[Sinh 12] Di truyền học QT.

C

cobehamchoi_lucnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 :tần số tương đối của alen A trong quần thể 1 bằng 0,8. trong quần thể 2 bằng 0,3124. tỉ lệ số cá thể nhập cư từ quần thể 2 vào quần thể 1 là 0,2 . Sau 1 thế hệ nhập cư tần số gen A trong quần thể 1 là bao nhiêu

Bài 2:Ở mèo lông đen D trội hoàn toàn so với lông hung d. Kiểu gen dị hợp là mèo tam thể. Các gen này nằm trên NST giới tính X . Khi kiểm tra 691 con mèo thì xđ được tần số xuất hiện D là 89,3% d la 10,7% . Mèo tam thể đếm được 64 con. Hãy xđ số mèo đực và mèo cái có màu lông khác nhau .

Bài 3:Trong một quần thể ngẫu phối tỉ lệ thành phần kiểu gen của quần thể như sau : 500 AA, 400 Aa , 100 aa. Gía trị thích nghi của các kiểu gen là khác nhau. Kiểu gen Aa và AA sức sống ngang bằng nhau. aa giá trị thích nghi rất thấp chúng thường bị chết do bệnh tật trước khi sinh sản
a, Tính tần số tương đối của các alen và cho biết quần thể này đã đạt trạng thái cân bằng chưa
b,quần thể này đang bị chọn lọc tự nhiên theo hướng nào . tốc độ đào thải nhanh hay chậm . vì sao?
c, nếu tiếp tục cho giao phối tự do thì cấu trúc di truyền của quấn thể sẽ như thế nào


 
Last edited by a moderator:
A

autumns_gust

Bài 1:
Từ quần thể hai vào quần thể một, lấy "1"là của quần thể một => tần số A = (0,8x1 + 0,3124x0,2) / (1 + 0,2)

Bài 2:
Nếu không đột biến, quần thể cân bằng thì sẽ có thêm vài dữ liệu thế này: tỉ lệ đực, cái ngang nhau, cái tuân theo công thức H-V, đực thì tỉ lệ bằng tần số alen ....
Cái:
DD= 0,893^2 (đen)
Dd = 2x0,893x0,107 (tam thể)
dd=0,107^2 (hung)
Đực
D=0,893 (đen)
d=0,107 (hung)
Từ lông tam thể tìm số cá thể cái và số con mỗi loại
Từ tổng số con và số cái tìm được số đực và số đực mỗi loại
Còn trả lời câu hỏi trên thế nào thì mình chịu thua.

Bài 3 thì chịu thôi, đề cho ẩu quá :)).
 
L

lananh_vy_vp

Bài 3:
a,Tần số:

[tex]P(A)=\frac{500+200}{1000} = 0,7[/tex]

[tex]q(a)=1-0,7=0,3[/tex]

Chưa cân bằng do [tex]p^2q^2[/tex] khác [tex]\frac{2pq}{2}[/tex]

b,Đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen lặn.Tốc độ chậm do đào thải alen lặn-->ở thể dị hợp alen lặn k bị đào thải.

c,Quần thể sau:

[tex]q_1=\frac{q_o}{1+q_o} = \frac{0,3}{1+0,3} = \frac{3}{13}[/tex]

Từ đó tính ra P và suy ra cấu trúc quần thể.

@Khôi:tưởng 99 bài là dừng;))
 
C

cobehamchoi_lucnam

Bài 1:
Từ quần thể hai vào quần thể một, lấy "1"là của quần thể một => tần số A = (0,8x1 + 0,3124x0,2) / (1 + 0,2)

Bài 2:
Nếu không đột biến, quần thể cân bằng thì sẽ có thêm vài dữ liệu thế này: tỉ lệ đực, cái ngang nhau, cái tuân theo công thức H-V, đực thì tỉ lệ bằng tần số alen ....
Cái:
DD= 0,893^2 (đen)
Dd = 2x0,893x0,107 (tam thể)
dd=0,107^2 (hung)
Đực
D=0,893 (đen)
d=0,107 (hung)
Từ lông tam thể tìm số cá thể cái và số con mỗi loại
Từ tổng số con và số cái tìm được số đực và số đực mỗi loại
Còn trả lời câu hỏi trên thế nào thì mình chịu thua.

