Sinh [Sinh 12] Đột biến gen

robinchwan

Học sinh
Thành viên
8 Tháng chín 2014
5
2
21
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dạng đột biến nào sau đây có khả năng không làm thay đổi thành phần axit amin trong chuỗi pôlipeptit?

A. Thêm 1 cặp nuclêôtit.

B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hoá.

C. Mất 1 cặp nuclêôtit.

D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hoá.

Đáp án là D. Ai giải thích giùm mình với.
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Để hiểu được đáp án này thì bạn cần phải hiểu về bảng mã di truyền.
Như bạn đã biết thì chỉ có 20 amino acid được mã hóa nhưng lại có tới tận 64 codon mã hóa cho 20 aa này. Chính vì thế mà ngoài những codon chính mã hóa cho 1 aa thì sẽ còn những mã codon thoái hóa cùng mã hóa cho loại aa đó. Và những codon thoái hóa đó thường thay đổi nucleotide thứ 3 so với codon chính, tất cả các aa đều có ít nhất 1 mã thoái hóa ở vị trí thứ 3, một vài aa còn có tới tận 3 mã thoái hóa.
Ví dụ nhé: Amino acid Leucin có 2 codon mã hóa là UUA và UUG. Trong đó có 1 mã là mã chính (mã nào chính thì cái đó còn do tiến hóa nữa :v) và mã còn lại chỉ khác nu thứ 3 so với mã còn lại - là mã thoái hóa.
Amino acid Serin thì có tận 4 codon mã hóa là UCU, UCC, UCA và UCG. Như bạn thấy thì 4 mã này chỉ thay đổi ở nu thứ 3 thôi đúng không. Vì vậy mà khi đột biến thay thế nu ở vị trí thứ 3 trong codon thì codon đó vẫn thường mã hóa cho aa đó làm không thay đổi thành phần aa trong chuỗi pp.

* Có một điều bạn cần chú ý là nó có thể không ảnh hưởng thôi nhé, vẫn có trường hợp thay thế nu thứ 3 mà vẫn thay đổi aa đấy. Ví dụ như UUU mã hóa cho phenylalanyl, nhưng khi đột biến nu thứ 3 thành UUA thì thành aa Leucin rồi. Vì vậy ko phải đột biến nu thứ 3 nào cũng giữ nguyên cấu trúc chuỗi pp đâu nhé! :>
 
  • Like
Reactions: Ng.Klinh

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
Dạng đột biến nào sau đây có khả năng không làm thay đổi thành phần axit amin trong chuỗi pôlipeptit?

A. Thêm 1 cặp nuclêôtit.

B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ hai trong bộ ba mã hoá.

C. Mất 1 cặp nuclêôtit.

D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong bộ ba mã hoá.

Đáp án là D. Ai giải thích giùm mình với.

Để hiểu được đáp án này thì bạn cần phải hiểu về bảng mã di truyền.
Như bạn đã biết thì chỉ có 20 amino acid được mã hóa nhưng lại có tới tận 64 codon mã hóa cho 20 aa này. Chính vì thế mà ngoài những codon chính mã hóa cho 1 aa thì sẽ còn những mã codon thoái hóa cùng mã hóa cho loại aa đó. Và những codon thoái hóa đó thường thay đổi nucleotide thứ 3 so với codon chính, tất cả các aa đều có ít nhất 1 mã thoái hóa ở vị trí thứ 3, một vài aa còn có tới tận 3 mã thoái hóa.
Ví dụ nhé: Amino acid Leucin có 2 codon mã hóa là UUA và UUG. Trong đó có 1 mã là mã chính (mã nào chính thì cái đó còn do tiến hóa nữa :v) và mã còn lại chỉ khác nu thứ 3 so với mã còn lại - là mã thoái hóa.
Amino acid Serin thì có tận 4 codon mã hóa là UCU, UCC, UCA và UCG. Như bạn thấy thì 4 mã này chỉ thay đổi ở nu thứ 3 thôi đúng không. Vì vậy mà khi đột biến thay thế nu ở vị trí thứ 3 trong codon thì codon đó vẫn thường mã hóa cho aa đó làm không thay đổi thành phần aa trong chuỗi pp.

* Có một điều bạn cần chú ý là nó có thể không ảnh hưởng thôi nhé, vẫn có trường hợp thay thế nu thứ 3 mà vẫn thay đổi aa đấy. Ví dụ như UUU mã hóa cho phenylalanyl, nhưng khi đột biến nu thứ 3 thành UUA thì thành aa Leucin rồi. Vì vậy ko phải đột biến nu thứ 3 nào cũng giữ nguyên cấu trúc chuỗi pp đâu nhé! :>

Đây là cái gốc của vấn đề, em dọc đi Linh:

Mã di truyền được dịch mã nhờ anti codon của tARN bổ sung vs codon trên mARN. Sự bổ sung lỏng lẻo giữa vị trí thứ ba của codon với vị trí thứ nhất của anti codon là hiện tượng mã trôi nổi (Wobble - Một nucleotide đối mã trên tARN có thể đọc được nhiều nucleotide trên mARN không tuân theo quy luật bổ sung. Vị trí thứ nhất đầu 5' của anti codon gọi là vị trí trôi nổi). Đọc thêm tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Wobble_base_pair (Link wiki nên đừng xóa nhé mấy đứa)
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
24
Đây là cái gốc của vấn đề, em dọc đi Linh:

Mã di truyền được dịch mã nhờ anti codon của tARN bổ sung vs codon trên mARN. Sự bổ sung lỏng lẻo giữa vị trí thứ ba của codon với vị trí thứ nhất của anti codon là hiện tượng mã trôi nổi (Wobble - Một nucleotide đối mã trên tARN có thể đọc được nhiều nucleotide trên mARN không tuân theo quy luật bổ sung. Vị trí thứ nhất đầu 5' của anti codon gọi là vị trí trôi nổi). Đọc thêm tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Wobble_base_pair (Link wiki nên đừng xóa nhé mấy đứa)

Trong bài viết có nhắc tới cặp base I-U, I-A, I-A. Và em thấy phần dưới cũng nhắc đến một vài base rất lạ của tRNA như xo5U, unmodified U, xm5s2U,xm5Um,Um,xm5U. Tại sao các anticodon lại có những base này? Nó có khác gì so với các nu A, U, G, C vậy? :v
 

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
Trong bài viết có nhắc tới cặp base I-U, I-A, I-A. Và em thấy phần dưới cũng nhắc đến một vài base rất lạ của tRNA như xo5U, unmodified U, xm5s2U,xm5Um,Um,xm5U. Tại sao các anticodon lại có những base này? Nó có khác gì so với các nu A, U, G, C vậy? :v
Em đọc nhiều quá loạn đấy, đọc phần mở đàu này, Wobble hypothesis, tRNA base paring schemes. 3 phần đó là đủ rồi, còn cái I nó cũng là 1 loại base nito như A, T, G, C vậy á, mà nó LK đc vs mấy cái kia ko cần theo nguyên tắc bổ sung, còn vì sao nó LK đc là do cấu trúc hóa học của nó :v, muốn hiểu phải hiểu hiểu hóa và tìm tài liệu mà đọc nữa.

Biển học là vô bờ, mô phật
 
  • Like
Reactions: Shmily Karry's
Top Bottom