cá thể đột biến mà trong một TB sinh dưỡng chứa 48 NST
B_Cá thể đột biến mà trong một TB sinh dưỡng chứa 24 cặp NST
C_Cá thể đột biến mà trong một TB sinh dưỡng chứa tổ hợp 4 bộ NST đơn bội.
D_Là kết quả của giao tử 2n+1 và giao tử 2n-1 kết hợp với nhau.

Câu 4: Lai 2 thứ quả cà chua tứ bội AAAa (quả đỏ) x Aaaa (quả đỏ), tỉ lệ của KG AAaa ở F1 là:
A_50%
B_25%
C_36%
D_12.5%
 
G

gauto

Câu 2 anh sai rồi. Anh suy nghĩ lại thử xem!
=========================================
 
D

dinhmanh3a

Câu 2 anh sai rồi. Anh suy nghĩ lại thử xem!
QUOTE]
anh xin lỗi nha, anh nhẩm nhầm
Câu 2: Ở 1 ruồi giấm cái có kiểu gen BV//bv, khi theo dõi 2000 TB sinh trứng trong điều kiên thí nghiệm, người ta phát hiện 360 TB có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và V là:
A_18cM
B_9cM
C_36cM
D_3,6cM
 
G

gauto

Mới đi thi khảo sát về. đề đây. mời mọi người tham khảo và post đáp án giùm. em chỉ lấy mấy câu liên quan đến phần 12 thôi.

Câu 1: a) Tại sao có những gen cấu trúc không bao giờ được phiên mã?
b) Điều hòa hoạt động của gen ở SVNT có những điểm gì khác với điều hòa hoạt động của gen ở SVNS?

Câu 2 : Cho 2 dòng ruồi giấm thuần chủng khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản giao phối với nhau được F1 toàn thân xám cánh dài. Sau đó cho F1 giao phối với nhau thu được F2 trong đó có 4,5% thân đen cánh dài. (thân xám tương phản với thân đen, cánh dài tương phản với cánh cụt).
a, Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
b, cho ruồi giấm cái thân xám cánh dài lai với ruồi giấm đực thân xám cánh dài thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 1xám cụt : 2 xám dài : 1 đen dài.
Biên luận để xác định KG của P. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen thuộc NST thường.

Mọi người vào ủng hộ em cái nào. Vắng tanh thế này nhi? Cũng có ích cho mọi người mà.
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

câu 1 a
Đó là những gen ko còn quan trọng ở nguoi nữa . Giống như các gen quy định các cơ quan thái hóa như : ruột thừa, đuôi cụt , màng mí mắt ...
Những gen quy định các tính trạng này thì sẽ ko dc hoạt động .
b/
Cái này thì xem SGK 12
2/ Cứ nhắc đến ruồi giấm thì nhớ chỉ có hoán vị gen ở con cái thôi
4,5% con den cụt = 1/2 * 9%
9% < 25% => hvi gen xảy ra con cái ới tần số 18%
F1:(cái) Ab/aB * (con) Ab/aB
Ab=aB =41%_______Ab=aB=1/2
ab=AB=9%
F2 : ...........
=> P : (cái) Ab/Ab * (đực) aB/aB
F1: Ab/aB
b/ Câu này ko hỉu nó có liên quan ji đến câu a ko?????
Nếu làm riêng
X/Đ = 3:1
D/C =3:1
=> ruồi cái và đực có kgen dị hợp
Ab/aB *Ab/aB
hoặc
Ab/aB * AB/ab
Chú ý là loại trường hợp cả 2 đều có kgen liên kết đồng : AB/ab .Vì sẽ tạo ra KH 3:1
 
G

gauto

hehe. zậy là em giải thích sai bài 2 a rùi, dù kết quả đúng. mất 2 điểm rùi bà con ơi, tự nhiên lại đi nói tần số hoán vị gen là 9%. Thảo nào thấy bọn cùng lớp làm là 18%. ;(
Còn câu 1 a em nghĩ là do cơ chế điều hòa hoạt động của gen. Ở một số mô và TB chỉ có một số gen cấu trúc tham gia phiên mã để tổng hợp các loại Prôtêin phù hợp với chức năng của TB và mô đó (tính chuyên hóa cao). Còn những gen cấu trúc còn lại thì không hoạt động phiên mã. Có đúng không?
 
