[ Sinh 12 ] - Giúp mình BT về tính Nu với

D

duc.thinh129

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Gen dài: 0.374 micromet. Tính số Nu của mỗi loại trong các trường hợp sau:
a. Tổng của 2 loại Nu là 90% ( A > G )
b. Gen có tỉ lệ A/G = 7/3

2. Một gen có A = 200 chiếm tỉ lệ 10% số nu của gen. Khi gen này tái bản 3 lần thì đã cần môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit các loại là :
A. N ( nội bào ) = 12000
B. N ( nội bào ) = 13000
C. N ( nội bào ) =14000
D. N ( nội bào ) =9000

3. Nếu một mạch đơn của gen đc cấu trúc bởi cả 4 loại Nu A,T,G,X thì số kiểu bộ ba khác nhau về trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử có thể đạt tối đa là :
A. 16
B. 32
C. 64
D. một số lượng rất lớn

4. Trên 1 mạch gen có A = 150, T = 120. Gen nói trên có X = 20% tỗng số nu. Số liên kết hifro của gen ?

5. Một gen nhân đôi, đã sử dụng của môi trường 42 300nu. Các gen con được tạo ra chứa 45 120 nu. Số lần nhân đôi của gen bằng ?

6. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa [TEX]N^15[/TEX] phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang những môi trường có [TEX]N^14[/TEX] thì mỗi Tb vi khuẩn này nhân đôi 5 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14 ( ĐH - 2009 ):
A. 32
B. 30
C. 16
D. 8


Mấy bạn giải và GIẢI THÍCH dùm mình với nha. Mình là dân ban D nên Sinh tệ lắm ... có gì mấy bạn giúp vs giải thích kĩ dùm mình .. Thanks trước nha :)
 
Last edited by a moderator:
C

camnhungle19

1. Gen dài: 0.374 micromet. Tính số Nu của mỗi loại trong các trường hợp sau:
a. Tổng của 2 loại Nu là 90% ( A > G )
b. Gen có tỉ lệ A/G = 7/3

từ L --> N=[TEX]\frac{2.L}{3,4}[/TEX]= [TEX]\frac{2.3740}{3,4} = 2200[/TEX]
a, 2A+2G = 2200
A+T= 2A =2200 .90% = 1980
từ đó suy ra: A= T = 990
G=X= 110
b, 2A+2G = 2200
3A=7G
\Rightarrow A=T = 770
G=X= 330
2. Một gen có A = 200 chiếm tỉ lệ 10% số nu của gen. Khi gen này tái bản 3 lần thì đã cần môi trường nội bào cung cấp tổng số nucleotit các loại là :
A. N ( nội bào ) = 12000
B. N ( nội bào ) = 13000
C. N ( nội bào ) =14000
D. N ( nội bào ) =9000

A=200 \Rightarrow [TEX]N= \frac{200}{10%} = 2000[/TEX]
\Rightarrow [TEX]N_{nb} = N.(2^3 -1) = 14000[/TEX]

Chọn: C

3. Nếu một mạch đơn của gen đc cấu trúc bởi cả 4 loại Nu A,T,G,X thì số kiểu bộ ba khác nhau về trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử có thể đạt tối đa là :
A. 16
B. 32
C. 64
D. một số lượng rất lớn

mỗi bộ 3 có 3 nu \Rightarrow số bộ ba tối đa là [tex] 4^3 = 64[/tex]
chọn:C

4. Trên 1 mạch gen có A = 150, T = 120. Gen nói trên có X = 20% tỗng số nu. Số liên kết hifro của gen ?
[TEX] A_1 + T_1 = A= T = 270 [/TEX]
[TEX]%X = 20% --> \frac{%X}{%A} = \frac{X}{A} = \frac{2}{3} --> X=G = 180 [/TEX]
Số H= 2A+3G = 1080

5. Một gen nhân đôi, đã sử dụng của môi trường 42 300nu. Các gen con được tạo ra chứa 45 120 nu. Số lần nhân đôi của gen bằng ?
số lần nhân đôi là x
Số nu của gen là: N= 45120 - 42300= 2820
[TEX] 2^x -1 = \frac{42300}{2820} --> x= 4 [/TEX]

6. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa [TEX]N^15[/TEX] phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang những môi trường có [TEX]N^14[/TEX] thì mỗi Tb vi khuẩn này nhân đôi 5 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14 ( ĐH - 2009 ):
A. 32
B. 30
C. 16
D. 8

