[sinh 12] lí thuyết khó

S

so_0

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: biến động di truyền:
C. luôn tác động độc lập với chọn lọc tự nhiên.
D. có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi ra khỏi quần thể.

câu 2: bệnh hồng cầu hình liềm:
C. phổ biến với những người sống ở vùng núi cao.
D. làm xuất hiện hàng loạt bệnh lí trong cơ thể.

câu 3: ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh đc F1 đồng loạt hạt vàng; F2 thu đc 3/4 hạt vàng 1/4 hạt xanh. cho F2 tự thụ phấn thu đc F3. 1 cây hạt vàng là dị hợp từ F3 là:
A. 0,25
D. 0,4
F3: 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa .... :| không hiểu sao lại chọn câu D, câu D là chọn 1 cây dị hợp từ những cây hạt vàng mà
các bạn giải thích dùm mình tại sao chọn, sao không chọn dùm nhé.... vì mấy câu đó mình sai
 
D

drthanhnam

câu 2: bệnh hồng cầu hình liềm:
C. phổ biến với những người sống ở vùng núi cao.
D. làm xuất hiện hàng loạt bệnh lí trong cơ thể.
Đáp án D đúng.
Ở dạng đồng hợp tử (SS) bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu nặng, hồng cầu mang HbS không có khả năng gắn oxy, Hb trong hồng cầu kết tụ lại thành dạng tinh thể gây biến dạng tế bào hồng cầu trở thành hình liềm, những hồng cầu này trở nên cứng, mất tính linh hoạt không thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu nhỏ dẫn đến tắc mạch máu, gây tổn thương các cơ quan đặc biệt là tim, phổi, thận, có thể đau xương, ảnh hưởng tới não. Người bệnh thiếu máu hồng cầu liềm dạng đồng hợp tử thường chết trước tuổi trưởng thành.
câu 3: ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh đc F1 đồng loạt hạt vàng; F2 thu đc 3/4 hạt vàng 1/4 hạt xanh. cho F2 tự thụ phấn thu đc F3. 1 cây hạt vàng là dị hợp từ F3 là:
A. 0,25
D. 0,4
F1:100%Aa
F2: 25%AA : 50% Aa : 25% aa
F3: 37,5%AA : 25% Aa : 37,5 % aa
Không hiểu ý của câu hỏi lắm, nó viết không rõ nghĩa.
 
A

alah

Câu 1 thì dĩ nhiên rồi, có thể mà, còn luôn ở câu C là từ hạn định rồi, nếu đổi từ luôncó thể giữa 2 câu thì chọn C
Câu 3 quá rõ rồi còn gì
1 cây hạt vàng là dị hợp từ F3 = xác suất chọn 1 cây dị hợp trong số những cây hạt vàng
Nhưng yên tâm là thi đại học sẽ không hỏi kiểu ngôn ngữ ấy
 
Last edited by a moderator:
S

so_0

Câu 1 thì dĩ nhiên rồi, có thể mà, còn luôn ở câu C là từ hạn định rồi, nếu đổi từ luôncó thể giữa 2 câu thì chọn C
Câu 3 quá rõ rồi còn gì
1 cây hạt vàng là dị hợp từ F3 = xác suất chọn 1 cây dị hợp trong số những cây hạt vàng
Nhưng yên tâm là thi đại học sẽ không hỏi kiểu ngôn ngữ ấy
câu 1 mình chưa hiểu tại sao có thể loại hoàn toàn 1 alen lợi ---> làm đề sao k để ý từ khóa chính vậy bạn
câu 3 bạn không thấy mình in đậm ở phần dị hợp từ F3 hả? thế mà bạn dám chắc chắn thế.
p/s: không rõ mình mới hỏi. bạn biết rõ cũng đừng làm ra vẻ quá.....
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Giải đáp một số câu hỏi

câu 1: biến động di truyền:
C. luôn tác động độc lập với chọn lọc tự nhiên.
D. có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi ra khỏi quần thể.

Biến động di truyền là một biến động đột ngột (lũ lụt, bão, núi lửa...). Khi tác động, chúng không theo một quy luật nào. Do vậy việc loại bỏ một alen có lợi hoặc có hại ra quần thể là một điều có thể xảy ra.

câu 2: bệnh hồng cầu hình liềm:
C. phổ biến với những người sống ở vùng núi cao.
D. làm xuất hiện hàng loạt bệnh lí trong cơ thể.
Hồng cầu hình liềm là bệnh do đột biến gen trội Hbs --> HBS. Cơ thể HbSHbS có thể gây chết trước tuổi trưởng thành. Còn có thể HbSHbs gây bệnh thiếu máu nhẹ. Bệnh này có ở khắp nơi, chứ ko phải phổ biến ở núi cao nhé! Với những người ở vùng núi cao, số lượng hồng cầu sẽ tăng do thường biến thôi
câu 3: ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh đc F1 đồng loạt hạt vàng; F2 thu đc 3/4 hạt vàng 1/4 hạt xanh. cho F2 tự thụ phấn thu đc F3. 1 cây hạt vàng là dị hợp từ F3 là:
A. 0,25
D. 0,4
F3: 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa ....

Ở câu hỏi là 1 cây hạt vàng dị hợp từ F3, ý là khi lấy 1 cây hạt vàng bất kì thì tỉ lệ thu được dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu nhé!
 