G

gauto

Câu 5: Đọc tên loại thể đột biến sau, ở một loài TV: Biết cơ thể bình thường có 2n=8
số NST ở cặp I: 4
số NST ở cặp II: 4
số NST ở cặp III: 5
số NST ở cặp IV: 4

Câu 6: (câu này không biết ai gặp chưa nhỉ). Để tổng hợp 1 loại prôtêin đơn giản của người nhờ VK qua sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp, người ta có 2 cách:
Cách 1: Tách gen mã hóa prôtêin trực tiếp từ hệ gen trong nhân TB, rồi cài đoạn gen đó vào plasmit của VK nhờ enzim ligaza.
Cách 2: Tách mARN trưởng thành của gen mã hóa prôtêin đó, sau đó dùng enzim phiên mã ngược tổng hợp lại gen (cADN), rồi cài đoạn cADN này vào plasmit nhờ enzim ligaza.
Trong thực tế, người ta chọn cách nào? Vì sao?

Cuối cùng không có ai ủng hộ mình. Mình sẽ post câu trả lời 2 câu tự luận này zậy.
Câu5: Thể đột biến:Thể 5 nhiễm ở cây tứ bội (một cái tên rất hay!:D)
câu 6: Trong thực tế, người ta chọn cách số 2 vì:
- Ở người có tới 90% là gen phân mảnh vì vậy sau khi phiên mã phải thực hiên cắt bỏ các đoạn intron (là những đoạn không mã hóa axit amin), nhưng ở Vi khuẩn thì không có khả năng cắt bỏ các đoạn intron. Điều này khiên áp dụng cách 1 sẽ không cho được sản phẩm mong muốn.
- Sử dụng cách 2: mARN đã trưởng thành thì đã được cắt bỏ các đoạn intron. Vì thế khi dùng enzim phiên mã ngược ta được ngay đoan gen mã hóa cho loại Prôtêin cần thiết.



:D:D:D Ai có câu gì hay hay post lên em tham khảo với!
 
G

gauto

Có một bài tập này, em nghĩ không khó nhưng thấy kết quả không giống bạn trong lớp nên nhờ ai pro giải giùm để so sánh giùm. mà chỉ cần xác định KG P và F1, tần số hoán vị gen và tỉ lệ KH F2 là được thôi. Mà nhất là tần số hoán vị gen và tỉ lệ KH F2. Mà chỉ cần post đáp án thui cũng được. thanks bà con nhìu lắm. Nhân tiện chúc các anh chị 12 thi TN và ĐHCĐ tốt nhá.

Cho biết 3 gen trội A,B,D lần lượt quy định thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Các alen lặn tương ứng quy định thân thấp, hoa trắng, quả dài. Cho P thuần chủng giao phấn (cao, đỏ, tròn x thấp, trắng, dài) được F1 cao, hồng, tròn. Cho F1 giao phấn được F2 gồm 64 kiểu tổ hợp, trong đó 4% thấp, trắng, dài. Biết rằng các diễn biến trong giảm phân phát sinh giao tử đực và cái giống nhau. Biện luận để xác định quy luật di truyền, KG của P và thống kê tỉ lệ KH ở F2.
 
K

ken_crazy

1 bài kinh thế . Thứ nhất cho F1 dị hợp lai với nhau mà F2 dc 64 tổ hợp + diễn biến ở bố mẹ như nhau nên
64= 8*8
=> 3 kgen dị hợp mà có 8 tổ hợp => 2 gen nằm trên 1 NST còn gen còn lại nằm trên NST thường.
thấp dài trắng = 4%=2%*2% = ¼*x^2 => x=0,4>0,25
=> ko phải kiểu gen hoán vị
đây là phép lai có hoán vị gen với tần số 20%
các kgen có thể có ở F1:
Aa*BD/bd : ½ A*BD = ½*40%=20%=aBD=Abd=abd;
½ A*Bd=1/2*10%=5%= ½ A*bD=1/2 a*Bd=1/2 a*bD
Bb*AD/ad : tính tương tự ntren
Dd*AB/ab : tính tương tự ntren

=> KG :p AABD/BD * aabd/bd ( còn 2 TH kia tương tự)
Thống kê tỷ lệ kh của F2:
Em tự làm nha
 
G

gauto

Hehe, hay thật! em mới thấy câu này. Ai thử vào làm xem!
1, Một TB sinh trứng có KG AaBbđ, thực tế giảm phân bình thường cho mấy loại trứng? Viết thành phần gen của các loại trứng đó.
2, Một TB sinh tinh có KG [tex]\frac{AB}{{ab}[/tex] [tex]\frac{DE}{{de}[/tex] [tex] X^M Y [/tex] thực tế GP bình thường cho mấy loại tinh trùng? Viết thành phần gen các loại tinh trùng đó.
 