Sau 5 lần nhân đôi sẽ có [tex] 2^5[/tex] gen được tạo ra
Trong đó sẽ có 2 phân tử mang gen cũ còn lại là các phân tử chỉ chứa [tex] N^{14}[/tex]
[TEX]2^5 -2 = 30[/TEX]

chọn: B
 
D

duc.thinh129

Trích:
6. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang những môi trường có N^14 thì mỗi Tb vi khuẩn này nhân đôi 5 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14 ( ĐH - 2009 ):
A. 32
B. 30
C. 16
D. 8
Sau 5 lần nhân đôi sẽ có 2^5 gen được tạo ra
Trong đó sẽ có 2 phân tử mang gen cũ còn lại là các phân tử chỉ chứa N^{14}
2^5 -2 = 30

chọn: B

Bạn ơi mình k hiểu tại sao chỉ có 2 phân tử mang gen cũ còn lại là phân tử chỉ chứa N^{14}. Bạn giải thích dùm mình ý này đc không ?


rích:
4. Trên 1 mạch gen có A = 150, T = 120. Gen nói trên có X = 20% tỗng số nu. Số liên kết hifro của gen ?
A_1 + T_1 = A= T = 270
%X = 20% --> \frac{%X}{%A} = \frac{X}{A} = \frac{2}{3} --> X=G = 180
Số H= 2A+3G = 1080

còn ở bài này mình chưa hiểu lắm tại sao có tỉ lệ %X/%T = X/T = 2/3. Có phải % A = 50% - 20% = 30% sau đó thế lập tỉ lệ thì cho ra vậy đúng không ?

Bạn giải thích dùm mình với nha.
 
C

canhcutndk16a.

Trích:
6. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N^15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn này sang những môi trường có N^14 thì mỗi Tb vi khuẩn này nhân đôi 5 lần sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N^14 ( ĐH - 2009 ):
A. 32
B. 30
C. 16
D. 8
Sau 5 lần nhân đôi sẽ có 2^5 gen được tạo ra
Trong đó sẽ có 2 phân tử mang gen cũ còn lại là các phân tử chỉ chứa N^{14}
2^5 -2 = 30

chọn: B

Bạn ơi mình k hiểu tại sao chỉ có 2 phân tử mang gen cũ còn lại là phân tử chỉ chứa N^{14}. Bạn giải thích dùm mình ý này đc không ?
@@ thì trong phân tử đấy, mỗi phân tử giữ lại 1 mạch của gen mẹ ban đầu, mạch còn lại là 1 mạch mới vừa được tổng hợp

rích:
4. Trên 1 mạch gen có A = 150, T = 120. Gen nói trên có X = 20% tỗng số nu. Số liên kết hifro của gen ?
A_1 + T_1 = A= T = 270
%X = 20% --> \frac{%X}{%A} = \frac{X}{A} = \frac{2}{3} --> X=G = 180
Số H= 2A+3G = 1080

còn ở bài này mình chưa hiểu lắm tại sao có tỉ lệ %X/%T = X/T = 2/3. Có phải % A = 50% - 20% = 30% sau đó thế lập tỉ lệ thì cho ra vậy đúng không ?

đúng :D

----------------------------------------------------------------------
 
D

duc.thinh129

Thanks bạn ... mình còn mấy bài này chưa làm ra kết quả, làm đc phân nửa là đúng rồi, bạn giúp mình mấy bài này vs nha :D

1. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinu mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5

Bài này mình giải ra tới khúc kia là [TEX]2^n[/TEX]=15. mà nếu vậy ra kết quả lẻ ==> mình không biết mình sai ở chỗ nào nữa :(


2. Một gen có 900 cặp nu và có tỉ lệ các loại nu bằng nhau. Số liên kết H của gen là:
A. 1798
B. 2250
C. 1125
D. 3060

Bài này mình giải vậy đúng không bạn xem dùm mình nha
A=T =X = G = 900/4 = 225
==> H = 2A + 3G = 1125 ==> chọn C.

3. Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch 1 của gen có A +T = 600 nu. Số nu mỗi loại của gen là:
A. A =T = 300, G =X = 1200
B. A= T = 1200, G =X = 300
C. A= T = 900, G =X = 600
D. A =T = 600, G = X = 900

Bài này thì mình không biết đổi từ nm ra sao hết. Bài này thì mình cũng pó tay luôn :(. Bạn xem dùm mình mấy bài này nha :D
 
C

camnhungle19

Thanks bạn ... mình còn mấy bài này chưa làm ra kết quả, làm đc phân nửa là đúng rồi, bạn giúp mình mấy bài này vs nha :D

1. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinu mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5

Bài này mình giải ra tới khúc kia là [TEX]2^n[/TEX]=15. mà nếu vậy ra kết quả lẻ ==> mình không biết mình sai ở chỗ nào nữa :(


2. Một gen có 900 cặp nu và có tỉ lệ các loại nu bằng nhau. Số liên kết H của gen là:
A. 1798
B. 2250
C. 1125
D. 3060

Bài này mình giải vậy đúng không bạn xem dùm mình nha
A=T =X = G = 900/4 = 225
==> H = 2A + 3G = 1125 ==> chọn C.

3. Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch 1 của gen có A +T = 600 nu. Số nu mỗi loại của gen là:
A. A =T = 300, G =X = 1200
B. A= T = 1200, G =X = 300
C. A= T = 900, G =X = 600
D. A =T = 600, G = X = 900

Bài này thì mình không biết đổi từ nm ra sao hết. Bài này thì mình cũng pó tay luôn :(. Bạn xem dùm mình mấy bài này nha :D

1, Giải được: [tex] 2^x = 16[/tex] mà :-?


2, Sai rồi bạn à

Phải là: [tex] A=T=G=X= \frac{900}{2} = 450 [/tex] \Rightarrow H= 450.5= 2250
Chọn: B

3, [tex]510nm= 5100\AA[/tex]
\Rightarrow N = 3000
Từ đó giải tìm được số nu mỗi loại
Chọn: D
 
D

duc.thinh129

bài 1 đó. Mình giải vậy nè :
112=8([TEX]2^n[/TEX]-1)
=> [TEX]2^n[/TEX]-1 = 15

Sai rồi ... :-ss

bài cúi. tính ra đc N = 300 xong k biết làm gì kế tiếp hết :((

Trời ơi ! Sao tui ngu Sinh quá vậy nè ((
 
C

canhcutndk16a.

Vậy có nghĩa là bạn thắc mắc bài đầu và bài cuối phải không :-?
Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinu mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN là:
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Mỗi ptử ADN gồm 2 mạch polinu
Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch polinu mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào
\Rightarrow Trong 8 ptử ADN sẽ có [TEX]112+2.8=128[/TEX] mạch polinu( bao gồm cả mạhc mới và mạch của ADN mẹ ban đầu)
\Rightarrow[TEX]8.2.2^x=8.2+112=128[/TEX]\Rightarrow[TEX]2^x=8[/TEX]\Rightarrow[TEX]x=3[/TEX]
\RightarrowB

Bài cuối:
. Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch 1 của gen có A +T = 600 nu. Số nu mỗi loại của gen là:
A. A =T = 300, G =X = 1200
B. A= T = 1200, G =X = 300
C. A= T = 900, G =X = 600
D. A =T = 600, G = X = 900
[TEX]N=3000[/TEX]

Theo NTBS thì [TEX]A=T[/TEX] , mà [TEX]A+T=600[/TEX]\Rightarrow[TEX]A=T=300[/TEX]

\Rightarrow[TEX]G=X=\frac{3000}{2}-300=1200[/TEX]
\RightarrowA
 
D

duc.thinh129

Yeah. Vậy là phần BT Nu mình hiểu rồi. Mình còn trắc nghiệm về lí thuyết chưa hiểu lắm ( do mình mất căn bản sinh ) nên giờ có mấy câu bt mà cũng không làm đc. Mấy bạn giúp mình mấy câu này vs nha:

1. Axit nucleotit gồm có các loại:
A. ADN và ARN
B. ADN và NST
C. ADN, ARN và Protein
D. A,T,G,X

2. Nguyên tố hh nào sau đây không tham gia cấu tạo axit nucleotit:
A. C
B. N
C. S
D. P

3. Gen cấu trúc không chứa vùng nào sau đây:
A. Vùng điều hoà
B. Vùng mã hóa
C. Vùng kết thúc
D. Vùng biến đổi

4. Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh:
A. Nấm men
B. E.coli
C. Vi khuẩn lam
D. Xạ khuẩn

5. Qúa trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
1. bổ sung
2. bán bảo toàn
3. khuôn mẫu
4. đa phân
5. nửa gián đoạn
phương án đúng là:
A. 1,2,3,5
B. 1,2,4,5
C. 1,3,4,5
D. 2,3,4,5

6. Thông tin DT đạt tương đối ổn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thể nhờ:
A. quá trình phiên mã ADN
B. cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều NST qua nguyên phân
C. kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
D. quá trình dịch mã

7. Nguyên phân tạo thành các đoạn okazaki là:
1. tính chất cấu tạo của 2 mạch đơn // ngược chiều nhau của ADN
2. hoạt động sao chép của emzim ADN polimeraza
3. ADN sao chép theo kiểu nửa phân đoạn
4. sự có mặt của enzim ligaza
câu trả lời đúng là:
A. 1,3
B. 1,2
C. 3,4
D. 2,4

