[Sinh 12] Một số câu bài tập di truyền

E

elcid

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi mọi người. Mình có mấy câu trắc nghiệm Sinh không biết cách làm, mong các bạn giúp đỡ :
Câu 1 : Ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh được F1 đồng loạt hạt vàng; F2 thu được tỉ lệ 3/4 hạt vàng và 1/4 hạt xanh. Cho F2 tự thụ phấn thu được F3. Xác suất để chọn ngẫu nhiên được một cây hạt vàng là dị hợp tử F3 là bao nhiêu ?
A. 25%
B. 66.67%
C. 62.5%
D. 40%
Câu 2 : cho một cây hoa đỏ lai với một cây hoa vàng , F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 601 cây hoa đỏ : 198 cây hoa vàng. Tiếp tục cho các cây F2 hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên. Tỉ lệ kiểu hình thu được ở thế hệ lai là :
A. 8:1
B. 5:1
C. 3:1
D. 1:2:1
Câu 3 : Cho 2 thứ thuần chủng ở một loài thực vật lai với nhau được F1. Cho F1 lai với cơ thể khác được thế hệ lai gồm 1301 cây củ trắng, tròn; 1299 cây củ trắng, dài; 305 cây củ đỏ, tròn; 298 cây củ đỏ, dài. Biết rằng hình dạng củ do 1 gen quy định. Cả 2 loại tính trạng bị chi phối bởi :
A. Quy luật tương tác gen
B. Quy luật trội hoàn toàn
C. Quy luật liên kết gen
D. Quy luật phân li độc lập
Câu 4 : Hiện tượng nhiều tính trạng luôn đi kèm với nhau có thể là kết quả của trường hợp di truyền liên kết hoàn toàn hoặc của trường hợp một gen quy định nhiều tính trạng. Để phân biệt 2 trường hợp này, người ta dựa vào
A. Kết quả của phép lai phân tích
B. Kết quả của phép lai thuận nghịch
C. hiện tượng biến dị tương quan
D. hiện tượng hoán vị gen có thể xảy ra
Mình học kém lắm, mọi người trả lời với giài thích giúp mình nhé. Xin cảm ơn trước
 
0

0932558337

Câu 1 :
P : AA x aa
F1 : 100% Aa
F1 x F1 : Aa x Aa
F2 1 AA , 2Aa , 1aa
F2 tự thụ : AA x AA -> 1 AA
Aa x Aa -> 2AA , 4Aa , 2aa
aa x aa -> 1 aa
Tỉ lệ cây hạt vàng dị hợp tử là 4/10 x 100 = 40%
Chọn D . Nếu sai mong các bạn góp ý.

Câu 2 : F1 tự thụ phấn xấp xỉ tỉ lệ 3 : 1. => P : AA x aa
F2 : 1 AA , 2Aa , 1aa

Ở F2 cho các cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên sẽ có các TH sau
(AAxAa) -> 100 % Đỏ
(AA x Aa) -> 100 % Đỏ
(Aa x Aa ) -> 3 Đỏ , 1V
=> Tỉ lệ là 5 : 1 > CHọn B

Câu 4 . Chọn C
Hiện tượng 1 gen quy định nhiều tính trạng gọi là đa hiệu của gen.
Gen đa hiệu là 1 cơ sỡ để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Moccgan nghiên cứu ruồi dấm thì thấy RUồi có gen quy định cánh cụt đồng thời quy định thêm nhiều tính trạng khác như : đốt thân ngắn , lông cứng hơn ....
=> gen đa hiệu mà bị đột biến thì nó sẽ kéo theo các tính trạng mà nó chi phối sẽ bị đột biến theo
Còn Di truyền liên kết hoàn toàn (1 tính trạng bị chi phối bởi nhìu gen) thì không
 
Last edited by a moderator:
E

elcid

Câu 1 :
P : AA x aa
F1 : 100% Aa
F1 x F1 : Aa x Aa
F2 1 AA , 2Aa , 1aa
F2 tự thụ : AA x AA -> 1 AA
Aa x Aa -> 2AA , 4Aa , 2aa
aa x aa -> 1 aa
Tỉ lệ cây hạt vàng dị hợp tử là 4/10 x 100 = 40%
Chọn D . Nếu sai mong các bạn góp ý.