Last edited by a moderator:
K

ken_crazy

Hehe, hay thật! em mới thấy câu này. Ai thử vào làm xem!
1, Một TB sinh trứng có KG âBbđ, thực tế giảm phân bình thường cho mấy loại trứng? Viết thành phần gen của các loại trứng đó.
=> Ghi lại đề nha em . Dù sao cũng cho ra 1 loại trứng thôi.
2, Một TB sinh tinh có KG [tex]\frac{AB}{{ab}[/tex] [tex]\frac{DE}{{de}[/tex] [tex] X^M Y [/tex] thực tế GP bình thường cho mấy loại tinh trùng? Viết thành phần gen các loại tinh trùng đó.
Còn câu 2 thì 1 TB sinh tinh chỉ cho tối đa 2 loại trong 8 loại có thể dc tạo thành ( nếu xét trên số lượng lớn TB )
Còn tpkg em tự vít nha.
 
K

ken_crazy

Đổi lại là 4 lại vì có trao đổi chéo . Trao đổi chéo cũng là giảm phân bình thường :D . Đáp án của em sao ?
Sửa lại đề câu 1 nha em
 
G

gauto

đúng ùi đó. chúc mừng anh. :) câu 1 KG là AaBbDd.
Câu 2 liên kết hoàn toàn thì cho 2 loại trong số 8 loại tinh trùng
hoán vị gen ở 1 trong 2 cặp NST thường, cho 4 loại trong 16 loại.
hoán vị gen ở 2 cặp NST thường, cho 4 loại trong số 32 loại.
 
G

gauto

1 bài kinh thế . Thứ nhất cho F1 dị hợp lai với nhau mà F2 dc 64 tổ hợp + diễn biến ở bố mẹ như nhau nên
64= 8*8
=> 3 kgen dị hợp mà có 8 tổ hợp => 2 gen nằm trên 1 NST còn gen còn lại nằm trên NST thường.
thấp dài trắng = 4%=2%*2% = ¼*x^2 => x=0,4>0,25
=> ko phải kiểu gen hoán vị
đây là phép lai có hoán vị gen với tần số 20%
các kgen có thể có ở F1:
Aa*BD/bd : ½ A*BD = ½*40%=20%=aBD=Abd=abd;
½ A*Bd=1/2*10%=5%= ½ A*bD=1/2 a*Bd=1/2 a*bD
Bb*AD/ad : tính tương tự ntren
Dd*AB/ab : tính tương tự ntren

=> KG :p AABD/BD * aabd/bd ( còn 2 TH kia tương tự)
Thống kê tỷ lệ kh của F2:
Em tự làm nha
Bài này anh có lí luận được vì sao không có trường hợp 3 gen nằm trên cùng 1 NST không?
 
K

ken_crazy

3 gen nếu nằng cùng 1 NST mà ko có hoán vị gen thì sẽ cho ra 2 loại giao tử thôi. ( loại)
Nếu có hoán vị gen 1 trong 3 cặp thì tạo ra 4 ; 4*4=16 ko dc
Nếu có Hvi gen 2 trong 3 cặp thì tạo ra 6 loại rồi .
còn 3 gen cùng hoán vị thì tạo ra 8 loại .Cái này tạo dc 64 tổ hợp nhưng tính toán thì là cả 1 vấn đề , do ko bít dc 3 cặp hoán vị với tần số bao nhiêu .Mà với dữ kiện đề cho thì việc tính toán dường như là ko thể .
Trên đây là những ý kiến chủ quan. Em có thể hỏi cô để rõ hơn
 
G

gauto

Em nghĩ là TH 3 gen cùng nằm trên 1 NST thì vẫn có thể cho 8 loại giao tử.( 1số TB hoán vị gen ở 1 cặp gen, một số Tb hoán vị ở 2 cặp gen) Nhưng mà thực tế vẫn lí luận được. Nhưng thui đáp án trên là đúng ùi.
 
Top Bottom