[Sinh 12] Đột biến xảy ra ở lần phân bào thứ mấy?!! Mọi ngưòi giải thích hộ nha!

H

huynhhang93

Last edited by a moderator:
T

thanhdat93

Bố không mù màu, mẹ mù màu. Sinh con mắc hội chứng Claiphentơ và bị mù màu. Đột biến xảy ra trong giảm phân lần mấy? Bố hay mẹ truyền?
Mù màu là gen nằm trên nst [TEX]X[/TEX]. Quy ước [TEX]a[/TEX] là gen gây bệnh còn [TEX]A[/TEX] là bình thường.
Bố không bị mù màu \Rightarrow có kiểu gen [TEX]X^AY[/TEX]. Mẹ mù màu \Rightarrow có kiểu gen [TEX]X^aX^a[/TEX].
Con bị Claiphento và bị mù màu \Rightarrow kiểu gen là [TEX]X^aX^aY[/TEX]
\Rightarrow Đột biến là do mẹ truyền và thời gian đột biến là giảm phân 2
 
H

huynhhang93

Có thể giải thích rõ hơn cho mình vì sao lại xảy ra ở giảm phân 2 không?
Mình dở phần này lắm!!


Đã sửa màu chữ !
P/s : Không viết chữ màu đỏ bạn nhá !
 
Last edited by a moderator:
T

tranquyen_bmt

hình như câu này cô mình cũng cho làm rồi mà mình cũng không hiểu tại sao la giảm phân 2? giải thích cho mình với
 
A

anhvodoi94

Mù màu là gen nằm trên nst [TEX]X[/TEX]. Quy ước [TEX]a[/TEX] là gen gây bệnh còn [TEX]A[/TEX] là bình thường.
Bố không bị mù màu \Rightarrow có kiểu gen [TEX]X^AY[/TEX]. Mẹ mù màu \Rightarrow có kiểu gen [TEX]X^aX^a[/TEX].
Con bị Claiphento và bị mù màu \Rightarrow kiểu gen là [TEX]X^aX^aY[/TEX]
\Rightarrow Đột biến là do mẹ truyền và thời gian đột biến là giảm phân 2

Đúng rùi ! ^^ giỏi ghê !
Có thể giải thích rõ hơn cho mình vì sao lại xảy ra ở giảm phân 2 không?
Mình dở phần này lắm!!

hình như câu này cô mình cũng cho làm rồi mà mình cũng không hiểu tại sao la giảm phân 2? giải thích cho mình với
__________________

Hì ! theo mình thì thế này !
Trước hết theo lời giải ở trên thì :
+ Kiểu gen của bố là : [TEX]X^AY[/TEX]
+ Kiểu gen của mẹ là : [TEX]X^aX^a[/TEX]
Ta thấy ngay bệnh này do mẹ truyền cho con . Cụ thể :
- Trong giảm phân :
Ở GP I : tạo ra 2 giao tử mang bộ NST đơn bội ở trạng thái kép :
[TEX]X^aX^a[/TEX] và [TEX]X^aX^a[/TEX]
- Khi tham gia vào GP II ( xét với 1 giao tử [TEX]X^aX^a[/TEX] ) do sự không phân chia của NST giới tính trong giai đoạn này => tạo ra 2 loại giao tử : [TEX]X^aX^a[/TEX] và 0

- Trong quá trính thụ tinh trứng mang NST [TEX]X^aX^a[/TEX] của mẹ thụ tinh với tinh trùng mang NST Y của bố => [TEX]X^aX^aY[/TEX]

Không biết các bạn đã hiểu chưa!
 
A

anhvodoi94

Nhưng mình lại thấy hơi lạ ! Theo mình thì nó có thể xảy ra đột biến ở GP I nữa chứ nhỉ :
- GPI tạo ra các loại giao tử [TEX]X^aX^aX^aX^a[/TEX] và 0
- GP II giao tử chứa NST [TEX]X^aX^aX^aX^a[/TEX] phân chia tạo ra : [TEX]X^aX^a[/TEX] và [TEX]X^aX^a[/TEX]

- Trong thụ tinh giao tử mang NST [TEX]X^aX^a[/TEX] của mẹ sẽ thụ tinh với giao tử mang NST Y của bố => [TEX]X^aX^aY[/TEX]

Không biết thế nào nữa !:(
 
M

marucohamhoc

câu này theo tớ là đột biến có thể xảy ra ở giảm phân I và giảm phân II đều được
vì con bị claiphento và mù màu có KG XaXaY( hic, ko viết được cái mũ ở trên ấy nhỉ, :(( )
mà bố bình thường, mẹ bị bệnh, gen quy định bệnh mù màu thuộc NST X
= > bố có KG là XAY, mẹ có KG là XaXa
từ KG của con trai= > bố giảm phân bình thường và mẹ giảm phân ko bình thường
vì mẹ có KG đồng hợp lặn nên khi giảm phân đột biến ở giảm phân I hay II đều cho kết quả giồng nhau là XaXa
cụ thế:
+ ) nếu đột biến ở giảm phân I thì sau GPI KG mẹ là XaXaXaXa= > sau giảm phân II cho 2 giao tử ko bình thường là XaXa
+ ) nếu đột biến ở giảm phân II thì sau giảm phân I ta có XaXa= > sau giảm phân II cho giao tử ko bt là XaXa và giao tử 0
sau đó qua thụ tinh thì giao tử XaXa ko bt kết hợp vs giao tử Y bt tạo ra hợp tử có KG là XaXaY là gen bệnh
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

xem lại các giai đoạn của quá trình giảm phân thì các bạn sẽ hiểu thôi

Giảm phân 1 thực chất là nguyên phân ,nghĩa là nhân đôi số lượng NST trong tế bào sinh dục lên thành 4n ,sau đó giảm phân 2 chia 4n thành 4 giao tử ( 4 tinh trùng hoặc 1 trứng và 3 thể định hướng )
 