Câu 2 : F1 tự thụ phấn xấp xỉ tỉ lệ 3 : 1. => P : AA x aa
F2 : 1 AA , 2Aa , 1aa

Ở F2 cho các cây hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên sẽ có các TH sau
(AAxAa) -> 100 % Đỏ
(AA x Aa) -> 100 % Đỏ
(Aa x Aa ) -> 3 Đỏ , 1V
=> Tỉ lệ là 5 : 1 > CHọn B

Câu 4 . Chọn C
Hiện tượng 1 gen quy định nhiều tính trạng gọi là đa hiệu của gen.
Gen đa hiệu là 1 cơ sỡ để giải thích hiện tượng biến dị tương quan. Moccgan nghiên cứu ruồi dấm thì thấy RUồi có gen quy định cánh cụt đồng thời quy định thêm nhiều tính trạng khác như : đốt thân ngắn , lông cứng hơn ....
=> gen đa hiệu mà bị đột biến thì nó sẽ kéo theo các tính trạng mà nó chi phối sẽ bị đột biến theo
Còn Di truyền liên kết hoàn toàn (1 tính trạng bị chi phối bởi nhìu gen) thì không
Hì , cảm ơn bạn nhiều nhak. Mình còn câu 3 và một số câu nì nữa , mong bạn giúp đỡ :
Câu 1 : ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cây thân cao, quả đỏ thuần chủng với cây thân thấp, quả vàng được F1 toàn cây thân cao, quả vàng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ 9 cây thân cao quả đỏ, 3 cây thân cao quả vàng, 3 cây thân thấp quả đỏ, 1 cây thân thấp quả vàng. Sự di truyền 2 tính trạng chiều cao thân và màu sắc quả tuân theo quy luật :
A. Phân Li độc lập
B. Hoán vị gen
C. Phân li độc lập hoặc hoán vị gen
D. Phân li độc lập và hoán vị gen
Câu 2 : Khi lai giữa mèo cái đen với mèo đực lông vàng, thu được thế hệ lai trong đó tất cả mèo cái có lông tam thể và tất cả mèo đực đều có lông màu đen. Màu lông mèo được di truyền theo quy luật
A. Tác động đồng trội giữa các len alen trên Nst thường
B. Tác động qua lại giữa các gen không alen theo kiểu cộng gộp
C. Tác động đồng trội của các gen alen trên Nst giới tính X
D. Tác động theo kiểu trội không hoàn toàn của các gen alen trên Nst X
Câu 3 : Ở gà, gen A quy định lông vằn, a không vằn, B mào to, b mào nhỏ. Gà mái lông vằn, mào to giao phối gà trống lông không vằn, mào nhỏ được F1 1 gà trống mào to, lông vằn, 1 gà trống mào nhỏ, lông vằn : 1 gà mái mào to, lông không vằn : 1 gà mái mào nhỏ, lông không vằn. Nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Gen qdinh kích thước mào nằm trên Nst giới tính X
B. Gen qdinh màu sắc lông di truyền độc lập với gen qdinh kích thước mào
C. tỉ lệ pli kích thước mào gà không đều ở 2 giới
D. Kiểu gen của gà bố mẹ đem lai là AaXBXb x aaXbY
Câu 4 : Ở người, bệnh mù màu do gen m nằm trên NST giới tính X qdinh, alen M qdinh khả năng nhìn màu bình thường. Bố mẹ nhìn màu bình thường nhưng sinh được một con trai vừa mù màu vừa mang hội chứng Claiphento. Có thể giải thích TH này là do :
A. rối loạn giảm phân I ở bố
B. rối loạn giảm phân I ở mẹ
C. rối loạn giảm phân II ở bố
D. rối loạn giảm phân II ở mẹ
 
Last edited by a moderator:
0

0932558337

Đang làm bổng dưng cấp điện . Pải đánh lại hix.
Câu 1 : Chọn A. Quy luật phân li độc lập. Theo tỉ lệ 9 ( A_B_) , 3(A_bb), 3(aaB_) 1 aabb
Câu 2 : Chọn D. Vì ta thấy P chỉ có KH đen và vàng nhưng ở F1 xuất hiện KH tam thể -> trội ko hoàn toàn
Sơ đồ lai : XAXA x XaY -> XAXa , XAY
Câu 4 : Chọn B.
Con trai bị mù màu và claiphento -> loại bố bị rối loạn. Vì bố bình thường.
Ở GP I : XMXm x2 -> XMXMXmXm -> (rối loạn) XmXm , XMXM. Khi XmXm + Y(PLBT) -> XmXmY (Mù màu và claiphento)
Câu 3: Chọn D . Vì xét sơ đồ trên thì chỉ cho 4 tổ hợp.
Trống (to,vằn) , Mái(to, ko vằn) , (trống nhỏ, vằn) , (mái nhỏ , ko vằn)
Ta đi xét tính trạng vằn hay không vằn ở Con trống
AaXBXb x aaXbY
P : (AXB , AXb , aXB , aXb ) x aY
AaXBY , AaXbY , aaXBY , aaXbY
Ta thấy ở trống có 4 KH nhưng theo đề bài chỉ có 2. (Câu này hok chak cho lắm. Vì theo mình nghĩ mỗi lần sinh được 1 trứng tỉ lệ ngang nhau. Nên KH nó có thể xuất hiện sau... Có gì mong các bạn góp ý nha !)
Chúc bạn học tốt !
 