L

longthientoan07

^^

câu 1: biến động di truyền:
C. luôn tác động độc lập với chọn lọc tự nhiên.
D. có thể loại bỏ hoàn toàn 1 alen có lợi ra khỏi quần thể.

Biến động di truyền là một biến động đột ngột (lũ lụt, bão, núi lửa...). Khi tác động, chúng không theo một quy luật nào. Do vậy việc loại bỏ một alen có lợi hoặc có hại ra quần thể là một điều có thể xảy ra.

câu 2: bệnh hồng cầu hình liềm:
C. phổ biến với những người sống ở vùng núi cao.
D. làm xuất hiện hàng loạt bệnh lí trong cơ thể.
Hồng cầu hình liềm là bệnh do đột biến gen trội Hbs --> HBS. Cơ thể HbSHbS có thể gây chết trước tuổi trưởng thành. Còn có thể HbSHbs gây bệnh thiếu máu nhẹ. Bệnh này có ở khắp nơi, chứ ko phải phổ biến ở núi cao nhé! Với những người ở vùng núi cao, số lượng hồng cầu sẽ tăng do thường biến thôi
câu 3: ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh đc F1 đồng loạt hạt vàng; F2 thu đc 3/4 hạt vàng 1/4 hạt xanh. cho F2 tự thụ phấn thu đc F3. 1 cây hạt vàng là dị hợp từ F3 là:
A. 0,25
D. 0,4
F3: 0,375AA: 0,25Aa: 0,375aa ....

Ở câu hỏi là 1 cây hạt vàng dị hợp từ F3, ý là khi lấy 1 cây hạt vàng bất kì thì tỉ lệ thu được dị hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu nhé!
cô ơi sao kí hiệu gen HbS lạ vậy? em thấy không giống như Aa gì cả? cô giải thíh giúp em
 
H

hardyboywwe

à, cho e hỏi cái này nữa. bệnh hồng cầu hình liềm vs bệnh thiếu máu hồng cầu khác nhau phải hem a?


Thực ra thì bệnh hồng cầu hình liềm cũng là thiếu máu hồng cầu em nhé!Do bị đột biến gen nên hồng cầu hình liềm sẽ chứa những hemoglobin bất thường,không thể di chuyển trong mạch máu một cách dễ dàng như hồng cầu bình thường có hình dĩa được.Và đặc biết,những loại tế bào hồng cầu hình liềm thường không sống lâu \Rightarrow Những người này có số lượng hồng cầu ít hơn bình thường \Rightarrow thiếu máu.
 
D

drthanhnam

Phần di truyền y học ngày còn ở đại học anh đã được nghiên cứu kỹ ^^
à, cho e hỏi cái này nữa. bệnh hồng cầu hình liềm vs bệnh thiếu máu hồng cầu khác nhau phải hem a?
Anh xin giải thích đơn giản như sau.
Hồng cầu là một tế bào không nhân có khả năng vận chuyển oxy và CO2 nuôi dưỡng và thải trừ khỏi cơ thể. Cấu tạo hồng cầu chủ yếu là hemoglobin gồm hai phần: Nhân Hem và Globin. Bản chất là các protein.
Kí hiệu HbA, HbF, HbS,... xuất phát từ chữ hemoglobin + Chữ cái A, C, E, F,...
Khi trong giai đoạn bào thai, máu của đứa trẻ chủ yếu là HbF, loại này có ái lực rất mạnh với oxy nhằm lấy oxy từ máu người mẹ qua nhau thai ^^ ( kiểu khuếch tán ấy)
Khi đứa trẻ ra đời HbF có ái lực quá cao với O2 không phù hợp nữa vì lúc này đứa trẻ phải tự hô hấp, vì vậy máu tan hết và thay bằng HbA ( có nhiều loại HbA chủ yếu là HbA1 ^^). Do vậy trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sinh lý do tan máu phải chiếu tia hồng ngoại ^^
HbA là loại hemoglobin phù hợp với chức năng của hồng cầu nhất, vì vậy nếu vì một nguyên nhân nào đó HbA bị đột biến thì hồng cầu sẽ không thể thực hiện tốt chức năng trao đổi chất=> Thiếu máu.
Một số loại đột biến của hemoglobin:
-Hồng cầu liềm ( HbS ): Nếu ở thể đồng hợp tử HbS/HbS gây thiếu máu rất nặng, thường chết. Nguyên nhân do hồng cầu bình thường có hình đĩa lõm dễ dàng di chuyển trong các lòng mạch và diện tích tiếp xúc lớn => dễ trao đổi. Hồng cầu liềm khó di chuyển ở các mạch nhỏ=> dễ vỡ.
-Hồng cầu bia ( HbC ): Không nặng bằng hồng cầu liềm.
-Hồng cầu nhỏ: HbE
Các bệnh trên có thể kết hợp với 1 thể cũng rất nặng là Thalasemia ( Thiếu máu địa trung hải) gây bệnh cảnh cực kỳ nghiêm trọng.
Ngàoi ra còn có hiện tượng những người ở vùng núi cao tăng sinh hồng cầu. Nguyên nhân là do Nồng độ oxy loãng nên tuỷ xương tăng sinh tạo các hồng cầu để tăng cường khả năng trao đổi khí.
Thân!
 
Top Bottom