Bài 3 thì chịu thôi, đề cho ẩu quá :)).
câu 1 bạn làm như vậy thì tần số alen A trong quần thể lớn hơn 1 thì làm sao được chứ
 
A

autumns_gust

@Lan Anh: hôm nay mình rảnh nên lên này xem cái thôi, thấy có topic này 1 tuần rồi mà không ai trả lời nên thôi vào làm xem có giúp gì bạn ấy đựoc không thôi, chứ giờ càng học sinh càng thấy chán, càng làm bài tập nhiều càng thấy nó nhảm ...... nên mình ráng qua cái đợt này rồi sẽ theo luôn cái hướng "học để kiếm tiền, lấy vợ" ..... dẹp cái trò "tôi yêu sinh học" qua một bên.


@cobehamchoi_lucnam: bạn có bấm máy tính chưa nhỉ?
0,8 < 1
0,3124 < 1 => 0,3124x0,2 < 0,2
Vậy ngã nào để (0,8 + 0,3124x0,2)/(1+0,2) > 1 ????????????

ở bài 3, dạo này mình hơi khùng khùng ...... hơi chán nản về cái độ nhảm của bài tập sinh học
"thường chết" đâu có nghĩa là chết
câu a, theo điều kiện của H-V thì không có chọn lọc tự nhiên, cho dù thành phần kiểu gen có đúng công thức thì chưa chắc có người đã đồng ý với kết luận nó là quần thể cân bằng
Theo định nghĩa sách giáo khoa nâng cao trang 81, sẽ có 2 cách tính tần số alen, ở bài này sẽ ra kết quả khác nhau .
thứ nhất là "tỉ lệ giữa số alen đựoc xét đến trên tổng số alen thuộc một locut trong quần thể" ....... vậy ta sẽ có tỉ lệ a= (100x2+400)/ (1000x2)=0,3
thứ hai là "tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể" ........... vậy ta sẽ không tính 100aa vì chúng không sống đến giai đoạn sinh sản ........ nên a= (n x 1/2 x 400) / (n x 900) ........... (với n là số giao tử, khi giả sử khả năng sinh giao tử và truyền lại là như nhau) ............. khi rút gọn sẽ được đúng cái công thức ta đựơc học
=> a=2/9
ở câu b, thì muốn có điểm thì cứ việc trả lời như hệt như Lan Anh vậy , nhưng mà muốn nói nhanh chậm thì phải có so sánh lỡ như ai buồn buồn cho cấu trúc 2 dòng thuần ngẫu phối là 100AA: 900aa và aa bị đào thì chẳng biết nên trả lời thế nào.
ở câu c, sẽ có sự khác biệt rất lớn tùy theo thời điểm, nếu như cây không nảy mầm động vật chết giai đoạn phôi thì ta phải tính theo công thức H-V rồi bỏ đi kiểu hình lặn rồi quy tổng cá thể lại là 1 rồi tính tỉ lệ kiểu gen lại, nếu như là không có khả năng sinh sản thì không cần phải loại bỏ.
Còn cái kiểu "thường chết" đã là có vấn đề rồi, mà cứ cho là chết hết trước giai đoạn sinh sản thì thông thường trong một quần thể đâu phải con nào cũng sinh sản, chết theo đợt ...... nghĩa là aa cùng 1 thế hệ, con chết trước, con chết sau thì tính cách nào, nếu hiểu theo kiểu tính số cá thể ở thế hệ bứoc vào giai đoạn sinh sản thì may ra, nhưng ai mà biết đựơc cái tính chủ quan của người ra đề đến mức nào cơ chứ :D
 
Top Bottom