E

elcid

Đang làm bổng dưng cấp điện . Pải đánh lại hix.
Câu 1 : Chọn A. Quy luật phân li độc lập. Theo tỉ lệ 9 ( A_B_) , 3(A_bb), 3(aaB_) 1 aabb
Câu 2 : Chọn D. Vì ta thấy P chỉ có KH đen và vàng nhưng ở F1 xuất hiện KH tam thể -> trội ko hoàn toàn
Sơ đồ lai : XAXA x XaY -> XAXa , XAY
Câu 4 : Chọn B.
Con trai bị mù màu và claiphento -> loại bố bị rối loạn. Vì bố bình thường.
Ở GP I : XMXm x2 -> XMXMXmXm -> (rối loạn) XmXm , XMXM. Khi XmXm + Y(PLBT) -> XmXmY (Mù màu và claiphento)
Câu 3: Chọn D . Vì xét sơ đồ trên thì chỉ cho 4 tổ hợp.
Trống (to,vằn) , Mái(to, ko vằn) , (trống nhỏ, vằn) , (mái nhỏ , ko vằn)
Ta đi xét tính trạng vằn hay không vằn ở Con trống
AaXBXb x aaXbY
P : (AXB , AXb , aXB , aXb ) x aY
AaXBY , AaXbY , aaXBY , aaXbY
Ta thấy ở trống có 4 KH nhưng theo đề bài chỉ có 2. (Câu này hok chak cho lắm. Vì theo mình nghĩ mỗi lần sinh được 1 trứng tỉ lệ ngang nhau. Nên KH nó có thể xuất hiện sau... Có gì mong các bạn góp ý nha !)
Chúc bạn học tốt !
Bạn ơi, bạn giải thích giùm mình câu 1 cái nào là tính trạng trội đc không? Vì ở F1 là toàn thân cao quả vàng mà ở F2 lại 9 thân cao quả đỏ, vậy quả vàng với quả đỏ cái nào là tính trạng trội ? ( Đáp án câu này là C T.T)
Câu 2 thì mình làm giống bạn :p
Câu 4 bạn giải thích lại giúp mình đc không ? Mình hok hỉu tại sao lại là giảm phân 1 mà không là giảm phân 2 T.T
 
C

canhcutndk16a.

Bạn ơi, bạn giải thích giùm mình câu 1 cái nào là tính trạng trội đc không? Vì ở F1 là toàn thân cao quả vàng mà ở F2 lại 9 thân cao quả đỏ, vậy quả vàng với quả đỏ cái nào là tính trạng trội ? ( Đáp án câu này là C T.T)
1. để biết cái nào là trội, bạ xét riêng tỉ lệ từng tính trạng ở F2
VD: cao/ thấp =(9+3)/(3+1)=3:1 \Rightarrow cao >>thấp
 
0

0932558337

Câu 1 : Bạn thấy P t/c => F1 đồng tính 100% Thân Cao , Quả Vàng (Bạn thử lấy vd nha.!)
Cứ khi nào bạn gặp P t/c mà F1 đồng tính thì tính trạng ở F1 chính là tính trạng trội.
TỪ đây KL : A(Cao) > a(Thấp)
B(Đỏ) > b(Vàng)
Câu 4 : Bố thì chắc chắn không bị rối loạn rùi nhé !
Còn mẹ. Mình giả sữ là GP I bình thường. THì nó sẽ cho ra
XMXM . XmXm ( n kép bình thường)
- Nếu mà GP I mà rối loạn. Nó cho ra XMXm , XMXm Mà GP II Bỉnh thường thì sẽ không thể có mù màu và claiphento được.
Đến giảm phân II bị rối loạn :
Mình chỉ xét XmXm : Bị rối loạn nó sẽ cho ra
0X , XmXm . Khi giao tử XmXm + Y -> XmXmY (Mù màu và claiphentơ)
CHọn D bạn à...... Mình bị nhầm chỗ giảm phân I ( Thành nguyên phân I) >hi
Chúc bạn học tốt !!
 
Top Bottom