A

anhvodoi94

xem lại các giai đoạn của quá trình giảm phân thì các bạn sẽ hiểu thôi

Giảm phân 1 thực chất là nguyên phân ,nghĩa là nhân đôi số lượng NST trong tế bào sinh dục lên thành 4n ,sau đó giảm phân 2 chia 4n thành 4 giao tử ( 4 tinh trùng hoặc 1 trứng và 3 thể định hướng )

Thế này thì bạn nhầm to rùi hí hí !
- Ngược lại , GP I được coi là quá trình chính của việc làm giảm bộ NST của tế bào lưỡng bội ban đầu đi 1 nửa !
- GP II mới diễn biến giống nguyên phân . :D:D:D:D:D
 
M

meokon_buon

Thế này thì bạn nhầm to rùi hí hí !
- Ngược lại , GP I được coi là quá trình chính của việc làm giảm bộ NST của tế bào lưỡng bội ban đầu đi 1 nửa !
- GP II mới diễn biến giống nguyên phân . :D:D:D:D:D
hình như là k fai trong.GP học trong sách lớp 9 thì bảo là GP I có thể đc xem là NP còn GP II mới làm giảm đi một nữa bộ NST của tế bào lưỡng bội ban đầu chứ........
 
M

marucohamhoc

hic, sai roài bạn ơi, giảm phân I các NST kéo lưỡng bội trong cặp tương đồng chúng xếp thành 2 hàng mà, có cả tiếp hợp và bắt chéo nữa, làm sao giồng nguyên phân được
nhìn chung về cơ chế thì giảm phân I khác hoàn toàn so với nguyên phân, chỉ có giảm phân 2 gần giống thôi( cũng là các NST kép, sắp xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo,...)
 
C

choexinh

Thế nhưng ở giảm phân I các NST kép xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo, còn giảm phân II NST xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo(giống nguyên phân)
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

phát minh mới :D

đề nghị tranh luận tiếp xem GP1 là NP hay GP2 mới là NP nào :D

đúng là tớ nhầm ở phần GP1 và Gp2 ^^ ,thực ra cái này không phải là trọng tâm nên nhiều lúc không chú ý ,và nếu không chắc thì dễ nhầm lắm ,tớ tìm đọc lại thì thấy Gp1 thực chất mới là NP ,GP2 là giảm phân , GP1 bản chất của nó giống nguyên phân ,nhưng kết quả của nó không hoàn toàn giống nguyên phân ,mình ví dụ nhé

Ví dụ TBSDSK ( tế bào sinh dục sơ khai ) có bộ NST là AB , GP 1 sẽ cho ra 2 tế bào ,tế bào con mang bộ NST ĐƠN BỘI KÉP ,là AA và BB ( không phải là AB ) đó là điểm khác biệt giữa giảm phân 1 và nguyên phân bình thường .

GP2 là quá trình chia đôi các NST đơn bội kép đã tạo ra ở GP1 ,tế bào AA sẽ thành 2 tế bào A và A ,tế bào BB sẽ thành 2 tế bào BB .

nếu nói gp1 là nguyên phân thực tế cũng chưa hoàn toàn chính xác ^^.
 
Last edited by a moderator:
J

junior1102

^^

bn có thể giải thích rõ tại sao k?sao lại nói như vậy?????


Uhm ,thế này bạn ạ .

Thứ nhất : Nguyên phân là quá trình nhân đôi của 1 tế bào , nghĩa là 2 tế bào mới tạo ra sau nguyên phân đều có bộ NST y như tế bào mẹ .

Ví dụ ,1 tế bào có bộ NST tương đồng là A[TEX]\frac{ABDEF}{abdef}[/TEX]

Như vậy ,sau nguyên phân tế bào đó sẽ tạo thành 2 tế bào đều có bộ NST là [TEX]\frac{ABDEF}{abdef}[/TEX]

Còn giảm phân 1 : các quá trình đều giống với Nguyên phân ,tuy nhiên 2 tế bào con tạo ra lại không giống với nguyên phân .

Ví dụ : Cũng với tế bào trên có bộ NST tương đồng là [TEX]\frac{ABDEF}{abdef}[/TEX] ,thì sau giảm phân 1 sẽ tạo ra 2 tế bào có bộ NST ĐƠN BỘI KÉP ,nghĩa là chỉ có 1 NST của 1 bên ,nhưng lại ở thể kép .2 tế bào con tạo ra sau giảm phân 1 sẽ là 2 tế bào có bộ NST [TEX]\frac{ABDEF}{ABDEF}[/TEX] và [TEX]\frac{abdef}{abdef}[/TEX]

2 tế bào này sau khi tiến hành quá trình giảm phân 2 sẽ cho 4giao tử với bộ NST đơn bội như chúng ta đã biết ,tớ viết như vậy chắc bạn hiểu ^^ nếu có gì sai sót các bạn bổ sung nhé .
 
Top Bottom