8. Nguyên tắc bổ sung đc thể hiện trong cơ chế dịch mã giống như phiên mã, nhân đôi ADN hay cơ chế nào khác ??

9. Trong mạch polipeptit, các a.a nối với nhau = liên kết:
A. hidro
B. photphodieste
C. peptit
D. cả B và C

10. Hai cơ chế diễn ra theo nguyên tắc giống nhau:
A. tự sao và phiên mã
B. phiên mã và dịch mã
C. tự sao và dịch mã
D. không có

11. Phân tử đường có mặt trong cấu trúc của phân tử Arn là:
A. glucozo
B. deociribozo
C. fructozo
D. ribozo

12. Trong quá trình PM của 1 gen:
A. chỉ có thể có 1 mARN đc tổng hợp từ gen đó trong ck tế bào
B. có thể có nhiều mARN đc tổng hợp theo nhu cầu protein của tb
C. nhiều tARN đc tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giãi mã
D. nhiều rARN đc tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các riboxom phục vụ cho quá trình giãi mã

13. Sự giống nhau của 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. đều có sự xúc tác của ADN polimaraza
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
C. việc lắp ghép các đơn phân đc thực hiện trên cơ sở nguyên tác bổ sung
D. trong 1 ck tb có thể thực hiện nhiều lần

14. Ở vi khuẩn, a.a đầu tiên đc đưa đến riboxom trong quá trình giải mã là:
A. valin
B. Formyl metionin
C. Metionin
D. Alanin

15. Bản chất của mối quan hệ ADN - ARN - Protein là:
A. trình tự các cặp nucleotit -> trình tự các ribonucleotit -> trình tự các a.a
B. trình tự các nucleotit -> trình tự các ribonucleotit -> trình tự các a.a
C. trình tự các bổ ba mã gốc -> trình tự các bộ ba mã sao -> trình tự a.a
D. trình tự các nucleotit mạc bổ sung -> trình tự các ribonucleotit -> trình tự các a.a

16. Polipeptit hoàn chỉnh đc tổng hợp ở tb nhân thực đều:
A. bắt đầu bằng a.a metionin
B. bắt đầu bằng a.a formyl metionin
C. kết thúc bằng a.a metionin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ
D. kết thúc bằng a.a metionin

17. Khi nói về dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng ? :
A. liên kết bổ sung đc hình thành từ trước liên kết peptit
B. trình tự các bộ ba trên mARN qui định trình tự các a.a trên chuỗi polipeptit
C. đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào
D. quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom

18. Số lượng a.a trong phân tử protein hoàn chỉnh bằng:
A. số lượng codon trên mARN
B. số lượng anticodon trên tARN
C. số lượng codon trên mARN trừ 2
D. số lượng codon trên mARN cộng 2

Trắc nghiệm Bt mình làm khoảng 100 câu mà có 18 câu này mình chưa giải đc :-ss. Bạn nào thương tình dân ngu Sinh chỉ mình nha :( Sắp KT rồi mà học hành kiểu này chắc chết quá .....
 
G

girlbuon10594

1. Axit nucleotit gồm có các loại:
A. ADN và ARN
B. ADN và NST
C. ADN, ARN và Protein
D. A,T,G,X

2. Nguyên tố hh nào sau đây không tham gia cấu tạo axit nucleotit:
A. C
B. N
C. S
D. P

3. Gen cấu trúc không chứa vùng nào sau đây:
A. Vùng điều hoà
B. Vùng mã hóa
C. Vùng kết thúc
D. Vùng biến đổi

4. Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh:
A. Nấm men
B. E.coli
C. Vi khuẩn lam
D. Xạ khuẩn

5. Qúa trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
1. bổ sung
2. bán bảo toàn
3. khuôn mẫu
4. đa phân
5. nửa gián đoạn
phương án đúng là:
A. 1,2,3,5
B. 1,2,4,5
C. 1,3,4,5
D. 2,3,4,5

6. Thông tin DT đạt tương đối ổn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thể nhờ:
A. quá trình phiên mã ADN
B. cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều NST qua nguyên phân
C. kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
D. quá trình dịch mã

7. Nguyên phân tạo thành các đoạn okazaki là:
1. tính chất cấu tạo của 2 mạch đơn // ngược chiều nhau của ADN
2. hoạt động sao chép của emzim ADN polimeraza
3. ADN sao chép theo kiểu nửa phân đoạn
4. sự có mặt của enzim ligaza
câu trả lời đúng là:
A. 1,3
B. 1,2
C. 3,4
D. 2,4

8. Nguyên tắc bổ sung đc thể hiện trong cơ chế dịch mã giống như phiên mã, nhân đôi ADN hay cơ chế nào khác ??
\Rightarrow
Câu nè chính là câu 10 đó;)
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở quá trình nhân đôi và phiên mã;)

9. Trong mạch polipeptit, các a.a nối với nhau = liên kết:
A. hidro
B. photphodieste
C. peptit
D. cả B và C

10. Hai cơ chế diễn ra theo nguyên tắc giống nhau:
A. tự sao và phiên mã
B. phiên mã và dịch mã
C. tự sao và dịch mã
D. không có

11. Phân tử đường có mặt trong cấu trúc của phân tử Arn là:
A. glucozo
B. deociribozo
C. fructozo
D. ribozo

12. Trong quá trình PM của 1 gen:
A. chỉ có thể có 1 mARN đc tổng hợp từ gen đó trong ck tế bào
B. có thể có nhiều mARN đc tổng hợp theo nhu cầu protein của tb
C. nhiều tARN đc tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình giãi mã
D. nhiều rARN đc tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên các riboxom phục vụ cho quá trình giãi mã

13. Sự giống nhau của 2 quá trình nhân đôi và phiên mã là:
A. đều có sự xúc tác của ADN polimaraza
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
C. việc lắp ghép các đơn phân đc thực hiện trên cơ sở nguyên tác bổ sung
D. trong 1 ck tb có thể thực hiện nhiều lần

14. Ở vi khuẩn, a.a đầu tiên đc đưa đến riboxom trong quá trình giải mã là:
A. valin
B. Formyl metionin
C. Metionin
D. Alanin

15. Bản chất của mối quan hệ ADN - ARN - Protein là:
A. trình tự các cặp nucleotit -> trình tự các ribonucleotit -> trình tự các a.a
B. trình tự các nucleotit -> trình tự các ribonucleotit -> trình tự các a.a
C. trình tự các bổ ba mã gốc -> trình tự các bộ ba mã sao -> trình tự a.a
D. trình tự các nucleotit mạc bổ sung -> trình tự các ribonucleotit -> trình tự các a.a

16. Polipeptit hoàn chỉnh đc tổng hợp ở tb nhân thực đều:
A. bắt đầu bằng a.a metionin
B. bắt đầu bằng a.a formyl metionin
C. kết thúc bằng a.a metionin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ
D. kết thúc bằng a.a metionin

17. Khi nói về dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng ? :
A. liên kết bổ sung đc hình thành từ trước liên kết peptit
B. trình tự các bộ ba trên mARN qui định trình tự các a.a trên chuỗi polipeptit
C. đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào
D. quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom

18. Số lượng a.a trong phân tử protein hoàn chỉnh bằng:
A. số lượng codon trên mARN
B. số lượng anticodon trên tARN
C. số lượng codon trên mARN trừ 2
D. số lượng codon trên mARN cộng 2
 
K

khackhiempk

Chỉnh sửa lại một số câu nè:
4. Gen của loài sinh vật nào sau đây có cấu trúc phân mảnh:
A. Nấm men
B. E.coli
C. Vi khuẩn lam
D. Xạ khuẩn
vì nó là SV nhân thực, các con còn lại là nhân sơ
6. Thông tin DT đạt tương đối ổn định qua các thế hệ tế bào trong cơ thể nhờ:
A. quá trình phiên mã ADN
B. cơ chế tự sao của ADN cùng với sự phân li đồng đều NST qua nguyên phân
C. kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
D. quá trình dịch mã
chọn C là sai lè lưỡi ra, giảm phân, thụ tinh đảm bảo sự ổn định của TTDT qua các thế hệ cơ thể
14. Ở vi khuẩn, a.a đầu tiên đc đưa đến riboxom trong quá trình giải mã là:
A. valin
B. Formyl metionin
C. Metionin
D. Alanin
VK là sinh vật nhân sơ, aa mở đầu là formyl Metionin. (SGK)
17. Khi nói về dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng ? :
A. liên kết bổ sung đc hình thành từ trước liên kết peptit
B. trình tự các bộ ba trên mARN qui định trình tự các a.a trên chuỗi polipeptit
C. đây là quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào
D. quá trình này diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và có sự tham gia của riboxom
đây là những câu mà theo tôi là đáp án của Girlbuon10594 không hợp lí, mong mọi người cho ý kiến
 
Top Bottom